Đối với cây rừng vì sao phải gieo với mật độ dày

Họ Và Tên:Lớp:MSSV:GVGD:ĐỀ CƯƠNG TRỒNG RỪNGCâu 1: Lý do cải thiện giống cây rừng:- Lí do để cải thiện giống cây rừng, trước đây diện tích rừng VN chiếm ¾ diện tích cả nướcvới đa dạng loại hình và loài cây (rừng ngập mặn: 0,5 tr ha, chua phèn).- Dân số tăng, kéo theo đất canh tác nông nghiệp cũng tăng theo, các khu rừng có năng suấtở đồng bằng bị khai thác để sản xuất nông nghiệp dẫn đến diện tích rừng giảm.- Nhu cầu sản phẩm lâm nghiệp tăng cả về chất lượng lẫn số lượng, đối tượng canh tác ngàycàng giảm dẫn đến mâu thuẫn khó giải quyết.- Năng suất sinh trưởng.- Chất lượng gỗ và sản phẩm ngoài gỗ tốt.- Chống chịu được các điều kiện bắt lợi và sâu bệnh.Trước tình hình này cần phải:- Nhập gỗ từ nước ngoài: Giá thành cao không đủ để đáp ứng nhu cầu.- Chọn giống cây trồng phù hợp với lập địa: Thâm canh rừng trồng, tác động vào tỉa thưathấp, nước, phân bón, giúp rút ngắn luân kì khai thác. Cải thiện giống cây rừng có tốc độsinh trưởng nhanh trên những vùng đất sấu sau khi bị khai thác cạn kiệt, để đáp ứng nhu cầucon người.Câu 2: Các phương pháp cải thiện hạt giống cây rừng (về trước mắt và lâu dài):Phương pháp 1:Chọn lựa và sử dụng ngay các nguyên liệu trồng rừng tốt từ các cá thể rừng và cây ưu tú đãđược chọn lựa ở rừng tự nhiên hoặc rừng trồng.Chuyển hóa rừng sản xuất/kinh tế thành rừng giống. Rừng được chọn không quá trẻ,không quá già, đang ở tuổi sắp thành thục, mật độ đầy đủ và phát triển. Chọn lựa cây tốtnhất cho các phẩm tính tốt, cấp độ phì. Đào thải những cây có phẩm chất xấu, giữ lại tốt đểcó thế hệ con có phẩm chất tốt đạt cao.Phương pháp 2: Sử dụng lai nhân tạo để cải tạo bằng biện pháp lai nhân tạo trongcùng một loài hay giữa các loài trong cùng một chi thực vật.Câu 3: Phương pháp xây dựng vườn giống vô tính: Phương pháp bố trí ngẫu nhiên.Câu 4: Phương pháp thu hái, chế biến, tồn trữ hạt giống:4.1. Phương pháp thu hái:4.1.1. Phương pháp thu lượm hạt giống trên mặt đất:Trang 1Phương pháp này được áp dụng cho những loại có quả hạt to. Trước tiên, ta nênvệ sinh bên dưới cây cần thu hoạch và trải 1 tấm bạt hoặc lớp plastic bên dưới gốc cây đểhứng quả. Phương pháp thu lượm này nên thực hiện càng sớm càng tốt trách sâu bệnh,chim… gây hư hại. Không nên thu lượm đợt đầu tiên vì phẩm chất không tốt.4.1.2. Phương pháp thu hái hạt giống trên cây đứng:- Đối với cây thấp, kích thước nhỏ có thể đứng dưới dùng sào hay kéo cắt đểthu hái quả hạt.- Đối với cây có kích thước lớn và cao thì ta phải leo lên cây. Nhưng phải đảmbảo an toàn nên trang bị bảo hiểm và dùng dụng cụ thu hái tốt. Những cây ưu việc thườngxuyên thu hoạch thì nên lắp đặt hệ thống thang leo cố định.4.1.3. Phương pháp thu lượm trên mặt nước: Được áp dụng đối với rừng ngập mặn.4.1.4. Phương pháp thu lượm dưới mặt đất: Là phương pháp thu lượm nhờ vào động vật nhưkiến, mối… Đào những lỗ dưới hốc cây để thu lượm hạt4.2. Phương pháp chế biến:4.2.1. Tách hạt:- Tách hạt là công việc tách rời hạt ra khỏi quả hay chùy.- Kỹ thuật tách hạt: Rửa hạt => xay xát => đập quả => sấy khô => phân tách hạt ra => cắtcánh => làm sạch hạt.- Đối với quả thịt thì đòi hỏi tách hạt công phu hơn và cần phòng ,máy móc, rây nhiều kíchcỡ và cần xay xát.- Đối với quả chùy thì cần phải ủ và phơi tự nhiên.- Còn một số loại quả khác thì cần đập vở để tách hạt.4.2.1.1. Làm sạch hạt để tồn trữ:Làm sạch hạt bằng cách sàn sảy hay lượm bằng tay trên lưới rây. Ngoài ra, với trường hợpsố lượng hạt nhiều, thì dùng hệ thống rây sàn tự động kết hợp với máy gây rung động.4.2.1.2. Những biện pháp tách hạt:- Xay xát quả: Đầu tiên ta trộn quả với nước cho mềm và rã ra, sau đó thay nước, khuấy vàvò nát để hạt rời ra khỏi thịt và được chìm xuống đáy. Tiếp đó gạn bỏ và thay nước nhiềulần. Cuối cùng dùng rây có kích thước lọc phần hạt.- Làm sạch hạt quả khô: Chỉ cần dùng rây, sàn, quạt hay đập nhẹ là có thể làm sạch hạt.- Sấy, ủ quả hay chùy: Dùng cho hạt thông hay một số loại khác như hạt phi lao.Ta nên đặtquả hay chùy trên một khung lưới có kích thước phù hợp cho hạt tách xuyên qua lưới rơitrên lớp bạt hay nilông. Phơi dưới ánh nắng mặt trời hay dưới mái che, bạt phủ tránh mưa.Thường xuyên trộn để giảm nhiệt và thúc đẩy hạt thoát khỏi quả hay chùy. Có thể rút ngắnthời gian bằng cách sấy nhân tạo.- Đập nhẹ để tách hạt: Sử dụng đối với quả nang, quả khô. Dùng tay, que, gậy... đập để táchhạt, với những hạt cứng thì có thể dùng tác động mạnh hơn để tách hạt khỏi quả. Cần nắmrõ mức độ chịu đựng của hạt đối với sự va chạm tránh gây tổn thương đến hạt khi áp dụngcách đập để tách hạt.4.2.1.3. Những biện pháp làm sạch hạt:- Cắt và vò cánh: Cách này dùng với hạt lá kim và một số loài cây lá rộng có mang cánh. Cóthể đập hoặc giẫm lên lớp hạt có cánh để tách rời cánh khỏi hạt.Nên dùng máy bàn chải, cónốt hay lưới thép để ép hạt tách rời khỏi cánh để tránh gây tổn thương cho hạt.- Quạt gió: Thổi bay bụi, hạt rỗng... giữ lại hạt tốt, hạt chắc.