Yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 1

Những yêu cầu cần đạt về phẩm chất năng lực học sinh

Đáp án trắc nghiệm tập huấn mô đun 2 môn Đạo Đức.

Những yêu cầu cần đạt về phẩm chất năng lực học sinh

11 câu bài tập tự luận Module 1 dành cho giáo viên đại trà.

Hướng dẫn giáo viên đại trà tập huấn module 1

Hướng dẫn làm 10 câu hỏi trắc nghiệm trên Google Form

Kế hoạch bài dạy môn Khoa học lớp 5 dành cho giáo viên đại trà

Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức dành cho GV đại trà.

Kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm dành cho giáo viên đại trà

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt dùng cho giáo viên đại trà

Kế hoạch bài dạy dành PTPCNL cho giáo viên đại trà.

Một số câu hỏi bổ sung trong Modul 2 dành cho GV đại trà

Mục tiêu bài dạy cần đảm bảo cung cấp cho học sinh đủ các nội dung: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Để xác định được mục tiêu của một tiết dạy, bài dạy và môn Tiếng Viết, nhất thiết thầy cô phải nắm vững YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐỐI VỚI HỌC SINH SAU KHI HOÀN THÀNH MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1.

KỸ NĂNG CẦN BIẾT xin giới thiệu lại YÊU CẦU CẦN ĐẠT này để thầy cô và Phụ huynh cùng phối hợp, giảng dạy cho các con đạt hiệu quả; cùng giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đã đề ra.

PHẦN I: TÓM LƯỢT NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1

Nội dung

1. Kiến thức Tiếng Việt

1.1. Bảng chữ cái tiếng Việt, sự khác nhau giữa tên chữ cái (a, bê, xê,…) và âm (a, bờ, cờ,…)

1.2. Vốn từ theo chủ điểm

1.3. Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất

1.4. Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than: đánh dấu kết thúc câu; dấu phẩy: tách các bộ phận đồng chức trong câu.

1.5. Hội thoại: lắng nghe, nói theo lượt lời

1.6. Đoạn văn

– Đoạn văn kể lại một sự việc

– Đoạn văn miêu tả ngắn, đơn giản theo gợi ý

– Đoạn văn nói về tình cảm của mình với những người thân yêu

– Đoạn văn giới thiệu loài vật, đồ vậtvăn bản hướng dẫn thực hiện một hoạt động, bưu thiếp, danh sách, mục lục sách, thời khoá biểu, thời gian biểu

1.7. Thông tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)

2. Kiến thức văn học

2.1. Đề tài (viết, kể về điều gì)

2.2. Hình dáng, điệu bộ, lời thoại của nhân vật

2.3. Tình cảm, thái độ giữa các nhân vật

2.4. Vần trong thơ

3. Ngữ liệu:

 3.1.Văn bản văn học

– Cổ tích, ngụ ngôn, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả

– Bài thơ, đồng dao, ca dao, vè

Độ dài của văn bản: truyện khoảng 180 – 200 chữ, bài miêu tả khoảng 150 –180 chữ, thơ khoảng 70 – 90 chữ

3.2. Văn bản thông tin

– Văn bản giới thiệu về loài vật, đồ dùng; văn bản hướng dẫn một hoạt động đơn giản bao gồm cả dạng kí hiệu

– Danh sách học sinh; mục lục sách;

thời khoá biểu; thời gian biểu

Độ dài của văn bản: khoảng 110 – 140 chữ

4. Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý

PHẦN II: YÊU CẦU HỌC SINH CẦN ĐẠT ĐỐI VỚI MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1

ĐỌC

KĨ THUẬT ĐỌC

– Đọc đúng các tiếng (bao gồm cả một số tiếng có vần khó, ít dùng). Thuộc bảng chữ cái tiếng Việt; biết phân biệt tên chữ cái (a, bê, xê,…) và âm (a, bờ, cờ,…) mà chữ cái và con chữ biểu hiện.

– Đọc đúng và rõ ràng các đoạn văn, câu chuyện, bài thơ, văn bản thông tin ngắn. Tốc độ đọc khoảng 60 – 70 tiếng trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ.

– Bước đầu phân biệt được lời nhân vật trong đối thoại và lời người kể chuyện để đọc với ngữ điệu phù hợp.

– Biết đọc thầm.

– Nhận biết được thông tin trên bìa sách: tranh minh hoạ, tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản.

– Điền được những thông tin quan trọng vào phiếu đọc sách.

ĐỌC HIỂU

Văn bản văn học

Đọc hiểu nội dung

– Biết nêu và trả lời câu hỏi về một số chi tiết nội dung trong văn bản như: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao?

 Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản đơn giản dựa vào gợi ý.

