Vì sao làm việc quá sức gây đột tử

ThS. BS Phạm Xuân Hiếu - Phó trưởng khoa Cấp cứu, Trưởng nhóm cấp cứu đột quỵ - Bệnh viện E cho biết: Bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp đột tử liên quan việc chơi thể thao (phần lớn ở người trẻ); do hoạt động gắng sức ở người lớn tuổi … Điều đáng nói là do hiểu biết của người dân về những sơ cứu ban đầu còn hạn chế nên những trường hợp này khi đưa vào bệnh viện đã qua thời gian vàng để cứu chữa.

Những nguyên nhân thường gặp

Bác sĩ Hiếu cho biết, đột tử do tập luyện, hoạt động gắng sức đa số liên quan đến vấn đề tim mạch. Có 3 nguyên nhân cơ bản gây đột tử:

Bệnh cơ tim: Bệnh phì đại cơ tim, chủ yếu là bệnh phì đại thất trái gây ra những rối loạn dẫn truyền trong tim. Thông thường khi hoạt động gắng sức, tim hoạt động mạnh gây ra hiện tượng rối loạn nhịp lên rung thất và ngừng tim. Theo nhiều nghiên cứu, người trẻ, vận động viên đột tử liên quan đến bệnh phì đại cơ tim, các triệu chứng không phát hiện ra từ trước.

Rối loạn dẫn truyền trong tim: Những cơn nhịp nhanh, đột nhiên cảm thất nhịp tim đập nhanh 150-200 nhịp/phút mà không để ý, cơn xảy ra rất nhanh và thoáng qua. Những người trên nền bệnh đó, nguy cơ chuyển từ nhanh thất sang rung thất và ngừng tim khi hoạt động gắng sức là rất dễ xảy ra.

Rối loạn dẫn truyền trong tim, tắc nghẽn dẫn truyền, block nhĩ thất cấp 3, những người hay bị choáng ngất… không để ý, không tầm soát thì cũng gây ra hiện tượng ngừng tim.

Đột tử do hoạt động, vận động gắng sức tiềm ẩn ở người trẻ đa số do bệnh tim mạch là chính. Từ tim mạch có thể tại tim gây ra ngừng tim, hay các rối loạn nhịp đó gây ra các bệnh lý khác như cục máu đông bắn lên phổi gây tắc mạch phổi, có thể gây đột tử ngay nếu tắc mạch lớn của phổi.

Bệnh mạch vành (mạch cung cấp máu cho tim): Đối với người trẻ khi hoạt động gắng sức hay cả với người cao tuổi tiền sử đã hẹp mạch vành do mảng xơ vữa hoặc do dị dạng từ trước mà không phát hiện ra, khi tim hoạt động mạnh, nhu cầu máu cơ tim lớn có thể làm tắc nghẽn mạch (nhồi máu cơ tim cấp) gây ra ngừng tim đột ngột.

Vì sao làm việc quá sức gây đột tử

Tập luyện, vận động gắng sức rất dễ gây ra tình trạng đột tử. 

Các triệu chứng cảnh báo sớm

BS. Phạm Xuân Hiếu cho biết, thông thường những đột tử do hoạt động, tập luyện gắng sức, đa số không có triệu chứng. Bệnh cơ tim phì đại do bất thường di truyền, diễn tiến rất âm thầm, đôi khi chỉ là choáng ngất. Những người có nhịp chậm dưới 50, 60 nhịp/phút (block nhĩ thất cấp 3), có những cơn ngất sau đó lại trở lại bình thường hoặc khi có cơn nhịp nhanh trên thất, đột nhiên thấy ứ trên cổ, nhịp tim đập rất nhanh trong một lúc khoảng 5-10 phút sau đó hít thở sâu nhịp lại trở lại bình thường.

Với những người lớn tuổi hơn hoặc những người có dị dạng mạch vành có thể có những cơn đau ngực hoặc khó thở nhẹ, đau ngực không ổn định.