- Sàn sẫy hạt: Dùng để loại trừ tạp vật lớn hay có trọng lượng lớn hơn hạt giống. Có thể sànlọc qua nhiều rây kích thước khác nhau.Trang 2- Làm sạch hạt bằng máy rung hay máy quay ly tâm: Khi rung động tạp chất và hạt sẽ tựphân biệt ra với nhau vì có trong lượng khác nhau.- Làm nổi hạt trên mặt nước: Hạt tốt khi ngâm vào nước thì sẽ chìm xuống đáy, còn đối vớitạp chất nhẹ và hạt rỗng thì sẽ nổi lên trên mặt nước để dễ dàng được gạn lọc. Khi sử dụngcách này ta nên sấy khô lại sau khi làm sạch. Với hạt lớn nặng thì biện pháp này rất tiện lợi.4.3. Tồn trữ hạt giống:Điều quan trọng nhất là tạo ra điều kiện tồn trữ sao cho sự phân hóa của hạt càng chậm càngtốt.* Mục đích:- Bảo quản độ sống ở mức cao nhất, thời gian kéo dài theo yêu cầu.- Giúp hạt kéo dài độ sống nhằm đảm bảo cung cấp nguyên liệu trồng rừng cho cả nhữngnăm mất mùa.4.3.1. Ảnh hưởng của sâu bệnh đến hạt giống:- Mầm sâu có trước trong hạt, trước khi tồn trữ cho nên ta cần xông hơi thuốc hoặc phơi sấytrong lò sấy ở nhiệt độ 40oC trước khi đem tồn trữ.- Nên tồn trữ hạt ở nhiệt độ và ẩm độ không khí thấp để hạn chế sự phát triển của nấm mốc.4.3.2. Sự hô hấp của hạt giống- Cường độ hô hấp của hạt bị chi phối bởi 2 yếu tố là:+Lượng nước chứa trong hạt càng thấp thì hạt hô hấp càng yếu.+ Nhiệt độ càng thấp thì hô hấp càng giảm- Làm chậm quá trình phân hóa của hạt.4.3.3. Những phương pháp tồn trữ khô:- Là phương pháp tồn trữ không kiễm soát nhiệt và ẩm độ. Hạt chứa trong bao bì chất thànhtừng đống đặt ở nơi thoáng mát. Cần xử lý phòng ngừa trước khi đem đi tồn trữ. Phươngpháp tồn trữ thích hợp ở nơi có ẩm độ không khí thấp, nhiệt độ mát như vùng ôn đới.- Tồn trữ trong bình, lọ đậy kín: Nên chứa hạt trong bình cách 20% khoảng trống, tạokhoảng cách giữa các bình chồng lên nhau. Thích hợp để tồn trử hạt ở vùng nhiệt đới, kéodài độ sống hơn 1 năm.- Tồn trữ khô lạnh trong bình đậy kín: Là phương pháp kiểm soát nhiệt và ẩm độ. Nhiệt độthích hợp từ 0oC-5oC.4.3.4. Những phương pháp tồn trữ ẩm:- Tồn trữ trong đất hay trên mặt đất: Áp dụng ở vùng ôn đới. Hạt giống được trộn, ủ với cátẩm hay than bùn được cất giữ thành đống trên mặt đất.- Tồn trữ trong dòng nước chảy: Đối với loài đước, vẹt được tồn trữ trong dòng nước chảynhốt dưới các ngăn lưới thép bè.4.3.5. Những phương pháp khác:- Nhúng hạt trong paraffin tạo 1 lớp áo kín.. và gói hạt trong vật liệu giữ ẩm như rong rêu.- Cất trữ hạt trong bình thật kín, rút hết không khí và thay thế bằng khí trơ như khí nitơ.-Cất hạt trong phòng có nhiệt độ bình thường nhưng thật khô ráo.4.3.6. Một số kết quả nghiên cứu về tuổi thọ hạt giống cây rừng ở Việt Nam:Biện pháp tồn trữ=>Nên tồn trữ hạt sến mủ trong phòng lạnh.Hạt mới thu hoạch1. Phòng thông thường2. Phòng điều hòa3. Phòng lạnh 10oCTrang 3=>Hạt dầu rái tồn trữ ở phòng điều hòa ẩm độ và nhiệt độ cho tỉ lệ hạt nẩy mầm cao nhất sovới những biện pháp tồn trữ còn lại.Câu 5: Các chỉ tiêu phẩm chất hat giống: Định nghĩa, cách xác định và ý nghĩa:Có 5 chỉ tiêu:5.1. Độ thuần của hạt:- ĐN: là những hạt xuất hiện bình thường về mọi mặt bên ngoài, có hay không có cấu tạohoàn chỉnh bao gồm nhân hay phôi hoàn chỉnh bên trong- Cách xác định:+ Xác định trọng lượng mẩu thử trước với cân có độ chính xác 0,2 g. Sau đóloại trừ tạp vật ra khỏi hạt thuần.+ Cân lượng hạt thuần còn lại trong mẩu thử và tính độ thuần như sau:Trọng lượng hạt thuầnPP% = ----------------------------- x 100Trọng lượng mẩu thử+ Để tránh sai số cần lập lại ít nhất là 3 lần.- Ý nghĩa: cho biết tỉ lệ hạt thuần so với tạp vật và các hạt khác.5.2. Trọng lượng hạt:- Cách xác định: Đếm 1000 hạt thuần sau khi đã xác định độ thuần và cân trọnglượng của chúng bằng g với độ chính xác 0,1 g. Lập lại nhiều lần để tính trọng lượng hạtbình quân.- Ý nghĩa: Cho biết số lượng hạt trong một đơn vị trọng lượng (Kg), hay trọng lượngtính bằng gam của 1000 hạt thuần.5.3. Tỉ lệ hạt chắc:- Cách xác định: Sử dụng 1000 hạt và lấy ra 500 hạt, cắt từng hạt bằng dao theo chiềudọc. Ghi nhận số hạt có nhân, phôi hoàn chỉnh để tính tỉ lệ:Số hạt chắcTỉ lệ hạt phát triển tốt = --------------- x 100500- Ý nghĩa: xác định tỉ lệ hạt có nhân và phôi bình thường5.4. Lượng nước chứa trong hạt:- Cách xác định:+ Cân 2 mẩu nhỏ hạt thuần >10g và riêng biệt. Cân trọng lượng hạtchính xác đến 0,1g và sấy cho đến khi trọng lượng hạt không giảm qua 2 ngày cân đo liêntiếp.+ Sau khi để hạt nguội lại, hạt được đem đi xác định lại trọng lượng và lượng nước chứatrong hạt như sau:Trọng lượng mẩu trước sấy - Trọng lượng mẩu đã sấyMC % = ------------------------------------------------------------------- x 100Trọng lượng mẩu trước sấyTrang 4+ Lấy số trung bình cộng của 2 mẩu hạt đem phân tích làm giá trị của chỉ tiêu phần trămlượng nước chứa trong hạt.- Ý nghĩa: tính được hàm lượng nước chứa trong hạt5.5. Tỉ lệ nẩy mầm: Là xác đinh tỉ lệ phần trăm hạt trong 1 lô hạt có thể sản xuất thành mộtlượng cây con như thế nào? Nó cũng dùng để so sánh chất lượng của lô hạt giống này với lôkhác cùng loại cây.Câu 6: Các phương pháp xử lý hạt ngủ:6.1. Xử lý các loại hạt có vỏ cứng:- Làm trầy hạt.- Xử lý bằng hóa chất (acid).- Ngâm hạt vào nước có nhiệt độ khác nhau.