Vị trí của bán cầu bắc nằm ở đâu

I. CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN HẰNG NĂM CỦA MẶT TRỜI

- Khái niệm: Là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thật của Mặt Trời diễn ra hằng năm giữa hai chí tuyến.

- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên khi chuyển động cho ta ảo giác Mặt Trời chuyển động.

- Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (22/12) lên chí tuyến Bắc (22/6).

Vị trí của bán cầu bắc nằm ở đâu


Vị trí của bán cầu bắc nằm ở đâu

- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến.

- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam.

- Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam.

II. CÁC MÙA TRONG NĂM

- Mùa là khoảng thời gian trong một năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

- Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên bán cầu Nam và bán cầu Bắc lần lượt ngả về phía Mặt Trời khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo.

- Mùa ở bán cầu Bắc:

+ Mùa xuân: 21/3 đến 22/6

+ Mùa hạ: 22/6 đến 23/9

+ Mùa thu: 23/9 dến 22/12

+ Mùa đông: 22/12 đến 21/3

- Mùa ở bán cầu Nam: ngược lại

III. NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA VÀ THEO VĨ ĐỘ

- Khi chuyển động, do trục Trái đất nghiêng, nên tùy vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

Vị trí của bán cầu bắc nằm ở đâu
Vị trí của bán cầu bắc nằm ở đâu


1. Theo mùa

Xét ở Bắc bán cầu:

- Mùa xuân, mùa hạ:

+ Từ 21/3 đến 23/9 ngày dài hơn đêm.

+ Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.

+ Ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.

- Mùa thu và mùa đông:

+ Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm.

+ Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.

+ Ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất.

$ \Longrightarrow$ Ở Nam bán cầu thì ngược lại.

2. Theo vĩ độ

- Ở Xích đạo: quanh năm ngày bằng đêm.

- Càng xa Xích đạo: thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.

- Tại vòng cực đến cực: ngày hoặc đêm bằng 24 giờ.

- Ở cực: có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.



Page 2

Vị trí của bán cầu bắc nằm ở đâu

SureLRN

Vị trí của bán cầu bắc nằm ở đâu

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Việt Nam nằm ở bán cầu nào?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Địa Lý 6 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Trả lời câu hỏi: Việt Nam nằm ở bán cầu nào?

+ Việt Nam nằm ở nửa bán cầu Bắc

Giải thích:

Việt Nam nằm ở Bắc bán cầu vì nằm ở phía bắc Xích Đạo. Nhưng tùy theo vị trí kinh tuyến gốc được chọn mà sẽ là Đông bán cầu hay Tây bán cầu.

Theo dân dụng hiện tại phổ biến sử dụng kinh tuyến Greenwich làm kinh tuyến gốc nên Việt Nam được xem nằm ở Đông bán cầu.

Đó là dân dụng, còn trong khoa học không nhất thiết cái gì sử dụng phổ biến ở ngoài thì được dùng. Khi dùng kinh tuyến gốc khác thì vị trí Đông - Tây sẽ khác. Trong hàng hải cũng có sử dụng kinh tuyến Paris. Còn bản đồ Nhật Bản (tiếng Nhật) đặt nước Nhật ở giữa, đôi khi sử dụng kinh tuyến đi qua nước Nhật làm kinh tuyến gốc.

Tuyến đổi ngày là một kinh tuyến quan trọng. Việt Nam nằm ở phía Tây tuyến đổi ngày.

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về Việt Nam dưới đây nhé!

Kiếm thức tham khảo về Việt Nam

1. Nguồn gốc tên gọi Việt Nam

Các nhà nước trong lịch sử Việt Nam có những quốc hiệu khác nhau nhưXích Quỷ,Văn Lang,Đại Việt,Đại NamhayViệt Nam, chữ Việt Nam được cho là việc đổi ngược lại của quốc hiệuNam Việttừ trước Công nguyên. Chữ "Việt" đặt ở đầu biểu thị đấtViệt Thường, cương vực cũ của nước này, từng được dùng trong các quốc hiệuĐại Cồ ViệtvàĐại Việt(là các quốc hiệu từ thế kỷ 10 tới đầu thế kỷ 19). Chữ "Nam"đặt ở cuối thể hiện đây là vùng đất phía nam, là vị trí cương vực, từng được dùng cho quốc hiệuĐại Nam, và trước đó là một cách gọi phân biệt Đại Việt làNam Quốc(như "Nam Quốc Sơn Hà") vớiBắc Quốclà Trung Hoa.

Nhà Thanhcông nhận "Việt Nam" làquốc hiệuNhà Nguyễn.Set quốc hiệu là "Việt Nam"không nhầm với nước Nam Việt và thể hiện vị trí ở phía nam Bách Việt. Trùng hợp là trước đó mấy trăm năm, trong Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dụng tên "Việt Nam" làm chính thức tên, mặc dù khi đó vẫn còn sử dụng quốc hiệu "Đại Việt". Năm 1804, vua Thanh cho án sát sứ Quảng Tây Tề Bố Sâm ban chiếu phong Gia Long làm "Việt Nam quốc vương" mặc dù các vị vua Nhà Nguyễn vẫn theo lệ tự phong "Hoàng đế"cho ngang hàng với vua Trung Quốc.

