Cách tính tỷ lệ thu hồi công nợ

Cách tính tỷ lệ thu hồi công nợ

Tỷ lệ nợ xấu là gì, vì sao cần biết tỷ lệ nợ xấu và làm sao để tính tỉ lệ này?... Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau.

Tỷ lệ nợ xấu là gì?

Nợ xấu trong tiếng Anh là Non - Performing loan ratio được viết tắt thành NPL, hay còn được gọi bằng thuật ngữ phổ thông hơn là bad debt. 

Tỷ lệ nợ xấu là thuật ngữ bạn thường nghe thấy khi làm việc hoặc đọc các thông cáo báo chí về ngành ngân hàng. Thực tế là cụm thuật ngữ này được dùng để chỉ các khoản nợ khó đòi, có thời hạn quá hạn lớn và được cho là khó có khả năng thu hồi. Nó chính là các khoản ngân hàng cho khách hàng vay nhưng khi đến hạn thu hồi, ngân hàng không thể đòi được do khách hàng làm ăn thua lỗ, đóng cửa dẫn đến mất khả năng thanh toán. 

Các thời hạn dành cho mỗi khoản nợ khác nhau sẽ khác nhau, tuy nhiên thời hạn thường gặp dành cho các khoản vay ngắn hạn là 90 - 180 ngày. 

Nói ngắn gọn, tỷ lệ nợ xấu là khoản không có khả năng thu hồi.

Biết tỷ lệ nợ xấu để làm gì?

Mục đích của tỷ lệ nợ xấu là gì và ai cần đến con số này? Các nhà phân tích tài chính thường sử dụng tỷ lệ nợ xấu để so sánh chất lượng danh mục cho vay giữa các ngân hàng. Các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao có thể dẫn đến thất bại của ngân hàng. Các nhà kinh tế kiểm tra tỷ lệ nợ xấu để dự đoán bất ổn tiềm ẩn trên thị trường tài chính. Nhà đầu tư có thể cần biết tỷ lệ nợ xấu để chọn nơi đầu tư tiên của mình. Họ sẽ xem các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp là khoản đầu tư có rủi ro thấp hơn so với các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao.

Công thức tính tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = tổng nợ xấu/tổng dư nợ

Ngân hàng nhà nước Việt nam có quyết định 492/2005/QĐ - NHNN vào ngày 22 tháng 4 năm 2005 về các khoản dư nợ tín dụng từ khách hàng được chia loại từ nhóm 1 đến nhóm 5 tương đương với các loại nợ:

-       Nợ đủ tiêu chuẩn

-       Nợ cần chú ý

-       Nợ dưới tiêu chuẩn

-       Nợ nghi ngờ

-       Nợ có khả năng mất vốn

Trong đó các khoản nợ thuộc nhóm từ (3) đến (5) được coi là nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng và mức độ rủi ro của danh mục cho vay mà ngân hàng có, số lượng đồng nợ xấu trên tổng số 100 đồng cho vay. 

Khi ngân hàng gặp rắc rối hoặc có vấn đề trong việc quản lý chất lượng các khoản vay từ khách thì tỷ lệ nợ xấu có tình trạng tăng cao hơn trung bình trong ngành và có chiều hướng tăng lên. 

Khi tỷ lệ này thấp so với trung bình ngành và có chiều hướng giảm tức là ngân hàng đang quản lý tốt các khoản vay tín dụng. Hoặc cũng có trường hợp ngân hàng dùng chính sách xóa nợ, thay đổi các phân loại của khoản nợ. 

Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam vẫn trong khoảng 0,98% đến gần 3% từ thống kế của một trang web uy tín trong ngành ngân hàng. 

Phân loại nợ xấu

Nợ đủ tiêu chuẩn 

Là các khoản nợ còn trong hạn thanh toán và được chủ nợ đánh giá là có thể thu hồi được cả gốc lẫn lãi đúng hạn định.

Có thể là các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được chủ nợ đánh giá là có khả năng thu hồi được cả gốc lẫn lãi bao gồm cả lãi quá hạn. 

Nợ cần chú ý

Là các khoản vay nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày. Hoặc các khoản nợ cần phải điều chỉnh hạn trả nợ lần đầu. Khoản nợ này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi, tuy nhiên vẫn có dấu hiệu của khả năng trả nợ kém.

Nợ dưới tiêu chuẩn               

Khoản này bao gồm những khoản vay quá hạn từ 91 đến 180 ngày; những khoản nợ đã gia hạn lần đầu tiên; những khoản đã miễn hoặc giảm lãi; những khoản vay mà ngân hàng không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn; những khoản vay khiến ngân hàng có khả năng tổn thất. 

