Đề thi xây dựng văn bản pháp luật

1 – Nghị quyết QPPL của HĐND huyện A:

a) Không thể có hiệu lực ngay tại ngày ký ban hành.

b) Trong quy trình xây dựng và ban hành luôn được thẩm tra bởi các Ban của HĐND huyện A;

c) Có thể bị bãi bỏ, đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực bởi chính Hội đồng nhân dân tỉnh A;

d) Có thể được dịch ra tiếng nước ngoài.

2 – Quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước ban hành năm 2017 quy định về quy trình kiểm toán:

b) Ghi số và ký hiệu như sau: “Số 05/QĐ-KTNN”;

c) Luôn phát sinh hiệu lực không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày ký ban hành

d) Trong trường hợp cần thiết có thể quy định hiệu lực trở về trước.

3 – Văn bản nào sau đây không phải là văn bản QPPL:

a) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê chuẩn kết quả bầu cử Phó chủ tịch UBND tỉnh A;

b) Quyết định của UBND huyện A ban hành năm 2017 về bãi bỏ VBQPPL của chính mình

c) Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước năm 2017 về chương trình bồi dưỡng kỹ năng Kiểm toán nhà nước;

d) Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam ban hành năm 2014 về Hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định pháp luật về hòa giải cơ sở.

4 – Hiệu lực về thời gian của Văn bản quy phạm pháp luật:

a) Không chỉ là thời điểm phát sinh và thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bản đó.

b) Không chỉ là loại hiệu lực duy nhất được xác định trong văn bản quy phạm pháp luật;

c) Nhất thiết phải ghi nhận trong chính VBQPPL của các chủ thể có thẩm quyền ban hành;

d) Chỉ là sự xác định các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện những nghĩa vụ nào.

5 – Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật:

a) Không chỉ thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ;

b) Có thể được điều chỉnh bởi văn bản QPPL của ủy ban thường vụ Quốc hội;

c) Do Chính phủ, Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;

d) Có thể thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính Phủ quy định.

6 – Dự án, dự thảo văn bản nào sau đây luôn phải được thẩm định:

a) Dự án luật của Quốc hội;

b) Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về bãi bỏ Quyết định số XX/2014/QĐ-TTg;

c) Dự thảo quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về quy trình kiểm toán;

d) Dự thảo thông tư của Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ.

7 – Văn bản quy phạm pháp luật có thể bị bãi bỏ bởi:

a) Chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

b) Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;

c) Cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền;

d) Giám đốc Sở Tư pháp.

8 – Quyết định thành lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ:

a) Không là văn bản quy phạm pháp luật;

b) Được ban hành theo trình tự, thủ tục được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

c) Là văn bản quy phạm pháp luật;

d) Có thể được Phó Thủ tướng Chính phủ ký thay (KT.) Thủ tướng.

9 – Văn bản quy phạm pháp luật:

a) Nhất thiết phải được kiểm tra theo quy định của Nghị định số 34/2016/NĐ- CP;

b) Có thể là văn bản sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật;

c) Có thể là văn bản đính chính văn bản quy phạm pháp luật;

d) Chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

10 – Những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên do:

a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định.

b) Chính phủ quy định.

c) Quốc hội quy định.

d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.

Đáp án: 1b,d; 2ad; 3acd; 4ab; 5ab; 6bd; 7ac; 8ad; 9bd; 10ab

Bán trắc nghiệm môn xây dựng văn bản pháp luật – Đề 2

1 – Hội đồng tư vấn thẩm định:

a) Có thể do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập;

b) Luôn chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ-

c) Thành phần có thể gồm các chuyên gia, nhà khoa học;

d) Có thể do Giám đốc Sở Tư pháp thành lập.

2 – Văn bản nào sau đây là văn bản quy phạm pháp luật:

a) Nghị quyết của Chính phủ năm 2017 về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới;

b) Nghị quyết của Quốc hội về ngưng hiệu lực của Luật X để giải quyết vấn đề kinh tế- xã hội phát sinh;

c) Quyết định của Thủ tướng ban hành năm 2017 về bãi bỏ Quyết định số xx/201 6/QĐ-TT g;

d) Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh A về đình chỉ thi hành quyết định trái pháp luật của UBND huyện B.