Đọc hiểu hình thức

– Nhận biết được địa điểm, thời gian, các sự việc chính của câu chuyện.

– Nhận biết được hình dáng, điệu bộ, hành động của nhân vật qua ngôn ngữ và hình ảnh.

– Nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động, lời thoại.

– Nhận biết được vần trong thơ.

Liên hệ, so sánh, kết nối

Nêu được nhân vật yêu thích nhất và giải thích được vì sao.

Đọc mở rộng

– Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

– Thuộc lòng ít nhất 6 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 – 45 chữ.

Văn bản thông tin

Đọc hiểu nội dung

– Biết nêu và trả lời được câu hỏi về các chi tiết nổi bật của văn bản như: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao?

– Dựa vào gợi ý, trả lời được: Văn bản viết về cái gì và có những thông tin nào đáng chú ý dựa vào gợi ý.

Đọc hiểu hình thức

– Nhận biết được một số loại văn bản thông tin đơn giản, thông dụng qua đặc điểm 23của văn bản: mục lục sách, danh sách học sinh, thời khoá biểu, thời gian biểu, văn bản giới thiệu loài vật, đồ vật hoặc văn bản hướng dẫn thực hiện một hoạt động.

– Nhận biết được trình tự các sự việc, hiện tượng nêu trong văn bản.

Liên hệ, so sánh, kết nối

– Nêu được các thông tin bổ ích đối với bản thân từ văn bản.

– Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản thể hiện qua nhan đề, hình ảnh minh hoạ và chú thích hình ảnh.

Đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

VIẾT

KĨ THUẬT VIẾT

– Viết thành thạo chữ viết thường, viết đúng chữ viết hoa.

– Viết hoa chữ cái đầu câu, viết đúng tên người, tên địa lí phổ biến ở địa phương.

– Nghe – viết chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 50 – 55 chữ, tốc độ khoảng 50 – 55 chữ trong 15 phút. Viết đúng một số từ dễ viết sai do đặc điểm

phát âm địa phương.

– Trình bày bài viết sạch sẽ, đúng quy định.

VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN

Quy trình viết

– Xác định được nội dung bằng cách trả lời câu hỏi: “Viết về cái gì?”; viết nháp; dựa vào hỗ trợ của giáo viên, chỉnh sửa được lỗi dấu kết thúc câu, cách viết hoa, cách dùng từ ngữ.

Thực hành viết

– Viết được 4 – 5 câu thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia dựa vào gợi ý.

– Viết được 4 – 5 câu tả một đồ vật gần gũi, quen thuộc dựa vào gợi ý.

– Viết được 4 – 5 câu nói về tình cảm của mình đối với người thân hoặc sự việc dựa vào gợi ý.

– Viết được 4 – 5 câu giới thiệu về một đồ vật quen thuộc dựa vào gợi ý.

– Biết đặt tên cho một bức tranh.

– Biết viết thời gian biểu, bưu thiếp, tin nhắn, lời cảm ơn, lời xin lỗi.

NÓI VÀ NGHE

Nói

– Nói rõ ràng, có thói quen nhìn vào người nghe.

– Biết nói và đáp lại lời chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, lời mời, lời đề nghị, chúc mừng, chia buồn, an ủi, khen ngợi, bày tỏ sự ngạc nhiên; đồng ý, không đồng ý, từ chối phù hợp với đối tượng người nghe.

– Kể được một câu chuyện đơn giản (có hình ảnh) đã đọc, nghe, xem.

– Nói ngắn gọn về một câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc theo lựa chọn của cá nhân (tên văn bản, nội dung văn bản, nhân vật yêu thích).

Nghe

– Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác nói. Đặt được câu hỏi về những gì chưa rõ khi nghe.

– Nghe một bài thơ hoặc bài hát, dựa vào gợi ý, nói một vài câu nêu cảm nhận của mình về bài thơ hoặc bài hát đó.

– Nghe câu chuyện, dựa vào gợi ý, nêu ý kiến về nhân vật chính hoặc một sự việc trong câu chuyện.

Nói nghe tương tác

– Biết trao đổi trong nhóm về các nhân vật trong một câu chuyện dựa vào gợi ý.

– Biết trao đổi trong nhóm về một vấn đề: chú ý lắng nghe người khác, đóng góp ý kiến của mình, không nói chen ngang khi người khác đang nói.

Căn cứ vào những yêu cầu cần đạt trên, thầy cô rất dễ dàng điều chỉnh kế hoạch dạy học của mình trong quá trình giảng dạy. Cha mẹ học sinh cũng đủ sức nắm bắt và đánh giá chất lượng học tập, kiến thức kỹ năng của các con sau khi hoàn thành MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1.