- Biện pháp dùng sút ăn mòn (caustic soda).6.2. Xử lý hạt ngủ bên trong (phôi ngủ): Tủ một lớp áo lên bên ngoài hạt.Câu 7: Kỹ thuật sản xuất các loại cây con trong vườn ươm và các biện pháp kỹ thuậthuấn luyện cây con trước khi xuất vườn:7.1. Chọn lựa địa điểm:* Nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm vườn ươm: nguồn nước, tính chất của đất, tìnhtrạng thực bị và cỏ dại, địa hình của khu vực,vị trí giao thông và sinh hoạt, nguồn lao độngtại chỗ và khoảng cách đối với nơi trồng trong nhiều năm.+Nguồn nước: là yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn địa điểm cho vườn ươm.+Tính chất của đất:độ pH của đất, đất dễ làm việc và tiêu nước dễ.+ Cỏ dại: lựa chọn địa điểm vườn ươm tốt phải ít cỏ hàng năm và cỏ lâu năm+tiểu địa hình liên hệ đến hướng và mùa: nên chọn nơi độ dốc đủ để thoát nước nhưng ko bịxói mòn đất. Tránh chọn địa điểm hướng gió chính và mạnh. Ảnh hưởng của mùa ko quantrọng lắm đối với phía nam VN vì tia nắng ko quá lớn và ko ảnh hưởng bởi gió lào hay gióbắc. Ở phía bắc và duyên hải trung phần nên bố trí theo hướng Đông Tây để tránh ảnhhưởng gió Lào hay gió mùa Đông Bắc.+ thuận tiện giao thông và liên lạc: chủ yếu là xe cộ có thể đi tới vườn để chuyên chởnguyên vật liệu sx và cây con dễ dàng.+ Nguồn lao động: số lượng lao động cần huy động để thực hiện các công đoạn sản xuấttrong vườn ươm tùy thuộc kích thước và quy môn sx.+ Khoảng cách của vườn ươm đến nơi trồng rừng: nên chọn vườn ươm là trung tâm điểmcủa các vùng trồng rừng chính.7.2. Xử lý hạt giống: Bao gồm : Ngâm, ủ, rửa chua hạt hàng ngằy và đặt hạt nơi môi trườngẩm thích hợpp như cát, giấy thấm...sau khi hạt đã bắt đầu nảy mầm chúng ta chọn lựa hạtnứt nanh đem gieo riêng biết trên liếp hay bầu đất.- Gieo thẳng: Biện pháp kỹ thuật này áp dụng đối với những hạt lớn không thông qua giaiđoạn cấy cây con. Sau khi xử lý được gieo thẳng theo hàng và khoảng cách nhất định, ng taphải gieo từ 2 đến 5 hạt tại 1 vị trí do phân suất nẩy mầm của hạt không cao.- Cấy cây con: chuyển cây con từ liếp gieo đến liếp nuôi cây hay bầu đât.Trang 5Các nguyên tắc để cấy thành công cây con:+ Đất trong liếp cấy hay bầu đất phải đủ ẩm, không thừa nước.+ Cây cấy phải được giở nhẹ khỏi nơi gieo bằng các dụng cụ thích hợp: xẻng, bay, que cấy…+ Cây cấy sau khi nhổ ra khỏi liếp gieo phải được giữ ẩm,đặt dưới bóng che, nơi khuât gióvà nhanh chóng cấy chúng vafp liếp cấy hay bầu đất.+ Cây con phải được cấy thẳng, rễ không bị uốn cong.+ Trước khi cấy, cây con được xén rễ vì kích thích ra rễ và loại bỏ phần rễ bị dập nát.+ Cổ rễ pahir được đặt ngang hay thấp hơn mặt đất một ít.+ Cây cấy phải được nén nhẹ quanh gốc sau khi lấp đất.+ Cây sau khi cấy phải được tưới nước đều đặn và giữ trong bóng mát một thời gian cho câyphục hồi lại.7.3. Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con trong vườn ươm.-Biện pháp tưới nước: tưới “ không quá nhiều và không quá ít” hay nói cách khác phải giữđất ẩm chứ ko bị bão hòa bởi nước. Đất quá ẩm ướt sẽ thúc đẩy phát triển nấm bệnh pháttriển, gây rễ chết do thiếu độ không khí. Nhưng thiếu nước cây con sẽ mất cân đối lượngnước bù đắp với lượng nước mất đi do bị bốc hơi và để sinh trưởng mới. Tưới vào lúc sángsớm hay chiều tối.- Chăm sóc làm cỏ: cỏ dại cạnh trăng nước và dưỡng chất của cây con, nên phải loại trừthường xuyên. Chăm sóc làm cỏ bằng thủ công hay hóa chất,.-Dàn che bóng cho cây con: Dàn che bóng có nhiệm vụ bảo vệ cho cây con khỏi bị nhữngtrận mưa nặng hạt và nắng gắt. Bóng che phải được giảm dần càng sớm càng tốt để cây conphát triển bình thướng dưới ánh sáng hoàn toàn.- Sâu bệnh hại:+ Hạt nên tồn trử bảo vệ bằng xông hơi thuôc hay cất trữ trong bình kín đểtránh sâu bệnh xâm hại.+ Cây con nên được phun thuốc bảo vệ trừ sâu.+ Chim và thú gặm nhấm: Phòng ngừa chúng bằng lưới kẽm rên liếp gieo hay hộc gieo7.4. Huấn luyện cây con trước khi trồng rừng:- Huấn luyện cây con cứng cáp: Là biện pháp kĩ thuật giúp cho cây con gần xuất vườn trởnên cứng cáp và chịu đựng tốt hơn khi đem đi trồng. Nội dung chủ yếu là cân đối lại sự sinhtrưởng của cây bằng cách giảm lượng nước tưới, ngưng tưới nước ít nhất 1-2 tuần, khôngbón thêm phân cho cây . đôi khi còn áp dụng cả việc cắt rễ hay đảo bầu và cắt bỏ bớt lá vàphần non của cây hạ dần độ tàn che cho đến khi mở trống hoàn toàn (nếu cây cần che bóngtrong khi gieo ươm).- Tiêu chuẩn cây con xuất vườn đem đi trồng rừng: Đánh giá chất lượng cây dựa vào các chỉtiêu kích thước và sự cân bằng rễ và các bộ phận trên không. Tất cả cây sau bệnh, tổnthương, dị dạng hay không có khả năng sinh trưởng trong tương lai đều phải được loại bỏkhông tiếc rẻ. những vật liệu trồng có tiềm năng sinh trưởng tốt mới được đem ra trồngrừng.