Nợ nghi ngờ

Khoản này thuộc nhóm nợ mà các khoản vay quá hạn từ 181 đến 360 ngày; những khoản vay này đã nợ cơ cấu lại thời hạ trả nợ lần đầu mà vẫn tiếp tục quá hạn dưới 90 ngày; hoặc những khoản vay đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2… và có khả năng gây tổn thất cho chủ nợ cao. 

Nợ có khả năng mất vốn

Đây là nhóm các khoản vay nợ quá hạn trên 360 ngày. Đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhiều lần nhưng vẫn không thể thu hồi nợ. Những khoản vay không còn khả năng thu hồi, gây mất vốn. 

Tác động của việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu

Khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng gia tăng khả năng tiếp cận vốn của khách hàng do lãi suất và điều kiện vay vốn trở nên khó khăn hơn. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sự lưu thông dòng vốn vào sự phát triển của nền kinh tế. 

Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì nguy cơ ảnh hưởng đến dòng vốn của các ngân hàng thương mại càng to. Đây là nguyên nhân chính kiềm chế sự lưu thông của tín dụng trong nền kinh tế. 

Tỷ lệ nợ xấu cao là biểu hiện của chất lượng cho vay thiếu hiệu quả. Hoạt động tín dụng đạt kết quả thấp, ảnh hưởng khả năng thanh khoản, giới hạn sự phát triển của hoạt động tín dụng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngân hàng, hạ thấp năng lực cạnh tranh của ngân hàng. 

Ngoài việc đánh giá các tổ chức tín dụng, ngân hàng thông qua tỷ lệ nợ xấu thì cũng cần xem xét thực trạng nền kinh tế và người vay ở nhiều phương diện trên cơ sở khách quan và chủ quan.

Nợ xấu luôn là điều mà các ngân hàng thương mại quan ngại nhất. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến ngân hàng trên nhiều phương diện do đó các ngân hàng đang rất quan tâm đến việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất có thể.

Hi vọng qua các thông tin chia sẻ về tỷ lệ nợ xấu là gì và những điều liên quan sẽ phần nào giải đáp thắc mắc của bạn về khía cạnh này.

Hà Phương

Trong bán hàng, ở rất nhiều công ty thì việc thu nợ là do chính nhân viên bán hàng phải là người đốc thúc khách hàng trả nợ để từ đó nhận được hoa hồng bán hàng trên doanh số thu được chứ không phải doanh số bán được. Để thưởng cho nhân viên kinh doanh thu nợ tốt hơn cần có 1 chỉ tiêu đánh giá khả năng thu nợ của từng nhân viên bán hàng. Tuy nhiên đánh giá chính xác khả năng thu nợ của 1 nhân viên bán hàng thì cần dựa vào nhiều yếu tố. Đơn cử sau đây là 1 cách tính chỉ số này: - Chỉ số thu nợ (%)= doanh thu đã thu/tổng doanh thu bán được Chỉ số này có thể tốt nhưng có thể gặp tình huống là: + tiền đã thu trong tháng = tiền thu của doanh thu tháng trước + tiền thu được được của doanh thu tháng này. ==> dẫn tới: có thể tiền thu được trong tháng lớn hơn hoặc gần bằng doanh thu tháng này ==> chỉ số nợ gần 100% --> không hợp lý do doanh thu tháng này vẫn còn nhiều khoản chưa thu được. Do vậy người ta nghĩ tới chỉ số thứ 2 là tỷ lệ nợ còn lại: - Tỷ lệ nợ còn lại (%) = Nợ còn lại/tổng doanh thu tháng Ở tình huống này thì cũng có trường hợp tương tự xãy ra khi một nhân viên bán hàng tháng trước còn treo nợ sang tháng sau, nhưng vẫn chưa thu được hết nợ dẫn đến chỉ số nợ = (tiền chưa thu được của tháng này + tiền chưa thu được của tháng trước (hoặc trước nữa))/doanh thu tháng này. Thử 1 ví dụ: Nhân Viên__DT tháng 1__Nợ cuối T1___chỉ số nợ T1__DT tháng 2__Thu trong T2___Nợ cuối T2___Chỉ số nợ T2 A_________150.000.000__50.000.000____33.33%____ 30.000.000__20.000.000______60.000.000__200% B__________60.000.000__30.000.000____50%_______40.000.000__10.000.000______60.000.000__150%

Như vậy liệu đánh giá này có chính xác. Mong nhận được thêm ý kiến từ các anh chị có kinh nghiệm.