Với những người trẻ tuổi, người có bệnh tim bẩm sinh, phì đại cơ tim… thì triệu chứng gợi ý hầu như không có. Rất khó để phát hiện được.

Phần lớn các bệnh tim mạch tiến triển âm thầm, đa số không triệu chứng cho đến khi gắng sức. Những vận động viên tập luyện quá sức, người lớn tuổi hoạt động gắng sức, hay sinh hoạt vợ chồng quá mức… cũng có thể gây rối loạn nhịp, dẫn đến hiện tượng nhanh thất, rung thất là đột tử ngay.

Theo BS. Hiếu, để phòng tránh đột tử, phải tầm soát sớm. Với bệnh tim bẩm sinh tầm soát sớm trong bào thai, nhỏ tuổi siêu âm tim để phát hiện. Các bệnh lý về tim đang trẻ hóa, do đó những người trên 35 tuổi nên kiểm tra tim mạch thường xuyên để phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn gây các bệnh lý về tim mạch.

Vì sao làm việc quá sức gây đột tử
Không sử dụng chất kích thích trước khi tập luyện thể dục, thể thao.

Những lưu ý khi tập luyện

Chuyên gia tim mạch khuyên: Những vận động viên tập luyện cường độ cao phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đánh giá chức năng tim tốt… bởi rất nhiều các trường hợp cầu thủ bóng đá, vận động viên điền kinh đã bị đột tử khi đang tập luyện, thi đấu… Đột tử ở những vận động viên tập luyện cường độ cao còn liên quan đến sử dụng chất dopping.

Với những người bình thường cần tập luyện phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe, lắng nghe cơ thể mình trong quá trình tập luyện, trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Và đặc biệt không sử dụng chất kích thích trước khi tập luyện, hoặc khi đã uống bia rượu thì không nên tập thể dục, thể thao, bởi các chất kích thích làm tăng nguy cơ rối loạn dẫn truyền rất nguy hiểm.

Trong quá trình tập luyện cần bù nước, điện giải tốt bởi vì nhiều tường hợp đột tử cũng liên quan đến rối loạn điện giải, kali giảm hoặc tăng quá mức. Kali giảm gây yếu cơ, người mệt oải do mất mồ hôi, điện giải, nếu giảm quá mức thì nguy cơ  ngừng tim cao. Những người có tiền sử bệnh suy thận mạn nếu ăn quá nhiều đồ ngọt, socola, chuối… dẫn đến tăng kali cũng có thể gây ngừng tim.

Sau khi tập luyện xong phải nghỉ ngơi, rồi mới tắm. Nên tắm nước ấm, không nên tắm nước lạnh ngay bởi có thể gây ra hiện tượng mạch đang giãn ra đột nhiên co thắt lại, nhất là ở những người lớn tuổi rất nguy hiểm. Đang tập luyện ngoài môi trường nhiệt độ cao cũng không nên vào luôn phòng điều hòa với nhiệt độ thấp 20-21oC bởi có thể gây nguy cơ co thắt với những người lớn tuổi, khả năng thích nghi với sự thay đổi kém.


Làm việc quá sức sẽ khiến chúng ta chết dần chết mòn?

Vì sao làm việc quá sức gây đột tử

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Lisa Choi bỏ qua các triệu chứng đầu tiên. Suy cho cùng, nhà phân tích kinh doanh 53 tuổi này là người ăn chay, rất năng động, cơ thể tráng kiện, thường xuyên đạp xe và tránh ăn đồ ăn nhiều béo. Cô ấy không hề giống nạn nhân bị đau tim điển hình.

Tuy nhiên, cô Choi ở Seattle làm việc 60 giờ một tuần, bao gồm cả buổi tối và thời gian cuối tuần. Cô đang phải đối mặt thời hạn chót chặt chẽ và quản lý các dự án kỹ thuật số phức tạp. Khối lượng công việc này hoàn toàn bình thường đối với cô. "Công việc của tôi thực sự có mức độ căng thẳng cao... Tôi thường xuyên làm việc quá sức," cô nói.