3 – Các văn bản quy phạm pháp luật không thuộc thẩm quyền ký ban hành của Thủ tướng Chính phủ:

a) Nghị định của Chính phủ;

b) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

c) Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

d) Nghị quyết liên tịch của UBTVQH với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4 – Quy tắc xây dựng và ban hành văn bản pháp luật:

a) Có thể là những quy tắc được pháp luật quy định;

b) Có thể là những quy tắc thực tiễn;

c) Không chỉ được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

d) Chỉ được áp dụng trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

5 – Thẩm định:

a) Không chỉ được áp dụng đối dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước;

b) Là thủ tục bắt buộc đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND cắp huyện;

c) Có nội dung thẩm định tương tự nội dung thẩm tra

d) Chủ thể thẩm định không thể đồng thời là chủ thể thẩm tra

6 – Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh X:

a) Có thể là văn bản hành chính;

b) Nhất thiết phải quy định thời điểm phát sinh hiệu lực trong chính VB đó;

c) Có thể được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;

d) Có thể bị đình chỉ, bãi bỏ bởi chính Hội đồng nhân dân tỉnh X.

7 – Địa danh, ngày tháng năm ban hành văn bản của UBND thành phố Bến Tre thuộc tỉnh Bến Tre được ghi như sau:

a) Bến Tre, ngày 9 tháng 01 năm 2017

b) Bến Tre, ngày 09 tháng 01 năm 2017

c) Thành phố Bến Tre, ngày 09 tháng 01 năm 2017

d) Tinh Bến Tre, ngày 09 tháng 01 năm 2017

8 – Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ:

a) Phải đánh số trang văn bản theo thứ tự từ trang đầu tiên đến trang cuối cùng của văn bản.

b) Có thể sử dụng từ ngữ nước ngoài;

c) Nhất thiết do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập Ban soạn thảo;

d) Có hiệu lực cao hơn Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

9 – Công văn của Ủy ban nhân dân huyện X, tỉnh Y do bộ phận Văn phòng của UBND soạn nhằm giải quyết vấn đề phát sinh trong lĩnh vực kinh tế:

a) Ghi số và ký hiệu như sau: số: 30/UBND-VP;

b) Có bộ phận “số” có thể được ghi theo hệ thống số chung của cơ quan, tổ chức do Văn thư thống nhất quản lý;

c) Ghi số và ký hiệu như sau: số: 30/UBND-KT.

d) Nhất thiết phải lưu bản gốc có đóng dấu và sắp xếp theo thứ tự đăng ký tại văn thư của cơ quan, tổ chức.

10 – Chủ thể có thẩm quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh:

a) Hội đồng Dân tộc

b) Ủy ban Pháp luật

c) Thủ tướng Chính phủ

d) Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

ĐÁP ÁN: 1cd; 2bc; 3cd; 4abc; 5abd; 6ac; 7b; 8cd; 9cd; 10abd

Ghi chú: Bài viết được được tặng hoặc được sưu tầm hoặc được biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện đáp án chưa chính xác, vui lòng góp ý tại phần Bình luận. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: ; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: . Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Tuyển tập 6+ đề thi môn xây dựng văn bản pháp luật các trường Đại học Luật Việt Nam. Thân chúc các bạn học tốt và đạt nhiều thành tích cao.

TỪ KHÓA: Đề thi Luật, Văn bản pháp luật, Xây dựng pháp luật, Xây dựng văn bản pháp luật

1. Đề thi môn xây dựng văn bản pháp luật lớp Hành chính 39

Cập nhật ngày 30/12/2015.

Đề thi xây dựng văn bản pháp luật

  • Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
  • Lớp: HC39
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL

Trắc nghiệm

Chọn một đáp án đúng nhất trong mỗi câu sau – (2 điểm)

1 – Nội quy:

a – Luôn được ban hành đính kèm theo một văn bản khác

b – Là một loại văn bản được ban hành độc lập

c – Chỉ do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành

d – Là văn bản không có tên loại

2 – Văn bản quyết định:

a – Do Thủ tướng Chính phủ ban hành luôn là văn bản quy phạm pháp luật

b – Do UBND cấp tỉnh ban hành có thể có hiệu lực kể từ ngày ký

c – Chỉ do cơ quan làm việc theo chế độ thủ trưởng ban hành

d – Không có hình thức ký thay mặt (TM.) trong văn bản

3 – Nghị quyết của HĐND tỉnh A:

a – Không nhất thiết phải có hoạt động thẩm tra trước khi ban hành

b – Nếu là văn bản quy phạm pháp luật thì có thể quy định hiệu lực trở về trước.

c – Do Chủ tịch HĐND ký thừa lệnh.

d – Không thể được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn.

