Vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng

Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty, số cổ phần này phải được thanh toán đủ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ khi Điều lệ công ty hoặc các cổ đông thỏa thuận thời hạn khác ngắn hơn. Về cơ bản, Luật doanh nghiệp năm 2020 không quy định mức vốn tối thiểu khi thành lập công ty cổ phần, bao nhiêu vốn cũng có thể thành lập công ty cổ phần. Tuy nhiên, công ty cổ phần kinh doanh một số ngành nghề nhất định thì sẽ có quy định vốn pháp định, thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định đó (ngành nghề đặc thù).

Tổng quan về công ty cổ phần

  • Công ty cổ phần là loại hình có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
  • Về nguyên tắc, trong công ty cổ phần, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần, trừ một số trường hợp đặc thù. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu để huy động vốn.

Vốn điều lệ của công ty cổ phần

Khi thành lập công ty, các cổ đông có thể tự do đăng ký mức vốn điều lệ là bao nhiêu tùy vào nguồn vốn góp, có thể chia thành bao nhiêu phần tùy thích, mỗi phần giá trị bao nhiêu là phụ thuộc vào ý chí của cổ đông. Tuy nhiên, nếu thành lập công ty cổ phần với mong muốn được niêm yết lên sàn chứng khoán hoặc chào bán chứng khoán ra công chúng để trở thành công ty đại chúng, mệnh giá cổ phần phải là 10.000 đồng/1 cổ phần.

Một số ngành nghề sau yêu cầu vốn pháp định khi thành lập như:

  • Ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng đầu tư: 3000 tỷ đồng;
  • Ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển: 5000 tỷ đồng;
  • Công ty tài chính: 500 tỷ đồng;
  • Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng;
  • Dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ đồng;
  • Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng;
  • Sản xuất phim: 1 tỷ đồng;
  • Kinh doanh vận chuyển hàng không quốc tế: Khai thác từ 1-10 tàu bay: 500 tỷ đồng; Khai thác từ 11-30 tàu bay: 800 tỷ đồng; Khai thác trên 30 tàu bay: 1000 tỷ đồng;
  • Kinh doanh vận chuyển hàng không nội địa: Khai thác từ 1-10 tàu bay: 200 tỷ đồng; Khai thác 11-30 tàu bay: 400 tỷ đồng; Khai thác trên 30 tàu bay: 500 tỷ đồng;
  • Doanh nghiệp cảng hàng không kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 100 tỷ đồng;
  • Doanh nghiệp cảng hàng không kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 30 tỷ đồng;
  • Kinh doanh hàng không chung: 50 tỷ đồng;
  • Dịch vụ kiểm toán: 5 tỷ đồng;
  • Thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuốc trung ương: 5 tỷ đồng; trong phạm vi khu vực: 30 tỷ đồng; trong phạm vi toàn quốc: 100 tỷ đồng;
  • Thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất có sử dụng kênh tần số vô tuyến điện: 20 tỷ đồng; không sử dụng băng tần số vô tuyến điện (mạng viễn thông di động ảo): 300 tỷ đồng; có sử dụng bằng tấn số vô tuyến điện: 500 tỷ đồng.

Quyền và trách nhiệm khi không góp đủ số vốn điều lệ khi đăng ký thành lập công ty cổ phần

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.

Nếu góp không đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký thì giải quyết thế nào?

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua khi thành lập công ty, nếu không ty không góp đủ số vốn thì phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ, đồng thời nếu có cổ đông không góp hoặc không góp đủ thì phải làm thủ tục đăng ký thay đổi cổ đông, cụ thể như sau:

  • Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua thì không còn là cổ đông công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần cho người khác;
  • Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
  • Các cổ đông nếu không thanh toán thì vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và trách nhiệm khác trong phạm vi số cổ phần đã đăng ký mua trước thời điểm công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

Một số câu hỏi về mức vốn tối thiểu của công ty cổ phần

Có thể đăng ký mức vốn điều lệ là 10 ngàn đồng được hay không?

Luật doanh nghiệp không có quy định về mức vốn tối thiểu, vì vậy công ty có thể tự do đăng ký mức vốn tối thiểu là bao nhiêu tùy vào khả năng kinh doanh. Trừ một số ngành nghề kinh doanh cần mức vốn pháp định thì không đăng ký thành lập công ty kinh doanh ngành đó được.

Có cần chứng minh nguồn vốn khi thành lập công ty cổ phần hay không?

Không có quy định vào về việc chứng minh nguồn vốn khi thành lập công ty cổ phần, công ty kê khai nguồn vốn và chịu trách nhiệm với việc kê khai đó. Hơn nữa, trong thời hạn 90 ngày thì phải có trách nhiệm góp đủ số vốn điều lệ. Nếu không góp đủ thì phải đăng ký giảm vốn điều lệ. Luật nghiêm cấm việc “Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị”. Nếu vi phạm thì sẽ bị phạt từ 10-30 triệu đồng theo Nghị định số 50/2016/NĐ-CP.