Toggle signature

Đây là suy nghĩ của ncxn Mục tiêu: xét thưởng, phạt hàng tháng đối với NV bán hàng Nội dung: Xét tỷ lệ thu hồi công nợ trong kỳ Phương pháp: -Định thời hạn chốt công nợ: em lấy là tháng (ngày cuối tháng) -Qui định: công nợ tồn không quá 3 tháng (kiểm soát công nợ)

-Tỷ lệ thu hồi công nợ =tổng số tiền thu được trong tháng /(công nợ tồn đến tháng trước+công nợ phát sinh tháng này)

* Nhận xét -tỷ lệ thu hồi công nợ luôn nhỏ hơn 1 (100%) >>>phản ánh năng lực thu hồi công nợ của từng nhân viên -nếu để xét thưởng, phạt thì dùng tỷ lệ thu hồi công nợ như trên có người doanh số thấp >>>công nợ thấp nhưng tỷ lệ thu hồi công nợ lại cao. Vì thế để "công bằng" khi xét tỷ lệ thu hồi công nợ người ta còn xét luôn chỉ tiêu về doanh số (tỷ lệ DS =doanh số đạt được/ doanh số kế hoạch).

---------------------------

Toggle signature

Nói ít làm nhiều
Lặng lẽ kiếm tiền-lặng lẽ tiêu

Đời là bể khổ, vượt qua bể khổ gọi là qua đời!

Cách tính tỷ lệ thu hồi công nợ

Em thường cộng lũy kế dư nợ để tính cho nhân viên thu nợ. Và tính trên tỷ lệ% nợ đã thu / dự thu tháng. Ví dụ:

------------Tháng1-----Tháng2

Doanh thu---100---------150 Dự thu------100---------170 Đã thu--------80----------100 Tỷ lệ----------80%--------58,8%

Dư nợ---------20----------70

Bên mình hàng tháng giao kế hoạch thu tiền cho nhân viên kinh doanh gồm số nợ đến hạn, quá hạn và 50% doanh thu kế hoạch (do đặc thù dịch vụ). Cuối tháng đánh giá theo tỷ lệ % nợ đã thu / kế hoạch tháng.

Cách tính tỷ lệ thu hồi công nợ

Hì, post bài ủng hộ ku Bình cái nhé. Theo tớ, ví dụ của cậu hơi bị đơn giản, tại sao cậu lại chỉ tính công nợ tháng này và tháng trước, thế còn những tháng trước nữa thì sao? Tớ attach 1 cái file về bảng đánh giá tuổi nợ bên dưới làm ví dụ, theo tớ, có thể phân hệ số cho từng khoảng nợ (như cho các môn học thời mình còn đi học ấy, văn: hệ số 2, toán: hệ số 2.v.v...) Nợ dưới 30 ngày: hệ số 1 Nợ từ 30 ngày - 60 ngày: hệ số 2 Nợ từ 60 ngày - 90 ngày: hệ số 3 ... Tức là người nào có khoảng nợ càng lâu thì hệ số tính sẽ càng cao, sao đó tính hệ số trung bình bằng cách:

(Số tiền phải thu 30 ngày x hệ số nợ 30 ngày)+ (Số tiền 90 ngày x hệ số 90 ngày).../ Tổng số nợ

Hì, mới suy nghĩ được tới đó thôi, tạm post lên đây đã, theo cậu thì thế nào?

(hix, trước giờ ko quen làm mấy cái này...)

Toggle signature

There is nothing either good or bad, but thinking makes it so.

Xin lỗi mấy hôm nay bận nên chưa vào hồi âm topic này được. Nay vào trả lời các bác đây: @nguoiconxunui: Đó là đánh giá công nợ rất hay nhưng vô hình chung bỏ qua những khoảng công nợ dài hạn không xử lý được. Vì công nợ tính tới tháng trước chưa hẳn là công nợ của tháng trước mà có thể là của nhiều tháng trước. Rất cảm ơn bác vì từ bác, tui suy nghĩ ra vấn đề hay hơn nữa. tui sẽ tập trung lại và post lên 1 lần @Darkmoon: Cảm ơn chú, Các của chú khá giống với nguoiconxunui. @Pearl59: Cảm ơn bác, đó cũng là 1 cách hay. Thật ra tỷ lệ nợ thu 50% cho doanh thu trong tháng đó là đặc thù chung của của bán lẽ cho nhiều công ty do vậy. Với tỷ lệ này mình có thể tính kế hoạch thu nợ dựa vào số nợ quá hạn, chẳng hạn mình cho rằng số nợ qua 5 ngày là quá hạn thu nợ dù có thể không nói với khách hàng điều đó. @naviah: Vâng, việc đưa ra ví dụ về nợ tháng trước chỉ là để cho đơn giản chứ thật tình em cũng không mong là nó có thể đơn giản như vậy. Việc đưa ra tỷ lệ nợ quá hạn tính theo số lượng này quá hạn như bác rất hay, có điều cái trọng số đó, theo em nghĩ có thể hợp lý hơn nếu mình tính theo số ngày vì em thấy rằng: trọng số là 1 cho những cái quá hạn 30 ngày có thể bị phản đối do: 1 ngày cũng là 1 mà 30 ngày cũng là 1, tương tự 31 ngày thì trọng số là 2 trong khi 60 ngày thì trọng số cũng là 2. Em thử đề nghị cách tính số ngày nợ quá hạn trung bình như ví dụ trong file đính kèm (dựa theo file của Naviah) Cách tính trong file:

- Số ngày nợ trung bình = Tổng sigma(khoản nợ x số ngày quá hạn)/tổng nợ.