Tô Ngọc Sơn – KỸ NĂNG CẦN BIẾT

Bài viết Cùng Tổng Chủ biên vì sao mỗi sách lại có cách dạy chữ P, âm "pờ" khác nhau? ngày 27/2 được đăng tải trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đặt vấn đề: hàng triệu học sinh lớp 1 hết thế hệ này đến thế hệ khác phải chịu thiệt thòi khi học sách Tiếng Việt 1, bộ Chân trời sáng tạo.

Bởi, Phó Giáo sư Bùi Mạnh Hùng nói rằng, cách dạy của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống hiệu quả hơn, dạy âm vần tiết kiệm thời gian hơn. Cụ thể, sách này dạy âm đầu "pờ" trong bài dạy âm PH (âm phờ). Trước khi học âm PH, học sinh được luyện đọc âm "pờ", chứ không học âm "pờ" riêng và không có từ ứng dụng riêng cho âm đầu "pờ".

"Cách dạy này rất quen thuộc với đông đảo giáo viên dạy tiếng Việt lớp 1 trên cả nước trong 20 năm qua. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, kế thừa cách dạy này", Phó Giáo sư Bùi Mạnh Hùng khẳng định.

Tuy vậy, trên một số diễn đàn báo chí, thầy cô, chuyên gia ngôn ngữ và bạn đọc vẫn băn khoăn: sách Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) dạy lướt chữ P, âm "pờ" thì học sinh có bị thiệt thòi hay không?

Yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 1

Sách Tiếng Việt 1, Kết nối tri thức với cuộc sống chỉ dạy lướt chữ P, âm "pờ". (Ảnh: Phan Thế Hoài)

Chuyên gia ngôn ngữ nói gì?

Ngày 27/2, trao đổi với người viết, Phó Giáo sư Nguyễn Hồng Cổn (Đại học Quốc gia Hà Nội) lí giải, sách Tiếng Việt 1 (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, Phó Giáo sư Bùi Mạnh Hùng làm Tổng Chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành) không dạy chữ P độc lập (ghi phụ âm đầu /p-/) như các chữ khác vì một số lí do sau đây.

Thứ nhất, trong tiếng Việt hiện nay, phụ âm đầu /p-/ được ghi bằng chữ cái P chỉ xuất hiện trong một vài từ ngoại lai (pa-nô, pi-a-nô) hoặc tên riêng (Pa Cô, Sa Pa...), là các từ ngữ khó đọc, khó hiểu, khó viết đối với lớp 1, nếu đưa vào làm ngữ liệu minh hoạ sẽ vi phạm yêu cầu của chương trình.

Thứ hai, lí do ít quan trọng hơn là về mặt khoa học, phụ âm đầu /-p/ chưa đựợc thừa nhận là một âm vị trong hệ thống âm vị tiếng Việt nên không hợp lý lắm nếu xử lý P như chữ cái ghi các âm khác (ai muốn chứng minh /p-/ là phụ âm đầu tiếng Việt thì viết bài tranh luận với Giáo sư Đoàn Thiện Thuật, Giáo sư Mai Ngọc Chừ).

Phó Giáo sư Nguyễn Hồng Cổn nói thêm, trường hợp chữ P không được tách riêng (ở phần dạy kết hợp với nguyên âm) không phải là ngoại lệ. Chữ Q, thậm chí được dùng để ghi phụ âm đầu /k-/ của tiếng Việt, nhưng cũng không được tách riêng mà phải qua QU (qua, quê, quý...) vì không có từ ngữ nào có Q kết hợp trực tiếp với nguyên âm.

Vậy, cách thiết kế không tách chữ P riêng như vậy của sách Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) có ảnh hưởng đến việc việc dạy chữ P và âm /p/ hay không và có sai với chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo không?

Yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 1
Sách Tiếng Việt 1 Chương trình năm 2000 dạy âm "pờ" với tư cách âm đầu trong bài dạy âm PH (phờ), chứ không dạy tách riêng. (Ảnh: Phan Thế Hoài)
Yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 1

Sách Tiếng Việt 1 những năm 70, 80 dạy chữ P, âm "pờ" riêng biệt. (Ảnh: Phan Thế Hoài)

Phó Giáo sư Nguyễn Hồng Cổn cho biết, cách thiết kế không tách chữ P không ảnh hưởng gì đến việc dạy chữ P và âm /p/ vì học sinh vẫn được dạy viết chữ P qua bảng chữ cái, chữ kép PH, cách đọc âm "pờ" qua một vài từ có phụ âm đầu p- (ví dụ, pin) và các vần có phụ âm cuối -p (ap, op, ip...).

