Vỡ giọng kéo dài bao lâu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Vỡ giọng hay bể tiếng, vỡ tiếng là hiện tượng giọng nói của trẻ em trở nên trầm hơn khi bước vào giai đoạn dậy thì. Giọng nói của nam rơi xuống một quãng tám trong khi của nữ chỉ giảm vài nửa cung.[1][2][3] Hiện tượng vỡ giọng là thứ mà trẻ em trai không thể kiểm soát và cũng không có khả năng tự điều chỉnh.[4]

Từ này có khi cũng dùng để chỉ hiện tượng giọng của một người bất ngờ cao vút lên kiểu falsetto trong một khoảng thời gian nào đó, tiếng Anh gọi là voice crack, nguyên nhân có thể là hát hoặc nói chuyện vượt ngoài âm vực tự nhiên, do căng thẳng, mệt mỏi, bùng nổ cảm xúc hoặc cũng có thể do thay đổi trên cơ thể trong giai đoạn dậy thì. Nếu hiện tượng giọng vút cao này đến trong giai đoạn dậy thì thì thường chỉ kéo dài một thời gian và càng ngày càng giảm khi người đó trưởng thành.[5]

Giải phẫu học[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi dậy thì, giọng nói của cả trẻ em trai và gái đều có âm sắc cao, thanh, đến khi dậy thì thì hầu hết xảy ra hiện tượng vỡ giọng. Âm sắc giống người lớn sẽ đạt được chỉ trong 2-3 năm nhưng đến lúc trưởng thành thì mới ổn định, thường là 20 tuổi trở lên.[4] Hiện tượng này thường diễn ra sau khi mọc râu. Dưới sự tác động của nội tiết tố sinh dục, thanh quản sẽ dài ra ở cả nam và nữ. Dây thanh quản của nam dài thêm 10 mm và dày lên tương đối nhiều, trong khi thanh quản của nữ chỉ dài thêm 4 mm.[4] Đồng thời, dây thanh âm cũng dài ra và dày hơn. Xương mặt tăng trưởng; xoang cánh mũi, mũi và phần sau của họng đều nở ra tạo thêm không gian cho phép âm thanh vang dội hơn.[1]

Âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Vỡ giọng có ảnh hưởng lên việc sáng tác tác phẩm dành cho giọng trẻ em. Joseph Haydn hồi năm 17 tuổi cũng từng có lúc hát được các nốt cao. Các ca đoàn nhà thờ rất cần trẻ em trai không bị hỏng giọng hát do vỡ giọng. Nhà thờ chính tòa Anh Quốc dựa vào treble, tức soprano trẻ em trai, còn phần alto dành cho countertenor người lớn. Ở các nước nói tiếng Đức thì trẻ em trai hát luôn phần alto.

Trong lịch sử, trẻ em trai để giữ giọng chỉ có cách hoạn để trở thành castrato. Điều này được chép lại lần đầu trong tài liệu của nhà thờ nước Ý từ thập niên 1550.[6] Các tác phẩm như Exsultate, jubilate của Mozart, Gregorio Allegri của Allegri và vài phần trong Messiah của Handel đều để dành cho castrato, khai thác triệt để các âm sắc độc đáo trong opera Baroque. Năm 1861, Ý cấm việc này. Năm 1878, Giáo hoàng Lêô XIII cấm nhà thờ tuyển mộ castrato. Castrato cuối cùng là Alessandro Moreschi thuộc ca đoàn nhà nguyện Sistina, Vatican.[7]

Phái nam có thể hát quãng tám ngang phái nữ, tuy nhiên khi vỡ giọng rồi thì mất khả năng này. Họ chỉ còn có thể dùng kỹ thuật falsetto hoặc giảm xuống cả một quãng tám.[8]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Dậy thì

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Your child's changing voice”. Kidshealth.org.
  2. ^ “Breaking voices”. BBC Science. 30 tháng 4 năm 2002. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2012.
  3. ^ “Voice changing”. The Lowdown. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2012.
  4. ^ a b c “Vỡ giọng ở tuổi dậy thì, bao lâu thì hết?”. suckhoedoisong.vn. 21 tháng 10 năm 2019.
  5. ^ “When will my son's voice change?”. About.com.
  6. ^ John Rosselli, "Castrato" article in The New Grove Dictionary of Music and Musicians, 2001.
  7. ^ Ellis, Samantha (5 tháng 8 năm 2002). “All Mouth and No Trousers”. The Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2014.
  8. ^ Mainzer, Joseph (1848). “Music and Education”.