- Phân phối cây con đem trồng: Đối với cây rễ trần, liếp cần được tưới đẫm nước vào buổichiều trước ngày xuất cây khỏi vườn ươm. Đối với cây con có bầu, cần tưới đẫm nước mộtngày trước khi xuất vườn. Chú ý không bao giờ chuyên chở cây con trên thùng xe trầnkhông có che nắng gió vì tán cây non sẽ bị hư hại nghiêm trọng do nắng gắt và gió mạnh.Câu 8: Thiết kế trồng rừng và viết công thức trồng rừng trong 1 lô:8.1. Thiết kế trồng rừng- Phương pháp: Phương pháp của Toumey và Korstian đã được áp dụngphổ biến cho thiết kế trồng rừng ở nhiều nơi trên thế giới.Trang 6- Các điểm chính sau của phương pháp cần được lưu ý:+ Xác định diện tích và phạm vi trồng rừng.+ Điều tra các điều kiện tự nhiên sinh học, dân sinh kinh tế của khu vực.+ Phân chia diện tích trồng thành khu, khoảnh, phân khoảnh và lô với lô là đơn vị tácnghiệp trồng rừng đồng nhất về mặt kinh phí và kỹ thuật.+ Xác định được tính chất của rừng trồng và các biện pháp để trồng rừng.+ Xác định các kinh doanh hổ trợ (trồng trọt, chăn nuôi, vv.).+ Xác định được địa điểm vườn ươm và kỹ thuật gây tạo cây con phục vụ cho+ Xác định được thời gian triển khai công việc trồng rừng, dự toán lao động.- Nội dung của thiết kế trồng rừng:+ Đặc điểm sinh học nơi trồng rừng: vị trí, độ cao,địa hình....+ Mục đích của trồng rừng là trực tiếp hay gián tiếp.+ Cơ sở để phân chia đất trồng rừng: địa hình, thổ nhưỡng, cơ giới vv.+ Các biểu tổng hợp cho từng lô.+ Kế hoạch chăm sóc rừng trồng trong 5 năm đầu.+ Lịch thời gian để thi công.+ Các hệ thống hổ trợ: hệ thống đường giao thông, thiết kế vườn ươm vv.+ Các bản đồ địa hình, thực bì, đất và thiết kế trồng rừng.+ Phiếu lý lịch rừng trồng: Phiếu lý lịch này cần được ghi chú thời điểm của các biện phápkỹ thuật áp dụng và các biến cố xảy ra nếu có. Sau đây là mẩu lý lịch do cơ quan FAO (1970) đề nghị cho lô trồng rừng:+Số hiệu lô, phân khoảnh, và khoảng trồng rừng; loại cây trồng và nguồn hạt giống.+Mật độ và mô hình trồng rừng.+Diện tích lô.+Ngày tháng năm trồng, ước lượng số cây trồng, hình thức cây con đem trồng.+Số lượng trồng dặm.+ Các biến cố và kỹ thuật tác động đến rừng trồng theo thời gian.8.2. Công thức trồng rừng trong 1 lô:a1 - XA x ------------STrang 7A : công thức kỹ thuật trồng rừnga1: lôX: tên khoa học của loài cây trồngS: diện tích lô tính bằng haCâu 9: Phương pháp và phương thức trồng rừng:9.1. Phương pháp trồng rừng:Là PP sử dụng các vật liệu trồng rừng khác nhau để trồng rừng như: hạt giống, cây con,hay cành vô tính và gồm có 2 PP9.1.1. Phương pháp trồng rừng hạt:- Còn được gọi là phương pháp trồng rừng trực tiếp, nguyên liệu là hạt giống, đây làphương pháp kinh tế nhất vì không có chi phí cho sản xuất cây con- Ưu điểm:+ PP này rất mềm dẻo khi áp dụng, nó không bị chi phối bởi sự sản xuất cây con tạivườn ươm và hạt giống thì được tồn trữ dễ dàng hơn so với cây con.+ Không có các tổn thất khi cấy cây và bứng cây đi trồng+ Mật độ gieo hạt dày khi gieo thẳng nên chất lượng của rừng lấy gỗ sau này sẽ tốthơn.+ Chi phí trồng hạ do không có sản xuất cây con tại vườn ươm.- Khuyết điểm:+ Chi phí trồng thẳng cao, chuẩn bị đất và chăm sóc làm cỏ thường xuyên.+ Cây nẩy mầm và phát triển kém và thường bị chết vào mùa khô.+ Sự thành công của PP thường bấp bênh, nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố.9.1.2. Phương pháp trồng rừng bằng cây con:- PP trồng cây hoang dã lấy trong rừng tự nhiên: Được thực hiện với một số loài câymà đặc điểm của chúng là rất khó gieo ươm trong vườn ươm do hạt mất khả năngnẩy mầm nhanh hay vì một vài lý do khác.- PP trồng cây con rễ trần: Chỉ được trồng ở các điều kiện hoàn cảnh thuận lợi và loàicây trồng có sức chịu đựng tốt dễ sống.- PP trồng cây con có bầu: được nuôi dưỡng trong mỗi bầu riêng biệt được chứa trongmột loại vỏ bầu và chúng ta thường tháo bỏ nó khi trồng cây+ Ưu điểm: Hệ rễ cây không hay ít bị rối loại do trồng. Có tỉ lệ sống cao hơn sau khi trồng ở nơi có hoàn cảnh khó khăn và chúng cósinh trưởng ban đầu rất nhanh. Công việc vận chuyển cây con không lệ thuộc vào tốc độ trồng rừng+ Khuyết điểm: Chi phí cao hơn so với PP trồng rừng bằng cây con rễ trần, vận chuyển cao giáhơn, chuẩn bị ruột bầu tốn kém. Kỹ thuật đào hố công phu hơn và kích thước hố tùy thuộc vào kích thước bầu.- PP trồng bằng stumps: Phương pháp này lần đầu tiên áp dụng trồng ở Á châu vàokhoảng 1920 và đã đạt một kết quả thành công cho các loài cây có rễ cái lớn và dài.+ Ưu điểm:Trang 8Chở dễ dàng và cây trồng sẽ hồi phục nhanh và đều đặn.Giảm lượng thoát nước từ cây do đó rừng trồng có tỉ lệ sống cao.Các chất dự trữ trong rễ cái sẽ giúp chồi thân phát triển nhanh.Stumps dễ tồn trữ và chuyên chở đi trồng ở xa.Trồng cây thì đơn giản và tổn phí thấp.Chi phí thấp hơn trồng cây bằng phương pháp cây con có bầu.Trồng rừng có thể được tiến hành sớm do vậy thời gian trồng sẽ dài.Kết quả trồng tốt hơn cho một vài loài cây.9.2. Phương thức trồng rừng:Xác định phương thức dựa vào điều kiện cụ thể (mục tiêu trồng rừng, điều kiện lậpđịa, đặc tính sinh vật học của loài cây) mà xác định.