Có thể tăng vốn điều lệ công ty cổ phần sau thành lập không?

Hoàn toàn được. Công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chào bán. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ. Chào bán cổ phần bao gồm:

  • Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
  • Chào bán cổ phần riêng lẻ;
  • Chào bán ra công chúng.

Dịch vụ tư vấn thành lập công ty cổ phần của Công ty luật Việt An

  • Tư vấn các quy định pháp luật tổng quan về Công ty cổ phần;
  • Tư vấn về vốn điều lệ, cổ phần, ngành nghề kinh doanh trong Công ty cổ phần;
  • Tư vấn về hồ sơ, điều kiện và thủ tục để thành lập Công ty cổ phần;
  • Soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước để đăng ký thành lập Công ty;
  • Soạn thảo hồ sơ, đại diện khách khàng làm việc với cơ quan thuế, thực hiện kê khai thuế sau thành lập;
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng khắc dấu và mở tài khoản ngân hàng;

Công ty luật Việt An làm việc dựa trên sự hài lòng của khách hàng và uy tín của công ty. Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến thành lập Công ty cổ phần.

Khi thực hiện thủ tục thành lập công ty hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn thì doanh nghiệp cần có mức vốn tối thiểu theo quy định để có thể đăng ký kinh doanh và hoạt động doanh nghiệp. Bạn cần phải biết mức vốn tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu? Mức vốn tối đa để thành lập công ty là bao nhiêu? Nếu bạn chưa biết được thành lập công ty cần vốn tối thiểu là bao nhiêu vốn thì nên tham khảo chi tiết bài chia sẻ thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn.

>>>Xem thêm: Điều cần biết khi thành lập công ty <<<

>>> Xem thêm: Những loại thuế phải đóng sau khi thành lập công ty <<<

Để thành lập công ty cần vốn tối thiểu bao nhiêu?

- Câu trả lời là còn tuỳ vào doanh nghiệp đó sẽ đăng ký ngành nghề kinh doanh gì?

+ Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường không yêu cầu vốn pháp định, thì theo luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty. Các bạn nên tham khảo danh sách ngành nghề đăng ký kinh doanh tại bài: "Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh mới nhất tại Việt Nam".

+ Trong thực tế có nhiều đơn vị doanh nghiệp đã đăng ký vốn điều lệ công ty là 1 triệu đồng, điều này hoàn toàn pháp luật không cấm, tuy nhiên khi đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp như vậy thì khi đi giao dịch và làm việc với đối tác, các cơ quan ngân hàng, thuế thì họ thường không tin tưởng doanh nghiệp này và rất hạn chế giao dịch và cũng là một trở ngại lớn khi đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp. Cho nên cần đăng ký mức tương đối và phù hợp với thực tế để thuận tiện hơn cho việc kinh doanh.

+ Còn nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định để hoạt động, thì vốn tối thiểu để thành lập công ty chính là bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó. Tham khảo ngay tại bài: "Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định".

Vốn thành lập công ty bao gồm những loại vốn nào?

Thứ nhất, Vốn điều lệ khi thành lập công ty:

- Vốn điều lệ công ty là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. Sau đó được công ty đăng ký với sở kế hoạch và đầu tư theo nhu cầu hoạt động của công ty. Đây là khoản vốn được doanh nghiệp tự do đăng ký và không có ràng buộc gì với quy định của pháp luật, người góp vốn sẽ chịu trách nhiệm trên khoản vốn góp của mình. Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu, hoặc mức vốn điều lệ công ty tối đa là bao nhiêu khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh bình thường. Tham khảo chi tiết tại bài:" Vốn điều lệ là gì?"

Ví dụ: Sau khi tìm hiểu thành lập công ty cổ phần cần những gì, thì bạn cần tính chi phí hoạt động của công ty gồm phí phát sinh, dự định là khoảng 3 tỷ đồng, nguồn vốn mở rộng hoạt động khoảng 1,2 tỷ vì vậy có thể đăng ký vốn điều lệ khoảng 4,2 tỷ đồng.

Thứ hai, Vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp:

- Vốn pháp định công ty là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có đủ theo quy định của pháp luật đối với ngành kinh doanh có điều kiện tương ứng về vốn để thành lập công ty. Tức là khi doanh nghiệp đăng ký một ngành nghề mà nằm trong danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định tại link dưới đây thì theo quy định của pháp luật cần có đủ số vốn theo quy định từng ngành nghề kinh doanh bên dưới thì doanh nghiệp mới có đủ điều kiện hoạt động. Tham khảo chi tiết tại bài:"Ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định"

Vốn pháp định cũng là số tiền tối thiểu để công ty được thành lập theo quy định của nhà nước. Tuỳ  vào loại hình kinh doanh có điều kiện hay không điều kiện mà có có mức vốn khác nhau theo quy định tại khoản 3 nghị định 153/2007/NĐ – CP. Vốn pháp định là mức vốn bắt buộc phải có để đăng ký kinh doanh 1 ngành nghề có điều kiện.