'Bạn không cần biết ơn chủ lao động khi được tuyển dụng'

Tác hại nghiêm trọng của thói quen dùng máy tính trên giường

Nét tích cực của thói tọc mạch đời tư người khác thời đại dịch

Mãi đến vài tháng trước, khi đột nhiên bắt đầu cảm thấy áp lực giống như búa đè nơi ngực, cô mới bắt đầu xem nặng các triệu chứng của mình.

Đến bệnh viện, hóa ra cô bị rách động mạch. Đây là một dấu hiệu của bệnh bóc tách động mạch vành tự phát (SCAD), một chứng bệnh tim tương đối hiếm gặp vốn đặc biệt ảnh hưởng đến phụ nữ và những người dưới 50 tuổi.

Được cho biết cô cần phải phẫu thuật tạo hình mạch máu để mở rộng động mạch, Choi nghĩ, "Tôi không có thời gian cho việc này. Tôi được lên kế hoạch di cư làm việc, và tôi đang làm tất cả những thứ này."

Giống như cô Choi, nhiều người cũng thấy mình không được khỏe do cường độ làm việc cao. Nghiên cứu mới, tỉnh táo - được cho là nghiên cứu đầu tiên định lượng gánh nặng bệnh tật toàn cầu do làm việc quá nhiều - đã cho thấy tình hình ảm đạm như thế nào.

Trong một công trình nghiên cứu đăng tải vào ngày 17/5, các tác giả từ các tổ chức như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho rằng, mỗi năm, 3/4 trong số một triệu người tử vong vì bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ là do làm việc nhiều giờ.

Nói cách khác, số người tử vong do làm việc quá sức nhiều hơn chết vì bệnh sốt rét. Đây là khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, đòi hỏi sự quan tâm từ các cá nhân, công ty và chính phủ. Và, nếu chúng ta không giải quyết, tình hình không chỉ tiếp diễn mà nó còn có thể trở nên tồi tệ hơn.

Làm việc quá sức ảnh hưởng sức khỏe thế nào

Trong bài báo, công bố trên tạp chí Environment International, các nhà nghiên cứu đã xem xét một cách hệ thống dữ liệu về làm việc nhiều giờ, vốn được định nghĩa là làm việc 55 giờ trở lên mỗi tuần; tác động đến sức khỏe; và tỷ lệ tử vong ở hầu hết các nước trên thế giới, từ năm 2000 đến 2016.

Các tác giả có tính đến các yếu tố như giới tính và tình trạng kinh tế xã hội, để làm bật ra những tác động thuần túy của làm việc quá sức đối với sức khỏe.

Nghiên cứu xác định rằng làm việc quá sức là nguy cơ đơn lẻ lớn nhất gây ra bệnh nghề nghiệp, chiếm khoảng một phần ba gánh nặng bệnh tật do công việc.

"Đối với cá nhân tôi, với tư cách là nhà dịch tễ học, tôi vô cùng ngạc nhiên khi chúng tôi phân tách những con số này," Frank Pega, chuyên viên kỹ thuật của WHO và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

"Tôi vô cùng ngạc nhiên trước quy mô gánh nặng." Ông mô tả những phát hiện này là vừa phải, nhưng có ý nghĩa quan trọng về mặt lâm sàng.

Làm việc quá sức có thể làm giảm sức khỏe và tuổi thọ theo hai cách chính.

Một là tác hại sinh học của căng thẳng mãn tính, khi hormone căng thẳng gia tăng dẫn đến tăng huyết áp và cholesterol.

Kế đó là những thay đổi trong hành vi. Những người làm việc nhiều giờ có thể ngủ ít, hầu như không vận động, ăn uống không lành mạnh, hút thuốc và uống rượu để thích ứng với thực tế sinh hoạt.