- Rừng trồng thuần loài:- Rừng trồng hỗn loài:+ Hỗn giao từng cây+ Hỗn giao theo hàng+ Hỗn Giao thành Đám+ Hỗn Giao Dưới TánMật độ của rừng trồng: Người ta áp dụng nhiều mật độ khác nhau để xây dựngrừng trồng khác nhau. loài cây trồng và mục đích của rừng trồng. Để xác định tỉ lệ hỗn giaohợp lý, chủ yếu phải dựa vàoĐiều kiện hoàn cảnh của nơi trồng rừng: Nơi có hoàn cảnh tốt, thuận lợi, cây consẽ sinh trưởng nhanh do đó có khoảng sống lớn hơn so với cây sinh trưởng nơi hoàn cảnhkhó khăn, xấu.Mục đích của rừng trồng: Nếu rừng trồng có mục đích phòng hộ, băng cản lửa,chống gió và xói mòn đất thì mật độ trồng rừng phải lớn để cây mau chóng khép tán pháthuy tác dụng phòng hộ. Đối với rừng trồng để cung cấp nguyên liệu giấy sợi, rừng khôngcần được tỉa thưa, độ dài của thân và sự ra cành nhánh của cây chỉ là những chỉ tiêu phụ nênmật độ trồng đầu tiên cũng là mật độ sau cùng khi khai thácĐặc điểm tăng trưởng của cây trồng: Khoảng cách trồng giữa các cây trồng trongrừng trồng phải được điều chỉnh theo sức tăng trưởng, khả năng sinh cành nhánh bên và tỉ lệsống của cây trồng tại địa điểm.Điều kiện của thị trường: Nơi mà gỗ cừ cột có kích thước nhỏ đến trung bình có giátrị và nhu cầu, thì rừng trồng cần có mật độ dày và áp dụng tỉa thưa để lấy sản phẩm cừ cộtcho nhu cầu thị trường tại địa phương. Nếu nhu cầu gỗ cừ cột không lớn lắm và giá trị củachúng không đủ bù đắp với tổn phí tỉa thưa thì nên trồng rừng thưa hơn.Kích thước của vật liệu đem ra trồng rừng: Cây con có kích thước nhỏ nên đượctrồng gần nhau hơn so với cây con có kích thước lớn, và phẩm chất tốt hơn.Ngoài mật độ của rừng trồng, điều kiện cụ thể còn có cách sắp xếp và bố trí cây trồngthông thường có các loại bố trí cây trồng như sau:- Trồng cây theo khoảng cách vuông.- Trồng cây theo hình chữ nhật hay theo hàng.- Trồng cây theo khoảng cách tam giác đều.- Phương cách 2 hình vuông chồng lên nhau của Toumey và Kortian.Trang 9- Phương cách bán đều và bất đều.Câu 10: Các biện pháp kĩ thuật trong thâm canh rừng trồng:10.1. Làm cỏ:Là 1 công việc tốn kém nhưng cần thiết và phải tiến hành 1 cách triệt để nhất là giaiđoạn rừng non.- Loại trừ cỏ dại bằng 3 cách:+ Làm cỏ thủ công hay cơ giới: Được áp dụng bất cứ thời điểm nào khi cỏ dại vừamới nhú ra khỏi mặt đất bằng cuốc, cắt hay phạt.+ Sử dụng hóa chất diệt cỏ: Dùng dù tỷ lệ ít cũng rất nguy hiểm vì tác hại lâu dài+ Dùng các loài thực vật mọc nhanh phủ đất để loại trừ cỏ gây hại, cung cấp chấtxanh tạo đất rừng trồng.10.2. Bón phân:Bón phân cho rừng trồng sẽ giúp tăng sinh trưởng và nhất là phát triển chiều caorừng trồng.- Các triệu chứng bên ngoài của thực vật khi chúng thiếu dưỡng chất:+ Thiếu đạm: tăng trưởng chậm lại, lá thu nhỏ lại và hơi vàng, mặt lá ko rõ gân.+ Thiếu P: khó xác định, một vài lá kim khi thiếu P lá sẽ đổi màu xanh biếc, tím, tím nâuthành màu đỏ...còn ở lá rộng, cây tăng trưởng chậm, lá màu xanh đậm, xen kẽ vết nâu.....- Các loại phân bón hóa học: Đất nhiệt đới thường thiếu đạm và lân nên các loại phân hỗhợp 3 thành phần: N-P-K. Với cây lâm nghiệp thường dùng tỷ lệ: 12-24-12, 14-14-14..- Biện pháp bón phân: Rừng non bón theo 3 biện pháp:+ Bón vào phần đất sẽ được lấp vào hố cây trồng.+ Bón thúc sau khi trồng:+ Bón lót kết hợp với cham sóc làm cỏ xới đất cho cây trồng.- Thời điểm bón phân: Không được bón phân vào giữa mùa mưa, tốt nhất là bón vào cuốimùa mưa vì lúc này cây sinh trưởng mạnh nhất.- Số lượng phân bón: Khó xác định lượng phân bón. Số lượng phân bón phải dựa vào sựliên hệ giữa cây và đất trồng.- Những trường hợp nên bón phân:+ Đất nghèo, thực bì phát triển kém.+ Đất thoái hóa, xói mòn rửa trôi mạnh.+ Cây có biểu hiện thiếu dinh dưỡng.+ Rừng trồng mọc nhanh luân kỳ ngắn để quay hồi vốn nhanh.+ Đất trồng có cỏ dại cạnh tranh.10.3. Kỹ thuật tỉa cành:1, Tỉa cành tự nhiên: 3 bước: (a) giai đoạn cành chết, (b) giai đoạn cành rụng, (c) giai đoạnlớp gỗ mới sinh ra phủ trên miệng hay cùi cành còn giữ lại.2,Tỉa cành nhân tạo: mục đích:+ sản xuất gỗ ko có mắt+ ngăn ngừa mắt chết trong gỗ+sản xuất gỗ cột có chất lượng cấu tạo gỗ đồng đều.+ loài trừ nhánh chết, bị gãy hay sâu bệnh trước sự xâm nhập vào thân cây.+sữa chữa hình dáng cây bằng cách loại bỏ cành nhánh có hại và vô ích.+cãi thiện chất lượng gỗ.*kỹ thuật tỉa cành nhân tạo đối với rừng lá kim:Trang 10Kinh tế: tỉa cành nhân tạo tiến hành khi có hiệu quả kinh tế do giá trị gỗ cao hơn đủ để đầutư kinh phí và lãi xuất trong thời gian dài.-Loài cây nên được tỉa cành: cây lá kim để cải thiện chất lượng gỗ-chọn lựa phẩm chết của rừng để tỉa cành nhân tạo: cấp rừng tốt nhất, sức sinh trưởng cao,tuổi còn non.-chọn lựa cá thể cây để tỉa cành: chọn cá thể sinh trưởng tốt nhất của rừng được chọn giữ lạimới tỉa cành.-tỷ lệ cành còn sông được tỉa:ko tỉa cành sống có tỷ lệ cao hơn 25% vì sẽ ảnh hưởng đếnsinh trưởng của cây lượng quang hợp cây bị giảm.Dụng cụ và kỹ thuật tỉa cành: kéo cặt và cưa vành cung có cán dài.D, tỉa thưa rừng trồng: là kỹ thuật lựa chọn và chặt hạ một số cây mag ra khỏi một rừngtrồng còn non để cải thiện sự sinh trưởng đường kính và chất lượng hình dáng của cây congiữ lại trong rừng. Cây bị chặt hạ đem ra khỏi rừng gọi là “ cây bị tỉa thưa”.Mục đích: mở rộng khôg gian sinh trưởng 1 cách tự nhiên cho cây được giữ lại nuôi dưỡng.Cây bị lạoi trừ là những cây sinh trưởng kém, hình dạng xấu....Câu 11: Tỉa Thưa theo hệ thống chọn lọc kiểu Queensland:- PP này đặt cơ sở trên sự chọn lựa sớm các cây tốt nhất để giữ lại đến cuối luân kỳ vàchỉ tỉa thưa dần các cây không được chọn còn lại.