4 – Bộ trưởng Bộ Tài chính:

a – Không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước.

b – Có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật với tên gọi là quyết định.

c – Hình thức văn bản để bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do chính mình ban hành chỉ có thể là thông tư;

d – Có thể bãi bỏ văn bản do UBND cấp tỉnh ban hành liên quan đến lĩnh vực chuyên môn mà Bộ mình quản lý.

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

1 – Các dự án luật luôn phải được thẩm định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2 – Sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật chỉ thuộc về thẩm quyền của chính chủ thể đã ban hành văn bản QPPL đó.

3 – UBND cấp tỉnh có quyền bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật của UBND cấp tỉnh.

4 – Công văn của Sở Nội vụ do Văn phòng Sở soạn thảo thì ghi số và ký hiệu là: Số:…/SNV-CV.

Bài tập

Hãy soạn thảo văn bản của đơn vị sự nghiệp công lập gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để hỏi về vấn đề tuyển sinh. (4 điểm)

Xem thêm đề thi

2. Đề thi môn xây dựng văn bản pháp luật lớp Quốc tế 39

Cập nhật ngày 02/12/2016.

  • Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
  • Lớp: QT39
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL

Trắc nghiệm

Chọn một đáp án đúng nhất trong mỗi câu sau – (2 điểm)

1 – Thành phần Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình bao gồm:

a – Thủ tướng Chính phủ và các thành viên của Chính phủ

b – Đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ

c – Đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp và Thủ tướng Chính phủ

d – Các thành viên của Chính phủ

2 – Văn bản quyết định:

a – Do Thủ tướng Chính phủ ban hành luôn là văn bản quy phạm pháp luật

b – Có thể thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng chính phủ, Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam.

c – Không có hình thức ký thay mặt (TM.) trong văn bản

d – Chỉ do cơ quan làm việc theo chế độ thủ trưởng ban hành

3 – Chủ thể nào sau đây có quyền đình chỉ thi hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật:

a – Chính phủ đình chỉ văn bản của UBND cấp tỉnh trái với nhiều ngành, lĩnh vực.

b – HĐND tỉnh đình chỉ văn bản của UBND cùng cấp.

c – Giám đốc Sở Tư pháp đình chỉ văn bản của UBND cấp huyện.

d – Chủ tịch UBND cấp huyện đình chỉ nghị quyết của HĐND cấp xã.

4 – Thẩm quyền quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội thuộc về:

a – Quốc hội.

b – Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

c – Chính phủ;

d – Bộ Tư pháp.

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

1 – Quyết định về việc phê duyệt dự án di dân, tái định cư của các dự án nhà mát điện hạt nhân tại Ninh Thuận của Thủ tướng Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật.

2 – Chỉ có các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh mới có thẩm quyền đề nghị xây dựng quyết định của UBND cấp tỉnh.

3 – Quy chế là một loại văn bản được ban hành độc lập.

4 – Quyết định quy phạm pháp luật của UBND tỉnh luôn ghi nhận thời điểm phát sinh hiệu lực và phạm vi không gian có hiệu lực ngay trong văn bản đó.

Bài tập

Anh chị hãy giúp chủ thể  có thẩm quyền soạn thảo văn bản bổ nhiệm ông Nguyễn Văn P, hiện là Phó Giám đốc Sở Tài chính giữ chức vụ Giám đốc Sở Tài chính thành phố TN nhiệm kỳ 5 năm. (4 điểm)

3. Đề thi môn Xây dựng văn bản pháp luật lớp Hình sự 39-2

Cập nhật ngày 26/12/2016.

  • Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
  • Lớp: HS 39.2
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
  • Giảng viên ra đề: ThS Nguyễn Thị Nhàn

Nhận định

Giải thích các nhận định đúng hay sai sau đây: (4 điểm)

1 – Công văn mời họp của Công ty X là văn bản áp dụng pháp luật

2 – Ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật có thể không có chữ viết tắt của tên loại văn bản.

3 – Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội do Chính phủ quy định.

4 – Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh A về việc phê chuẩn cơ cấu các Sở và cơ quan ngang Sở là văn bản quy phạm pháp luật.