Và có những lý do đặc biệt để lo lắng về làm việc quá sức cả trong khi chúng ta vẫn đang ở trong đại dịch Covid-19 lẫn trong cuộc sống sau dịch.

Đại dịch đã làm gia tăng áp lực công việc trong khi đem đến các kiểu kiệt sức mới nơi công sở.

Ấn Độ đã trở thành tâm dịch toàn cầu, với hơn 25 triệu ca mắc Covid-19. Nhưng đại dịch cũng ảnh hưởng đến sức khỏe theo những cách khác.

Sevith Rao, bác sĩ và người sáng lập Hiệp hội Tim mạch Ấn Độ, giải thích rằng người Nam Á vốn đã thuộc dạng có nguy cơ cao mắc bệnh tim. Giờ đây, "với đại dịch Covid, chúng ta đã chứng kiến làm việc tại nhà tăng lên, vốn xóa nhòa sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhiều người, dẫn đến phá vỡ nề nếp giấc ngủ và vận động; điều này đến lượt nó đã làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ."

Hơn nữa, đại dịch đã gây ra sụt giảm kinh tế tệ hại nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái.

Sau các lần suy thoái trước đây, giờ làm việc thực sự đã gia tăng. "Nó có vẻ gần giống như hiệu ứng dai dẳng," Pega thừa nhận, khi xem xét việc mất việc làm lan rộng trong thời suy thoái. Nhưng "thực tế dường như là người còn làm việc vẫn phải làm nhiều hơn để bù đắp cho những việc làm đã bị cắt giảm."

Những điểm nóng làm việc quá tải

Theo dữ liệu trong nghiên cứu, 9% dân số thế giới - con số bao gồm cả trẻ em - đang làm việc nhiều giờ. Và, kể từ năm 2000, số lượng người làm việc quá sức đã tăng lên.

Làm việc quá sức có ảnh hưởng khác nhau đến các nhóm người khác nhau.

Đàn ông làm việc nhiều giờ hơn phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Làm việc quá sức lên đến đỉnh điểm ở độ tuổi bắt đầu bước vào thời kỳ trung niên, mặc dù phải mất lâu hơn để thấy tác động sức khỏe. (Các tác giả nghiên cứu dùng khoảng thời gian trễ 10 năm để theo dõi tác động của làm việc quá sức khi bắt đầu mắc bệnh; suy cho cùng, "chết vì làm việc quá sức" không phải là chuyện xảy ra qua chỉ một đêm).

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Dữ liệu cũng cho thấy người dân ở Đông Nam Á dường như đang làm việc nhiều giờ nhất; người dân châu u làm ít nhất.

Pega giải thích rằng việc dân châu Á làm việc nhiều hơn có thể có những lý do văn hóa. Và nhiều người làm việc trong khu vực phi chính thức ở các nước châu Á thu nhập thấp và trung bình.

Như Pega chỉ ra, "những người trong nền kinh tế phi chính thức có thể phải làm việc nhiều giờ để tồn tại, họ có thể đang làm nhiều công việc, họ có thể không được luật bảo trợ xã hội bảo vệ."

Ở phía bên kia, nhiều người châu u tận hưởng văn hóa làm việc với những kỳ nghỉ dài và thời gian nghỉ ngơi đáng kể. Thái độ làm việc thoải mái hơn này được ghi vào luật; chẳng hạn, Chỉ thị Thời gian Làm việc của Liên hiệp Châu u cấm nhân viên làm việc trung bình quá 48 giờ một tuần.

Nhưng ngay cả ở một số nước châu u, nhất là ở các nước ngoài Pháp và bán đảo Scandinavia, đã có tình trạng tỷ lệ ngày càng tăng lao động có trình độ cao có thời gian làm việc khắc nghiệt kể từ năm 1990 (sau đỉnh cao của hoạt động công đoàn và các hình thức bảo vệ người lao động).