- Mục đích là tạo một sự phân bố đều các cây tốt nhất cho các lần tỉa thưa lấy sảnphẩm và lần khai thác thu hoạch cuối.- Các kỹ thuật cuả phương pháp hiệu quả nhưng đơn giản có thể tập huấn nhanh chocác đơn vị thi công, chúng ta có thể giảm bớt công việc tỉa cành nhân tạo cho các cây.- Phương pháp này được tiến hành như sau:+ Thời điểm bắt đầu chọn cây và đánh dấu ở tuổi 5, 6 hay 7, tốt nhất là ở tuổi 5 hoặcsớm hơn ở tuổi 4, phải được xúc tiến trước khi tỉa cành cao và tỉa thưa lần đầu tiên.+ Điều tra đánh giá cấp chất lượng của các cá thể cây trong rừng trồng trước khi chọnlựa, ngoài ra phải xác định được phạm vi của rừng trồng, hướng dốc và các cấp đất,lập địa khác nhau nếu có trong rừng trồng.+ Tỉa cành sơ bộ (tỉa cành thấp, “vạt nhánh”): Trước khi đánh dấu chọn lựa cây, tất cảcác cây của rừng được tỉa cành từ mặt đất lên độ cao 1,5m.+ Trang bị và lực lượng lao động: Thành lập các toán điều tra chọn lựa gồm một tổtrưởng và 2 hay 3 công nhân hỗ trợ, mang theo 1 gậy nhỏ hay sào tre để chỉ cây đánhdấu cho công nhân sơn hay bài cây chặt.+ Lộ trình của toán làm việc: chọn hướng dốc và tiến hành theo sườn dốc đi dọc theochu vi của lô rừng trồng. Làm như vậy là đỡ nhọc mệt và có cơ may nhiều hơn đểchọn lựa cây vì chất lượng cây ở phần rừng dưới thấp thường tốt hơn trên đỉnh haysườn.+ Các định nghĩa cần biết: nhóm 4 cây là một dãy 4 cây liên tiếp như 1,2,3,4 hay2,3,4,5. Nơi vị trí trồng cây mà cây không còn nữa vì đã chết gọi là một chỗ trống.Một chỗ trống được xem như một cây có chất lượng xấu nhất.+ Phương thức tuyển chọn: Có thể chọn cây tốt nhất của 4 cây xấu hay cây tốt nhấtcủa 4 cây tốt. Như vậy khi đi xuống mỗi cá thể cây đều được đánh giá 4 lần trừ khinó thuộc 3 cây đầu hay cuối hàng.Trang 11+ Cách chọn cây tốt nhất: Khi xét đoán một nhóm 4 cây, chỉ tiêu đầu tiên phải tìmkiếm là kích thước, đường kính cây vì chúng quan trọng hơn các chỉ tiêu chiều cao.Tuy nhiên phải kiểm tra 2 chỉ tiêu phụ quan trọng là: khuyết tật và sinh trưởng quákém.+ Công tác tỉa thưa chỉ tiến hành cho cây không được chọn+ Rừng trồng sau khi tỉa thưa lần đầu phải được điều tra lấy số liệu sinh trưởng nhưđộ khép tán trở lại của rừng để quyết định cho thời điểm và mức độ tỉa thưa cho lầnkế tiếp+ Tỉa cành cao: Chỉ áp dụng cho các cây đã được chọn lựa để giới hạn công việc vàchi phí tỉa thưa trong các cây có tiềm năng tốt nhất.+Trong hệ thống Queensland có khoảng 230 đến 250 cây sẽ được đánh dấu giữ lạitrong 1ha. Đối với các loại thông nhiệt đới mọc nhanh các cây còn giữ lại ở tuổi 15sẽ đạt chiều cao bình quân là 18 m. Sau tuổi 15 việc tỉa thưa còn có thể được áp dụngvới phương pháp tỉa thưa tầng trên để nâng cao giá trị lâm sản vào cuối luân kỳ, khiđó mật độ của rừng sẽ được kiểm soát bằng tổng diện tích gốc.Câu 12: Nêu sự khác biệt của phương pháp tỉa thưa chọn lọc theo hệ thốngQueensland với các phương pháp tỉa thưa truyền thống khác:Phương pháp này đặt cơ sở trên sự chọn lựa sớm các cây tốt nhất để giữ lại đến cuốiluân kỳ và chỉ tỉa thưa dần các cây không được chọn còn lại.Câu 13: Phân biệt phương pháp và phương thức trồng rừng:Phương pháp: Căn cứ trên nguyên vật liệu đem đi trồng rừng mà người ta chia làm cácphương pháp trồng rừng khác nhau.+ phương pháp trồng rừng trực tiếp bằng hạt: áp dụng cho số lượng hạt giống nhiều.+ Phương pháp trồng rừng bằng cây con: ( có bầu, cây con rễ trần, cành, hôm, giâm vô tính,stumps gốc đoạn, cây rễ trần lớn, cây tái sinh hoang dã)Phương thức: cách thức triển khai trồng rừng.-Trồng rừng toàn diện: khia thác trăng trồng lại toàn bộ…-Trồng rừng cục bộ-Trồng rừng phân tán-Trồng rừng làm giàu rừng-Trồng rừng kiểu nông lâm kết hơp-Trồng rừng lục hóa….Câu 14: Kỹ thuật trồng rừng cho từng loại cây:14.1. Đước: Mô tả sơ: - Tên khoa học: Rhizophora apiculat BL.Vỏ cây màu xám, gốc có nhiều rễ chống hình nơm và rễ nổi. Kỹ thuật thu hái và chế biến hạt giống:Trang 12- Phải lấy giống ở những khu rừng Đước có tuổi từ 10 đến 30 năm, đường kính cây 8cm,chiều cao cây 12cm. Cây sinh trưởng tốt không bị sâu bệnh.Thu lượm quả chín trên mặt nước, khi thuỷ triều đưa ra biển rồi dạt vào những bờbiển thoai thoải hoặc thu hái trực tiếp từ cây mẹ bằng cách rung cho quả rụng xuống.Quả lấy giống phải còn nguyên vẹn, không có rễ ở trụ mầm, không bị sâu hại.Quả giảm tỷ lệ nảy mầm rất nhanh khi ở điều kiện bình thường, do đó sau khi thu háivề phải cấy vào bầu ngay. Chăm sóc và nuôi dưỡng trong vườn ươm:- Vườn ươm phải gần nơi trồng rừng và thuận lợi cho việc vận chuyển cây con.Vườn ươmbố trí và lựa chọn cẩn thận ở nơi ngập triều trung bình trong năm, có bờ bao xung quanh đểbảo vệ, đặt xa nơi nguồn bệnh và tách rời xa khu canh tác nông nghiệp, nơi chăn thả gia súc,tránh nơi thuỷ triều rút quá nhanh, nơi hay bị phù sa bồi lắng.Hàng ngày gỡ bỏ rong, rêu, vật cản bám vào quả. Sau khi cấy quả thường bị một sốloài giápxác, thân mềm, chân bụng, cua còng, ốc biển, hà sun…tấn công vì vậy thường xuyên theodõi bắt bỏ các loài động vật này đề phòng cắn nát trụ mầm.