Trắc nghiệm

Chọn đáp án đúng (2 điểm)

Câu 1 – Chủ thể có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật là:

a – Chủ tịch Quốc hội.

b – Chủ nhiệm UBND cấp tỉnh

c – Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc

d – Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Câu 2 – Quyết định của Chủ tịch UBND có ghi số và ký hiệu là:

a – Số 14/QĐ-UBND

b – Số 14/2015/QĐ-UBND

c – Số 14-2015/QĐ-CTUBND

d – Số 14/QĐ-CTUBND

Câu 3 – Hiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật:

a – Là loại hiệu lực duy nhất được xác định trong văn bản quy phạm pháp luật;

b – Chỉ bao gồm thời điểm phát sinh hiệu lực của văn bản đó.

c – Không chỉ được ghi nhận trong văn bản quy phạm pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền ở trung ương.

d – Chỉ là sự xác định các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện những nghĩa vụ nào.

Câu 4 – Xác đinh văn bản hành chính trong các trường hợp sau:

a – Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2015 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp.

b – Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập trường Đại học X (thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo)

c – Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp.

d – Nghị quyết của Quốc hội về việc thực hiện chế định thừa phát lại.

Bài tập

Anh chị hãy giúp UBND địa phương soạn thảo văn bản ban hành quy chế làm việc của UBND địa phương đó. (4 điểm)./.

4. Đề thi môn Xây dựng văn bản pháp luật lớp Thương mại 39

Cập nhật ngày 06/01/2017.

  • Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
  • Lớp: TM 39
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL

Trắc nghiệm

Chọn đáp án đúng (2 điểm)

Câu 1 – Phó Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền:

a – Ký thừa lệnh những văn bản mà Quy chế tổ chức và hoạt động của UBND cho phép.

b – Quyết định ban hành văn bản QPPL của UBND cấp huyện theo trình tự, thủ tục rút gọn.

c – Trình dự thảo văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh.

d – Ký thay Chủ tịch UBND những văn bản thuộc lĩnh vực phân công phụ trách.

Câu 2 – Nghị quyết của HĐND tỉnh A

a – Có thể có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày HĐND ban hành?

b – Không thể được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn.

c – Chỉ do UBND cùng cấp trình.

d – Có thể có hiệu lực trở về trước khi quy định việc hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi bão lụt.

Câu 3 – Chủ thể có thẩm quyền xử lý và hình thức xử lý đối với văn bản QPPL của UBND cấp huyện trái pháp luật

a- HĐND cấp huyện: bãi bỏ, hủy bỏ.

b – UBND cấp tỉnh: đình chỉ.

c – Chủ tịch UBND cấp tỉnh: bãi bỏ, đình chỉ.

d – Chủ tịch HĐND cấp huyện: bãi bỏ.

Câu 4 – Thủ tướng Chính phủ

a – Có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn.

b – Đình chỉ, bãi bỏ văn bản QPPL của HĐND cấp tỉnh ban hành trái pháp luật.

c – Ban hành văn bản QPPL dưới hình thức quyết định, chỉ thị.

d – Thẩm định nghị định của Chính phủ ban hành.

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? (4 điểm)

1 – Thủ tướng Chính phủ có quyền sửa đổi thông tư của Bộ trưởng Bộ Công thương.

2 – Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp huyện phải được đăng công báo trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ký ban hành.

3 – Hoạt động thẩm tra được áp dụng đối với tất cả văn bản QPPL do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành.

4 – Ngày hết hiệu lực của nghị định luôn được quy định ngay tại nghị định đó.

Bài tập

Anh chị hãy giúp cơ quan có thẩm quyền soạn thảo văn bản bổ nhiệm Phó trưởng Phòng Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Sở Tư pháp tỉnh KH./.

5. Đề thi môn Xây dựng văn bản pháp luật lớp TMQT 42

Cập nhật ngày 24/12/2018.

  • Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
  • Lớp: TMQT 42
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
  • Giảng viên ra đề: Thầy Dũng

Trắc nghiệm

Chọn một đáp án đúng trong mỗi câu sau (2 điểm)

1 – Quyết định quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ sẽ hết hiệu lực toàn bộ khi

a – Được đính chính bởi chủ thể có thẩm quyền.

b – Được sửa đổi bởi chính cơ quan ban hành.

c – Hết thời hạn có hiệu lực được quy định trong văn bản.

d – a và c đều đúng.