Ví dụ: kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có đủ vốn 2 tỷ thì mới đăng ký được. Nếu bạn có 1,5 tỷ thì sẽ không đăng ký được ngành này.

- Trong đăng ký ngành nghề kinh doanh có 2 dạng: ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề kinh doanh không có điều kiện (ngành nghề bình thường). Ngành nghề kinh doanh có điều kiện lại chia làm 2 loại:

  1. Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.
  2. Ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề.

- Muốn đăng ký được ngành nghề có điều kiện yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp phải đăng ký được số vốn pháp định (vốn tối thiểu để đăng ký 1 ngành nghề có điều kiện quy định tai bảng ngành nghề kinh doanh có điều kiện tùy vào từng ngành).
- Ví dụ: 1 số ngành kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định (mức vốn tối thiểu) như sau: dịch vụ bảo vệ, đòi nợ (tối thiều 2 tỷ), kinh doanh Bất động sản (tối thiều 20 tỷ), ..... còn 1 số ngành khác nó quy định trong biểu mục.

>> Thành lập công ty tại TPHCM <<

Vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng

Thứ ba, Vốn ký quỹ để làm làm thủ tục thành lập công ty

- Đây là số vốn mà doanh nghiệp của bạn phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng, nhằm đảm bảo sự hoạt động của công ty.

- Ví dụ khi thành lập công ty TNHH cho kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế inbound là 250 triệu, outbound là 500 triệu. Dịch vụ bảo vệ, đòi nợ thuê là 2 tỷ đồng.

Thứ 4, Vốn góp nước ngoài trong việc thành lập doanh nghiệp

- Đây là phần vốn có tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Loại vốn này chỉ có những công ty liên quan tới nước ngoài mới cần chú ý tới.

- Lưu ý: Số vốn góp ảnh hưởng trực tiếp tới việc nộp thuế môn bài sau khi hoàn tất quy trình thành lập công ty nên các doanh nghiệp cần phải chú ý tuyệt đối vấn đề này.

>>>Xem thêm: Phân biệt vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn đầu tư, vốn góp thực hiện dự án <<<

Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp ra sao?

- Nên có hợp đồng góp vốn với các cá nhân/tổ chức khi thành lập công ty. Các thành viên/ cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/ cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi hợp tác với cá nhân/ tổ chức để cùng thành lập công tyViệc góp vốn của cá nhân hay tổ chức góp vốn vào doanh nghiệp được quy định tại Quy định về việc góp vốn.

- Đến đây lại phát sinh thêm nhiều thắc mắc của doanh nghiệp là: Vậy kê khai như thế có cần chứng minh đủ vốn hay không? Luật doanh nghiệp Việt nam tuy có quy định về việc phải góp vốn đủ trong vòng 90 ngày nhưng thực tế  có rất ít doanh nghiệp phải chứng minh và góp đủ vốn như lúc kê khai thành lập doanh nghiệp. Thực tế họ cứ thành lập mà không cần phải chứng minh. Tuy nhiên khai vốn điều lệ bao nhiêu thì cá nhân thành lập công ty phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn khai đó. 

Quy định về việc góp vốn của các loại hình doanh nghiệp

Thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp

1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;b) Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.4. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.5. Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;b) Vốn điều lệ của công ty;c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, số quyết định thành lập hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;d) Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.6. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.

>>>Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty TNHH Hai thành viên <<<

II. Đối với công ty TNHH Một thành viên: Thực hiện góp vốn thành lập công ty1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.2. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.3. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.4. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.

>>>Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên  <<<

III. Vốn công ty cổ phần1. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.2. Cổ phần đã bán là số cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.3. Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.4. Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần mà chưa được các cổ đông đăng ký mua.5. Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:a) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;b) Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật này;c) Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 112 của Luật này.

>>>Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần <<<

IV. Công ty Hợp danh: Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp1. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.2. Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.3. Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.4. Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;b) Vốn điều lệ của công ty;c) Tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên; loại thành viên;d) Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên;đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;e) Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp;g) Họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty.5. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.

>>>Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty hợp danh <<<

V. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

>>>Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân <<<

Đó là toàn bộ những vấn đề bạn cần biết về việc góp vốn trong việc thành lập doanh nghiệp và bổ sung ngành nghề kinh doanh. Hãy tham khảo thật kỹ để quyết định được hình thức doanh nghiệp nào hợp với kế hoạch kinh doanh của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào chưa hiểu trong vấn đề thành lập công ty có thể liên hệ Công ty Nam Việt Luật để được hỗ trợ tư vấn và sử dụng dịch vụ uy tín giá rẻ.