Đất thích hợp cho trồng rừng đước là đất phù sa ngập mặn, hoặc đất phù sa ngập mặnphèntiềm tàng, dạng trầm tích giầu bùn, cát phấn và sét. Kỹ thuật trồng:- Trồng thuần loài, bố trí theo hình vuông hay nanh sấu hoặc trồng hỗn loài với Dà quánh,Đưng, Mắm trắng, Vẹt.Trồng bằng cây con có bầu tốt nhất tháng 7 đến tháng 9 dương lịch.Đối với cây có bầu thì rạch bỏ vỏ bầu trước khi trồng. Không làm đứt rễ để tránhxâm nhậpmặn, cây dễ bị chết.Trong 4 năm đầu khi rừng đước chưa khép tán, tiến hành chặt bỏ các cây gỗ tạp vàthực bìtự nhiên mọc xen lẫn với rừng đước (nếu có). Từ năm thứ 5 trở đi rừng đước hoàn toàn khéptán bắt đầu tiến hành tỉa thưa.Sau khi trồng rừng từ 2-6 tháng, cần vớt bỏ rong, rêu, tảo bám trên thân, lá nếu có tạođiềukiện cho cây con quang hợp tốt.14.2. Thông ba lá:Mô tả sơ: - Tên khoa học: Pinus kesiya R.Là cây gỗ lớn, vỏ màu nâu xám, nứt dọc rãnh sâu, nhựa ít nhưng có mùi hắc. Tán câyhình trứng rộng.Kỹ thuật thu hái và chế biến hạt giống: - Ra hoa tháng 12-2 và quả chín tháng 121. Thu hái khi nón quả chuyển từ màu xanh sang màu cánh dán, mắt quả bắt đầu mở.Quả sau khi thu được ủ vài ngày cho chín đều. Sau đó phơi nắng cho nứt tách lấy hạt.Bảo quản ở nơi khô mát có thể giữ hạt được trên 1 năm.Chăm sóc và nuôi dưỡng trong vườn ươm: - Xử lý hạt giống: Ngâm hạt trongdung dịch thuốc tím nồng độ 0,1% trong 30 phút, sau đó ngâm hạt trong nước nóng 45 oCtrong 6h, vớt ra rửa sạch để ráo, cho vào túi vải mỗi túi khoảng 2kg hạt, ủ hạt 3-5 ngày, hàngngày rửa chua 1 lần và thay túi.Trang 13Gieo và cấy cây: + Hạt được gieo trực tiếp vào bầu (mỗi bầu 2 hạt) hay gieo vãi trênluống với mật độ dày.+ Cây mầm mọc cao 2-3cm, cao bằng que diêm, đem cấy vào bầu.Hỗn hợp ruột bầu: + Ruột bầu tốt nhất là đất mặt của rừng thông ba lá, đất phải đậpnhỏ, trộn với 1% super lân.+ Nên gieo hạt vào vụ thu đông hoặc mùa xuân.Chăm sóc cây con: Tưới nước, làm cỏ, bón phân, phá vángPhòng trừ sâu bệnh hại: Định kỳ 15-20 ngày phun thuốc để phòng trừ sâu bệnh hạiđặc biệt là bệnh thối cổ rễ.Kỹ thuật huấn luyện cây con: + Giảm và ngừng hẳn việc bón phân+ Giảm lượng nước tưới+ Đảo bầu và phân cấp cây con trước khi xuất vườnChăm sóc và nuôi dưỡng: + Thường kéo dài 3-5 năm, 2-3 năm đầu phải chăm sócđúng quy trình kỹ thuật và trồng dặm.+ Riêng kinh doanh lấy gỗ, lấy nhựa thông số lần tỉa thưa từ 2-3 lần. Rừng thông trồng vớimục đích phòng hộ, làm nguyên liệu giấy thì không tỉa thưa, chỉ chặt vệ sinh.Kỹ Thuật trồng: - Phương pháp: Tiêu chuẩn cây con đem trồng ở miền Bắc có tuổi4-6 tháng, miền Nam 6-9 tháng, cây cao 15-20cm, lá xanh đậm, rễ phát triển đều, khô- Phương thức: + Chủ yếu trồng trên đồi núi trọc, đất trơ sỏi đá hoặc trảng cỏ, cây bụithấp.+ Làm đất trồng thường theo phương thức trồng rừng cục bộ, hố đào trước khi trồng1-2 tháng.+ Thời vụ trồng: Các tỉnh miền Bắc nên trồng vào vụ thu hoặc xuân. Các tỉnh miềnNam trồng vào đầu mùa mưa.14.3. Họ Sao dầu:14.3.1. Dầu rái: Mô tả sơ: - Tên khoa học: Dipterocarpus alatus R.Là loại cây cung cấp gỗ xẻ có tầm quan trọng tại miền Nam Việt Nam, nhất là ở vùngĐông Nam Bộ.Kỹ thuật thu hái và chế biến hạt giống: - Thu quả: quả dầu chín và rụng vào tháng4 – 6, được tiến hành qua 3gđ: + Gđ1: Chọn rừng và chọn cây giống lấy quả: tiêu chuẩn câymẹ phải ngay thẳng, đường kính ngang vai > 30cm, không bị sâu bệnh.+ Gđ2: Làm vệ sinh thảm rừng với bán kính 100m, quanh gốc cây nhằm loại bỏ toàn bộnhững quả hạt năm trước hay quả bị sâu bệnh rụng sớm.+ Gđ3: Thu nhặt quả vào buổi sáng hay sau những cơn giông vào buổi trưa chiều.Chú ý: cần thu nhặt ngay quả mới rụng xuống đất vì quả mất khả năng nẩy mầmnhanh và nên gieo quả dầu càng sớm càng tốt sau khi thu nhặt quả.Chăm sóc và nuôi dưỡng trong vườn ươm: - Các điều kiện thích hợp để quả nầymầm là: nước và ẩm độ không khí gần mặt đất, ánh sáng, bề dày thảm lá mục mỏng và cỏdại ít.Cấy cây con: + Không nên cấy cây con quá lớn và phải cắt 1/2 số lá+ Thời gian cấy tốt nhất là buổi chiều có mưa hoặc lúc sáng sớm. Liếp cây phải được tướiđẫm vào ngày hôm trước và tưới nhẹ sáng hôm sau trước khi cấy bằng bình xịt.-Trang 14+ Sau khi cấy hàng ngày nên thường xuyên tưới nước để đất liếp ẩm (2 - 3 lần).Chăm sóc cây con: + Đặc điểm nẩy mầm của Dầu Rái là đòi hỏi bóng che khi nẩymầm và cây con còn nhỏ.+ Sự phát triển của cây con còn liên quan đến chế độ tưới nước, nhất là trong mùa nắng từtháng 1 đến tháng 5. Vào mùa này để tạo sự phát triển bình thường cho cây con, việc tướiđược đề nghị là 1 lần/2 ngày.+ Hiện tượng cây con thiếu nước, bị khô, phơi ra ánh sáng nhiều là: lá nhỏ hơn, dày hơn vàthường có màu vàng nhạt.Kỹ Thuật trồngPP sử dụng quả để trồng thẳng (trực tiếp): + Thực hiện phương pháp này, người ta bốtrí lượm quả hạt vào khoảng tháng 4, lựa những quả lớn và nặng nhất.+ PP này được xem là không đảm bảo lắm vì quả thường bị các loài gặm nhấm.