2 – Thẩm quyền giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra Thông tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thuộc về:

a – Chánh Văn phòng Bộ Tài chính

b – Phó Thủ tướng Chính phủ

c – Chính Bộ trưởng ban hành Thông tư đó

d – Bộ trưởng Bộ Tư pháp

3 – Văn bản nào sau đây là văn bản QPPL

a – Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính

b – Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc tổng kết kinh nghiệm xét xử năm 2017

c – Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

d – Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về chuẩn mực kiểm toán

e – Đáp án a, b và c đúng

4 – Việc sử dụng từ ngữ nước ngoài trong văn bản pháp luật

a – Chỉ được sử dụng khi không có từ ngữ Tiếng Việt tương ứng thay thế

b – Một số trường hợp cần thiết phải được phiên âm sang Tiếng Việt

c – Luôn luôn được giải thích cụ thể trong phần giải thích thuật ngữ của văn bản

d – Đáp án a và b đúng

Nhận định

Những câu nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

1 – Văn bản QPPL của HĐND và UBND có thể được quy định hiệu lực trở về trước.

2 – Chủ thể có thẩm quyền về xử lý văn bản QPPL phải dùng văn bản QPPL để xử lý một văn bản QPPL khác có sai sót.

3 – Chỉ có Chính phủ mới được quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội.

4 – Bộ phận địa danh ghi trên văn bản là tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở tại đó.

Bài tập

Ngày 03/12/2018, Công ty A tiến hành bàn giao các thiết bị dạy học cho trường Đại học B. Anh chị hãy giúp các chủ thể có liên quan soạn thảo một văn bản ghi nhận lại hoạt động này./.

6. Đề thi môn Xây dựng văn bản pháp luật lớp Dân sự K41

Cập nhật ngày 23/12/2019.

  • Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
  • Lớp: DS41
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
  • Giảng viên ra đề: Cô Dung

Trắc nghiệm

Chọn một đáp án đúng trong mỗi câu sau (2 điểm)

1 – Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền

a – Kiến nghị về luật, pháp lệnh;

b – Phối hợp với nhau để ban hành thông tư liên tịch

c – Đề nghị đình chỉ thi hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp tỉnh trái với ngành, lĩnh vực do mình phụ trách

d – Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của HĐND cấp tỉnh trái Hiến pháp, luật.

2 – Xác định văn bản hành chính trong các trường hợp sau

a – Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước về quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình.

b – Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2015 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Viện nghiên cứu lập pháp.

c – Văn bản của Bộ trưởng sửa đổi thông tư do mình ban hành.

d – Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2015.

3 – Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt tổng biên chế công chức năm 2019 ghi số và ký hiệu là

a – Số 30/QĐ-TTg

b – Số 30/2019/QĐ-TTCP;

c – Số 30/2019/QĐ-TTg

d – Số 30/QĐ-TTCP

4 – Việc ngưng hiệu lực của Văn bản quy phạm pháp luật

a – Chỉ xảy ra trong trường hợp VBQPPL bị đình chỉ thi hành

b – Có thể được tiến hành theo trình tự, thủ tục rút gọn

c – Luôn làm chấm dứt hiệu lực của VBQPPL đó

d – Nhất thiết phải đăng Công báo

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

1 – Trong văn bản của Trường Đại học Kinh tế quốc dân đóng trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, yếu tố “địa danh và ngày tháng năm ban hành” được trình bày như sau:

Hai Bà Trưng, ngày 05 tháng 2 năm 2019

2 – Đề nghị xây đựng nghị quyết QPPL của HĐND cấp tỉnh luôn được thẩm định.

3 – Trong trường hợp cần thiết, VBQPPL của UBND cấp xã có thể sử dụng từ ngữ địa phương để đảm bảo tính dễ hiểu.

4 – Bộ trưởng Bộ Xây dựng có thể dùng quyết định để đính chính thông tư do chính mình ban hành.

Bài tập

Anh chị hãy giúp chủ thể có thẩm quyền soạn thảo văn bản phù hợp để bổ nhiệm Chánh văn phòng của một cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh./. (4 điểm)

GHI CHÚ: Nếu bạn có đề thi muốn chia sẻ hãy gửi cho chúng tôi qua email: để chia sẻ cho các bạn học viên khóa sau nhé! Trân trọng!