Vì đây mới là lớp 1 nên sách giáo khoa không thể đưa hết tất cả các từ khó có chữ/âm "pờ" vào bài đầu, học sinh có thể học chúng ở các bài sau, lớp sau. Ngay cả các chữ/âm được thiết kế dạy riêng nhưng rất nhiều từ/tiếng (đặc biệt là tên riêng) có các chữ này cũng không thể dạy ngay ở lớp 1 thậm chí là cấp 1, ví dụ: H’Hen Nie, Y Blôk, Sêrêpôk...

"Cách thiết kế dạy chữ P như vậy cũng không có gì sai với chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo vì yêu cầu của chương trình Tiếng Việt 1 là dạy cho học sinh biết phân biệt, đọc và viết đúng các chữ/âm chứ không qui định cụ thể thiết kế trong sách giáo khoa như thế nào, giáo viên phải dạy như thế nào", Phó Giáo sư Nguyễn Hồng Cổn nói thêm.

Cùng quan điểm, Phó Giáo sư Hoàng Dũng, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống dạy âm "pờ" với tư cách âm đầu trong bài dạy âm PH (phờ), chứ không dạy tách riêng.

Vì sao lại như vậy? Có thể kể hai lý do: thứ nhất, âm "pờ" có trong một số địa danh (Sa Pa, Pò Hèn), mà tên riêng thì thông thường không dùng trong phần dạy phát triển vốn từ. Thứ hai, âm "pờ" chỉ xuất hiện trong các từ mượn chưa được Việt hóa (a-pa-tít, pít-tông…), mà với học sinh lớp 1, mới chỉ đi học được 5-6 tuần, không nên chọn dạy lớp từ này.

Ngoài cách thiết kế dạy chữ P riêng của sách Tiếng Việt 1 còn cách nào nữa không?

Yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 1

Tổng chủ biên Tiếng Việt 1: SGK bộ Kết nối có dạy chữ P (pê) và âm P (pờ)

Phó giáo sư Nguyễn Hồng Cổn lí giải, cách thiết kế không để chữ P (và cả Q) riêng không phải là sáng tạo riêng của sách Tiếng Việt 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) mà được kế thừa từ sách Tiếng Việt 1 – chương trình 2000, trong đó các chữ P, Q được thiết kế dạy cùng các chữ kép PH, QU, theo kiểu P-PH, Q-QU nhưng không có các từ minh hoạ riêng cho P và Q.

Bên cạnh cách thiết kế này cũng có cách thiết kế tách P phụ âm đầu riêng, lấy ví dụ minh hoạ là các từ như pin, pi-a-nô, pa-nô, Sa Pa (sách Tiếng Việt 1 bộ Chân trời sáng tạo, Cánh Diều).

Vấn đề đặt ra là, cách thiết kế tách chữ P phụ âm đầu riêng như vậy đúng hay sai, có tốt hơn cách thiết kế không tách riêng chữ P của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống không?

Phó Giáo sư Nguyễn Hồng Cổn nêu quan điểm, nếu không quá câu nệ về mặt lý thuyết (coi p- là phụ âm đầu tiếng Việt), thì cách thiết kế như vậy cũng không có gì sai nhưng nó đòi hỏi học sinh phải học một số từ được coi là khó, không phải học sinh lớp 1 nào cũng biết như đã nói ở trên.

"Để đánh giá cách thiết kế nào tốt hơn cho việc dạy và học chữ P có lẽ cần phải tiến hành khảo sát kết quả dạy và học chữ P theo các sách đó. Tuy nhiên, tôi cho rằng sẽ không có khác biệt nhiều lắm vì thiết kế theo cách nào thì yêu cầu đạt được cũng phải là viết, đọc được các từ có chữ P", Phó Giáo sư Nguyễn Hồng Cổn nhận định.

Liên quan đến việc dạy chữ P, âm "pờ", theo tìm hiểu của tôi, sách Tiếng Việt 1 những năm 70, 80 của thế kỉ trước dạy chữ P, âm "pờ" riêng biệt như những chữ cái khác.

Cụ thể, sách học vần những năm 70 dạy chữ P, âm "pờ" qua các từ "pin" (pin, pin, pin) - mô phỏng âm thanh tiếng còi xe và "đèn pin". Sách học vần những năm 80 dạy chữ P, âm "pờ" qua các từ "pí pa pí pô".

Tài liệu tham khảo:

https://baoquocte.vn/chuyen-gia-ngon-ngu-len-tieng-ve-sgk-tieng-viet-1-khong-day-am-p-175409.html?fbclid=IwAR3xErfsFi89beI9LrL8TBzlYUsutUJecH7U0sVTteRnBDsAa6YbeVlLK0o

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Thạc sĩ Phan Thế Hoài