VuaGia Longnhà Nguyễn chính thức sử dụng quốc hiệu "Việt Nam" từ năm1804.Tên gọi này cũng xuất hiện trong tác phẩmViệt Nam vong quốc sửcủaPhan Bội Châunăm1905và trong tên gọiViệt Nam Quốc dân Đảng.Tên gọi "An Nam" cũng có trongthời Pháp thuộc. Năm1945,Đế quốc Việt Namra đời và tiếp tục đặt quốc hiệu "Việt Nam".Sau đó tất cả những nhà nước ở Việt Nam sau năm 1945 đều sử dụng quốc hiệu này.

2. Lãnh thổ Việt Nam

Xét theo bản đồ địa lý, lãnh thổ Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông dương và trung tâm khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc và Tây giáp với Trung Quốc, Campuchia, Lào, còn phí Đông và Nam thì giáp biển, gần các quốc gia Philippin, Malaysia, Brunei… Cụ thể như sau:

- Điểm cực Bắc thuộc tỉnh Hà Giang với hệ tọa độ là 23o23’B

- Điểm cực Nam thuộc tỉnh Cà Mau với hệ tọa độ 8o34’B

- Điểm cực Tây thuộc tỉnh Điện Biên với hệ tọa độ 102o09’Đ

- Điểm cực Đông thuộc tỉnh Khánh Hòa với hệ tọa độ 109o24’Đ

- Hệ tọa độ vùng biển nước ta kéo dài với khoảng 6o50’B và kinh độ 101oĐ đến 117o20’Đ trên Biển Đông.

3. Khí hậu Việt Nam

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng.

– Tính chất nhiệt đới

Tổng bức xạ hàng năm lớn, điển hình là cán cân bức xạ luôn đạt dương

Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20 độ C (không tính vùng núi cao), vượt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới.

Xuất hiện nhiều nắng, tổng số giờ nắng khác nhau tùy nơi, dao động trong khoảng 1400 – 3000 giờ mỗi năm.

– Tính chất ẩm

Lượng mưa lớn trong năm, phân đều các khu vực, dao động từ 1500 đến 2000mm

Độ ẩm không khí rất cao, trên 80% và cân bằng ẩm luôn dương.

– Tính chất gió mùa

* Gió mùa có gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ:

+ Gió mùa mùa đông bao gồm Gió mùa đông bắc và gió tín phong bán cầu Bắc:

Gió mùa đông bắc có từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ở miền Bắc. Khu vực chịu tác động trực tiếp của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng Đông Bắc vào lãnh thổ nước ta.Kiểu thời tiết đặc trưng nhất là đầu mùa đông thường lạnh khô còn cuối mùa đông sẽ xuất hiện lạnh ẩm.Gió mùa Đông Bắc sẽ chỉ hoạt động từng đợt nhất định và khi di chuyển xuống phía Nam sẽ bị dãy Bạch Mã chặn lại.

Gió Tín phong bán cầu Bắc được xác định từ Đà Nẵng ở vĩ tuyến 160B trở vào Nam. Gió Tín phong bán cầu Bắc sẽ thổi theo hướng Đông Bắc chiếm ưu thế gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ. Đây chính là nguyên nhân tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Gió Mùa Mùa Hạ:

- Vào đầu mùa hạ:Khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương sẽ di chuyển theo hướng Tây Nam vào nước ta gây ra mưa lớn cho các tỉnh đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Lúc này sẽ xuất hiện hiệu ứng phơn ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần Nam của khu vực Tây Bắc.

- Vào giữa và cuối mùa hè:Thời tiết sẽ xuất hiện gió Tây Nam gây ra mưa lớn và kéo dài ở khu vực Nam Bộ Tây Nguyên. VÌ hoạt động của gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới đã gây ra nguyên nhân mưa lớn vào mùa hạ cho cả 2 miền Bắc và Nam.

- Những đặc điểm về khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã tạo nên sự khác nhau rõ rệt giữa ba miền nước ta, cụ thể như sau:

+ Miền Bắc: Có mùa hè nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh khô và ít mưa. Bên cạnh đó, các tỉnh miền Bắc còn xuất hiện thêm cả mùa Xuân và mùa Thu.

+ Miền Nam: Thời tiết đặc trưng rõ rệt bởi hai mùa là mùa mưa và mùa khô

+ Miền Trung: Khí hậu cũng được chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô, tuy nhiên mùa mưa sẽ có xu hướng lệch về mùa thu đông hơn.

– Khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng: Sự phân hóa của khí hậu theo không gian, theo thời gian và theo địa hình và khu vực.