Toggle signature

Sửa lần cuối: 20/9/08

Anh chị giúp em về cách thu hồi công nợ sao cho hiệu quả!

Em chào anh chị .Em có một vấn đề muốn được sự chỉ giúp của anh chị.Em vừa mới bắt đầu nhận vào làm kế toán công nợ cho một công ty dược .Các sếp giao cho em việc chăm sóc khách hàng và thu hồi công nợ nhưng thực tình em chưa biết gì về cách thu nợ thế nào cho hiệu quả cả.Em co đọc qua về mây bài viết của các anh chị nhưng em ko biết nên tìm ra phương pháp nào cho mô hình của cty em. Các anh chi giúp em với vì em bắt giặc tay vo lần đầu tiên em làm kế toán công nợ.Em cảm ơn các anh chị !::0sleep:

chào cuncon! bạn chịu khó đi thôi,sát xao với khách hàng,khi đó bạn sẽ biết được khi nào khách hàng có tiền và lúc đó là lúc dễ thu hồi nợ nhất.bạn có phương pháp khác thì mình cùng tham khảo nhé.

Đây là suy nghĩ của ncxn Mục tiêu: xét thưởng, phạt hàng tháng đối với NV bán hàng Nội dung: Xét tỷ lệ thu hồi công nợ trong kỳ Phương pháp: -Định thời hạn chốt công nợ: em lấy là tháng (ngày cuối tháng) -Qui định: công nợ tồn không quá 3 tháng (kiểm soát công nợ)

-Tỷ lệ thu hồi công nợ =tổng số tiền thu được trong tháng /(công nợ tồn đến tháng trước+công nợ phát sinh tháng này)

* Nhận xét -tỷ lệ thu hồi công nợ luôn nhỏ hơn 1 (100%) >>>phản ánh năng lực thu hồi công nợ của từng nhân viên -nếu để xét thưởng, phạt thì dùng tỷ lệ thu hồi công nợ như trên có người doanh số thấp >>>công nợ thấp nhưng tỷ lệ thu hồi công nợ lại cao. Vì thế để "công bằng" khi xét tỷ lệ thu hồi công nợ người ta còn xét luôn chỉ tiêu về doanh số (tỷ lệ DS =doanh số đạt được/ doanh số kế hoạch). ---------------------------[/QUOTE Em thấy ý kiến của anh về theo dõi doanh thu dựa vào công nợ khá hay, và đây cũng là yêu cầu sếp em mong muốn ,. Nếu được anh/ chị có thể cho em xin bảng theo dõi doanh thu dựa vào khả năng thu nợ và số lượng bán hàng của nhân viên kinh doanh được không ạ ? .

Em cám ơn nhiều ạ .

Chào các bạn lời đầu tiên cho mình gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả các Anh, Chị, Em trong webketoan ạ, và hnay mình có câu hỏi mong là các Anh, chị có kinh nghiệm giải đáp giúp mình ạ.
Ai có mẫu biểu của nhập xuất tồn nhập liệu hàng ngày để cuối tháng xem số lượng còn tồn chi tiết và sử dụng cho dễ hiểu gửi cho mình được ko ak. xin cảm ơn./.

ai có fiel quản lý vật tư cho phù hợp gửi mình được ko ak, mình xin cảm ơn

Cách tính tỷ lệ thu hồi công nợ

chào các bạn Topic này cũng đã lâu rồi, nhưng xin được phép "đào mộ" lên để góp ý với cương vị hiện tại là 1 chuyên viên quản lý công nợ Về việc tính toán và đánh giá chỉ số thu nợ nên dựa trên 2 tiêu chí: Nợ đã thu trong kỳ và Tổng nợ đến hạn, quá hạn (không dựa trên tổng nợ phát sinh hay Tổng nợ luỹ kế) Công nợ phải được phân làm 3 nhóm: Trong hạn, đến hạn và quá hạn (phân loại dựa vào ngày hoá đơn và ngày đến hạn thanh toán)

Ví dụ: Nếu tổng nợ quá hạn là 45 triệu, nợ đến hạn cần phải thu là 55 triệu, trong kỳ thu được 30 triệu (lấy số phát sinh tăng TK Tiền đối ứng với bên Có TK 131) thì chỉ số thu nợ là 30%

Cách tính tỷ lệ thu hồi công nợ