  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Phòng & chữa bệnh

Thứ Hai ngày 25/07/2022

  • Tại sao ngày càng nhiều thanh thiếu niên béo phì ở tuổi dậy thì?
  • Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ ở tuổi dậy thì
  • Những điều cha mẹ cần biết khi con ở tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là thời kỳ cơ thể trẻ trải qua hàng loạt những thay đổi từ tâm lý đến sinh lý để có thể trưởng thành. Tuổi dậy thì ở nam kéo dài bao lâu? Biểu hiện của tuổi dậy thì ở nam giới như thế nào? Điều gì có thể ảnh hưởng đến quá trình này?

Không phải bạn nam nào cũng biết và hiểu rõ về tình trạng dậy thì của bản thân. Tuổi dậy thì sẽ làm thay đổi sức khỏe thể chất và tinh thần của nam giới. Ngoài ra, giai đoạn dậy thì cũng ảnh hưởng nhiều đến cả cuộc đời của nam giới. Tìm hiểu tuổi dậy thì ở nam kéo dài bao lâu và hiểu đúng về tuổi dậy thì sẽ giúp phái mạnh chuẩn bị tốt hơn cho những sự thay đổi.

Biểu hiện dậy thì ở nam giới

Tương tự như nữ giới, tuổi dậy thì của nam có những thay đổi cả về thể chất và tâm lý do rối loạn nội tiết tố. Đây là thời điểm quan trọng của người trẻ, dễ phát sinh các rối loạn tâm thần nếu không được định hướng đúng đắn. Các dấu hiệu sinh lý tuổi dậy thì ở bé trai:

  • Điểm quan trọng nhất đánh dấu cột mốc tuổi dậy thì ở bé trai là những thay đổi về tâm sinh lý nam với sự phát triển của cơ quan sinh dục, các chức năng sinh sản bắt đầu hoạt động, tinh trùng được sản xuất, dương vật cương cứng ngoài ý muốn và "cậu nhỏ" xuất tinh lần đầu. Khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, nam giới thường hay bị mộng tinh.
  • Trẻ em nam phát triển nhanh chóng về chiều cao và cân nặng. Tùy theo thể trạng, tình trạng sức khỏe và kế hoạch dinh dưỡng của từng trẻ trong giai đoạn này.
  • Hệ cơ phát triển, vòng ngực cũng tăng và trở nên vạm vỡ.
  • Dấu hiệu mọc lông khắp người, nhất là lông vùng nách, lông mu và cánh tay.
  • Râu cũng bắt đầu xuất hiện. So với phụ nữ, hệ thống tóc của nam giới sẽ trở nên dày hơn, rậm hơn và đen hơn.
  • Nam giới sẽ nhận thấy sự xuất hiện của mùi cơ thể ở tuổi dậy thì. Mỗi người sẽ có một mùi riêng.
  • Giọng nói thường bị vỡ ra, giọng trầm hơn, có thể hơi khàn. Điều này ít phổ biến hơn ở trẻ em gái. 
  • Tuyến bã nhờn tăng cường hoạt động, chất nhờn được tiết hình thành mụn trên mặt, lưng, ngực.
  • Trẻ bắt đầu quan tâm đến ngoại hình của mình, so sánh với bạn bè cùng tuổi, quan tâm đến tình cảm với bạn khác giới, luôn muốn thể hiện mình trước gia đình và bạn bè.

Nhận thấy trẻ đang chuẩn bị bước vào tuổi dậy thì, ba mẹ nên quan tâm tới con một cách thích hợp để chăm sóc và hướng dẫn chúng cách đối phó với các tình huống trong cuộc sống. Bạn nên chủ động tâm sự, động viên, an ủi kịp thời khi thấy trẻ có những biểu hiện tiêu cực.

Vỡ giọng kéo dài bao lâu
Giai đoạn dậy thì da tăng tiết bã nhờn khiến bít tắc lỗ chân lông gây nên mụn

Tuổi dậy thì ở nam kéo dài bao lâu?

Tuổi dậy thì của nam bắt đầu từ 9 đến 14 tuổi. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số bé trai có thể dậy thì sớm hơn hoặc muộn hơn thời điểm trên. Tuổi dậy thì ở các bé trai thường kéo dài từ 2 đến 5 năm và kết thúc ở độ tuổi từ 16 đến 18. Quá trình này nó có thể được rút ngắn nếu các dấu hiệu dậy thì đồng thời xuất hiện. Các dấu hiệu xuất hiện càng muộn và tách biệt thì tuổi dậy thì của trẻ càng kéo dài.