Một dấu hiệu rõ ràng là bộ trưởng y tế Áo đã từ chức hồi tháng Tư, nói rằng ông đã bị huyết áp cao và đường trong máu cao khi làm việc quá sức trong đại dịch.

Thông cáo công khai của ông là điều bất thường, không chỉ vì địa vị nổi bật của ông, mà còn bởi vì ông thật sự có thể rời bỏ công việc gây kiệt sức của mình.

Ở Seattle, cô Choi đã may mắn khi mà các đồng nghiệp ủng hộ nhu cầu làm việc chậm lại của cô.

Do không phải ai cũng có thể làm việc cân bằng hơn, và không phải ai cũng nhận được cảnh báo trước khi xảy ra đột quỵ hoặc đau tim gây tử vong, cần khẩn cấp giải quyết cuộc khủng hoảng sức khỏe này.

Đấu tranh với tình trạng làm việc quá sức

Nếu xu thế này tiếp tục, làm việc quá sức - và các tác hại sức khỏe liên quan - sẽ chỉ tăng lên.

Điều này đặc biệt đáng lo ngại, do không biết bao nhiêu xã hội tôn vinh làm việc nhiều đến kiệt sức. Và, khi giờ làm việc của chúng ta tăng trong đại dịch mà không có dấu hiệu dừng lại, những người dành quá nhiều thời gian làm việc sẽ chỉ tăng lên.

Gánh nặng để phá vỡ vòng tuần hoàn rơi vào cả chủ lao động và người lao động theo một cách nào đó - và mọi người có thể cần phải làm việc cùng nhau để kiềm chế làm việc quá sức cùng các vấn đề phát sinh.

Nhìn chung, Pega kêu gọi các công ty chấp nhận công việc linh hoạt, chia sẻ công việc và các phương tiện khác để cải thiện sự cân bằng trong lịch làm việc. Họ cũng nên coi trọng việc hỗ trợ sức khỏe nghề nghiệp.

Rao nhận xét: "Chúng tôi tại Hiệp hội Tim mạch Ấn Độ tin rằng tăng cường giáo dục và sàng lọc là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ."

Rõ ràng mỗi người lao động có vai trò trong việc định hình lại thái độ làm việc của họ - tất cả chúng ta đều có thể tìm cách phản công lại làm việc quá sức vốn khiến rất nhiều người trong chúng ta dán mắt vào điện thoại đến tận khuya.

Càng sớm làm điều này chừng nào, tình trạng của chúng ta sẽ tốt chừng đó; vì làm việc quá sức là nguy cơ tích lũy qua nhiều năm, ngăn không để nó thành mãn tính có thể làm bớt đi tính nghiêm trọng của các rủi ro tồi tệ nhất đối với sức khỏe.

Nhưng những thay đổi sâu rộng nhất phải ở cấp chính phủ. Pega nói, "chúng tôi đã có giải pháp. Mọi người đã đặt ra giới hạn về số giờ làm việc tối đa" - chẳng hạn Chỉ thị Thời gian Làm việc châu u hoặc các luật về quyền ngưng nghỉ khác.

Ở các quốc gia có luật chặt chẽ về hạn chế thời gian làm việc, điều quan trọng là thực thi và giám sát các luật đó.

Và ở các nước an sinh xã hội yếu kém, các biện pháp giảm đói nghèo và các chương trình phúc lợi có thể làm giảm số lượng người làm việc chết bỏ chỉ vì mục đích cần thiết đơn thuần.

Rốt cuộc, vấn đề làm việc quá sức - và tác hại sức khỏe nó gây ra - sẽ tiếp diễn nếu chúng ta không có thay đổi trong cách làm việc của mình.

Và thay đổi không phải là điều không thể. "Chúng ta có thể làm gì đó," Pega quả quyết. "Việc này là cho tất cả mọi người."

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC WorkLife.