Những thay đổi tâm lý trong giai đoạn dậy thì nam

Tâm trạng thất thường

Ở trẻ em, trong giai đoạn dậy thì trẻ sẽ nhạy cảm hơn. Đặc biệt trong thời điểm này, vấn đề cảm xúc sẽ thay đổi nhanh chóng. Lúc này, rối loạn cảm xúc dẫn đến rối loạn não bộ khiến tinh thần bất ổn. Sự chuyển đổi cảm xúc nhanh chóng từ niềm vui sang nỗi buồn đột ngột có thể khiến trẻ khó chịu với sự thay đổi này. Ngoài ra, những ảnh hưởng khi bị rối loạn cảm xúc ở nam giới như chán ăn, mất ngủ, cơ thể gầy gò, hoạt động thể lực chậm hơn, mất tập trung,... Lúc này, ba mẹ cần lưu ý những đặc điểm tâm lý bất thường để can thiệp sớm, tránh ảnh hưởng xấu đến cuộc sống.

Vỡ giọng kéo dài bao lâu
Thay đổi hormone trong giai đoạn dậy thì khiến trẻ nam thường có tâm trạng buồn vui thất thường

Cảm thấy tự ti

Những thay đổi về tinh thần và vẻ bên ngoài có thể khiến trẻ mặc cảm, tự ti, dễ mất bình tĩnh khi bước vào tuổi dậy thì. Khi tâm lý mặc cảm kéo dài, không thể giãi bày với mọi người, cũng khiến trẻ nghi ngờ khả năng của chính mình, sinh ra các ảnh hưởng tâm lý khác như trầm cảm, hoang tưởng. Nhất là khi ba mẹ có thói quen so sánh con mình với những đứa trẻ khác. Không chỉ vậy, sách báo, phim ảnh bạo lực hiện nay có thể khiến trẻ bắt chước với những thói hư tật xấu dẫn đến rối loạn tâm thần và hành vi,...

Trầm cảm

Nam giới khi bước vào tuổi dậy thì có thể bị trầm cảm và căng thẳng. Một số căng thẳng có thể gây ra tình trạng này là trường học, gia đình và bạn bè. Có rất nhiều em khi bước qua tuổi dậy thì phải chịu nhiều áp lực và suy nghĩ tiêu cực về hình thể bên ngoài, trình độ của bản thân, áp lực từ ba mẹ, giáo viên hoặc thậm chí bạn bè.

Tò mò về các chất gây nghiện

Trẻ em trong độ tuổi dậy thì khá tò mò về thuốc lá, rượu bia và các chất gây nghiện khác. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần theo dõi và giáo dục con em mình để hiểu rõ tác hại của các chất kích thích này. 

Ba mẹ cần tìm cách giáo dục tâm lý cho con. Thường xuyên trao đổi với con cái, cởi mở và chỉ dẫn cho con cũng là cách giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về những thay đổi ở con mình. Ba mẹ có thể chia sẻ những trải nghiệm của bản thân, những thay đổi và mối quan tâm đã phải trải qua khi bước vào tuổi dậy thì để giúp các em cảm thấy không đơn độc.

Đặc biệt khi trẻ đang ở tuổi dậy thì, ba mẹ nên chú ý đến hành vi của trẻ, đây là thời điểm trẻ có thể thay đổi và kéo theo nhiều thay đổi tiêu cực trong suy nghĩ và hành vi.

Cách chăm sóc trẻ nam trong giai đoạn dậy thì

Để trẻ phát triển hoàn thiện, ba mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ khi bắt đầu dậy thì, cung cấp đủ canxi, chất đạm, vitamin và khoáng chất để đảm bảo cho sự phát triển hệ xương khớp của trẻ. Ngủ đủ giấc là cách trẻ xây dựng cơ bắp, sản sinh ra các hormone và nội tiết tố tăng trưởng, kích thích tuyến giáp, hai hormone này cần thiết cho sự phát triển chiều cao. Ngoài ra, cha mẹ nên khuyến khích trẻ vận động thường xuyên, đó cũng là một trong những cách giúp trẻ tăng chiều cao đáng kể. Tuổi dậy thì có thể khiến trẻ bối rối, vì vậy bạn nên chuẩn bị tâm lý cho con trước khi bước vào tuổi dậy thì một cách tự tin và thoải mái.

Vỡ giọng kéo dài bao lâu
Ba mẹ nên chủ động tâm sự với trẻ để hiểu và định hướng đúng đắn cho con

Tuổi dậy thì là thời điểm quan trọng đối với cả bé trai và bé gái. Ba mẹ cần biết tuổi dậy thì ở nam kéo dài bao lâu và quá trình dậy thì ảnh hưởng đến con cái như thế nào. Từ đó ba mẹ sẽ đồng hành cùng con, giúp con lớn lên khỏe mạnh, tự tin và hạn chế những rối loạn tâm thần không đáng có.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • dậy thì
  • tuổi dậy thì

Bài viết liên quan

Bài nổi bật