+ Đối với quả đã nẩy mầm cần lưu ý những điểm sau: Cần đốt chà nhánh sạch sẽ tránh hiệntượng làm bí cây conoCự li trồng giống tại mỗi vị trí nên đặt 2 cây cách nhau 10cmoKhi trồng phải bảo vệ tốt cây mầm và quả gieo (nhất là 2 cuống lá mầm)PP trồng cây nguyên rễ trần hay có bầu: Người ta áp dụng PP này để trồng Dầu ởnhững địa điểm mưa nhiều và ẩm độ tương đối khá cao. Trước khi trồng cây con cần đượccắt bớt lá và làm mát rễ bằng cách nhúng bộ rễ vào phân mùn ướt hay bùn.14.3.2. Sao đen:Mô tả sơ: - Tên khoa học: Hopea odorata R.Là cây gỗ lớn, thường xanh, thân hình trụ thẳng. Vỏ ngoài nâu đen, nứt dọc sâu thànhnhững miếng dày, xù xì.Kỹ thuật thu hái và chế biến hạt giống: - Thu hoạch: +Rung nhánh cây và lượmquả.+ Cây Sao thường có hai mùa quả: Tháng 3: sự nẩy mầm của hạt kém. Tháng 4 - 5: mùa thuhoạch chính, phẩm chất quả tốt, hợp với mùa gieo ươm, không tồn trữ lâu.+ Quả Sao khi thu hoạch về, được chọn lựa và phân cấp quả, chọn những quả nhỏ hay trungbình là những quả là những quả có khả năng tốt để phát triển.Sự bảo quản và hình thức nẩy mầm của quả Sao: Cũng như hầu hết các loại quả hạthọ cây Dầu, quả Sao không giữa lâu khả năng nẩy mầm vì những yếu tố sau: + Có sự mấtnước nhanh khi tồn trữ bảo quản.+ Quả bế, thuộc loại không sấy khô để tồn trữ, rụng vào đầu mùa mưa với tình trạng hongkhô kém dễ làm quả bị hư thối.+ Vì vậy quả Sao, sau khi được thu hoạch xong, được khuyên nên gieo ươm liền.Chăm sóc và nuôi dưỡng trong vườn ươm: - Gieo ươm: + Quả Sao mới thu hoạchcó khả năng nẩy mầm mạnh, người ta có thể gieo thành hàng hay rãi đều trên liếp.+ Quả Sao nẩy mầm cho nhiều mầm con, có khi lên đến 4 - 5 cây con cùng một lúc. Vì thếngười ta thường áp dụng loại bỏ những cây có 2 lá đầu tiên nhỏ và chỉ giữ lại cây có 2 láđầu tiên lớn.Cấy cây: + Các biện pháp sản xuất cây con: Sản xuất cây con rễ trần.oSản xuất cây con có bầu.oSản xuất cây con lớn để trồng lục hóa ven đườngTrang 15+ Ngoài những kỹ thuật thông thường cần chú ý đến những đặc điểm: tiêu chuẩn cây cấy, tổchức cây cấy và chăm sóc cây cấy.+ Kích thước sẽ khác nhau đối với những nguồn gốc cây cấy khác nhau.+ Sau cùng, để có kết quả tốt, cần cấy vào lúc thuận lợi như lúc có mây vào buổi chiều haylúc có mây mù. Thời điểm tốt nhất là sáng sớm và chiều mát.Kỹ Thuật trồng: Sao đen thường được trồng theo những phương pháp sau:Cây nguyên rễ trần sẽ được cấy vào bầu đất lớn và nuôi dưỡng một thời gian vớikhoảng cách phù hợp trước khi đem trồng.Gốc (stump): Người ta thường áp dụng phương pháp stump để trồng dặm, vì có thểtrồng vào mùa khô (tương đối), và gốc (stump) phát triển đầu tiên khá nhanh để theo kịpkích thước của cây trồng trước.Phương pháp trồng trực tiếp bằng quả: được gieo theo hàng với cây phân ranh chephủ.Phương pháp trồng cây con có bầu, cây con xuất xứ từ cây con tái sinh trong rừng.Kỹ thuật áp dụng bao gồm các khâu: cây con được nhổ với bầu đất trong rừng tự nhiên.Cần chú ý khi áp dụng PP này: Cây Sao con có khuynh hướng pháp triển cùng mộtlúc nhiều chồi nên cây cần được uốn nắn chọn chồi nhanh mạnh nhất chừa lại bằng cắt tỉatại vườn ươm hay tại rừng non.14.4. Tràm chua:Mô tả sơ: - Tên khoa học:Là cây gỗ nhỏ, tán lá nhỏ, ưa sáng hoàn toàn,có vai trò tiên phong, sinh trưởngnhanh.Kỹ thuật thu hái và chế biến hạt giống: - Thu hạt:+ Chọn các lâm phần rừng Tràm > hoặc bằng 8 tuổi, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh.+ Thời gian thu hái hạt: Vào tháng 11 và 12 trong năm.+ Khi vỏ quả có mầu mốc trắng, mày và hạt phân biệt phải thu hái ngay.Cách chế biến hạt: Các quả Tràm được thu hái về cần loại bỏ cành, nhánh lá và sauđó vun quả thành đống rộng và ủ quả trong 2 đến 3 ngày để quả chín đều. Mỗi ngày đảo quảlại một lần sau đó phơi dưới nắng để quả tự tách hạt. Thu lấy hạt sàng sẩy hạt sạch sẽ.Phương pháp bảo quản: + Bảo quản khô bằng cách cất vào các bình khô, đậy nắpkín.+ Thời gian bảo quản trong vòng từ 1 đến 2 năm.Chăm sóc và nuôi dưỡng trong vườn ươm: - Mùa trồng rừng: + Đối với cây con cótúi bầu mùa trồng rừng phù hợp là tháng 5 – 6, hoặc tháng 11 - 12.+ Đối với những cây rễ trần. Mùa trồng rừng thích hợp là vào đầu mùa lũ (tháng 6 – 7) hoặclà vào cuối mùa lũ (tháng 11 – 12).+ Ở những vùng không bị ảnh hưởng của mùa lũ thì thời vụ trồng rừng phù hợp nhất cho cả2 cách trồng trên là vào đầu mùa mưa.Kỹ thuật trồng: Trước khi trồng cần phải tạo lỗ đối với vùng đất mềm, trồng xongphải giậm nhẹ xung quanh hố để cây đứng và rễ cây tiếp xúc với đất.Chăm sóc: + Sau khi trồng 15 – 20 ngày, kiểm tra thấy tỷ lệ cây sống < 80%, thì phảitiến hành trồng dặm.Trang 16+ Nếu trồng tràm để lấy gỗ thì không cần phải làm cỏ vun đất trong 2 – 3 năm đầu. Có thểphát dây leo, cây bụi, tỉa cành thấp tạo cho thân chính sinh trưởng.Kỹ Thuật trồng: - Phương thức trồng: + Trồng thuần loại bằng cây con rễ trần.+TrồngTràmnônglâmkếthợp+ Trồng Tràm theo phương thức nông-lâm-ngư kết hợp (Tràm, Lúa nước, Cá, Ong mật).Phương pháp sạ hạt thẳng tiến hành chăm sóc hai năm liền+ Năm thứ nhất: Ngăn chặn hoạt động của ngưới và gia súc làm đục nước. Không được lộingang qua khu vực sạ hạt, ở các vùng trồng rừng Tràm ven biển, Nếu nước ra vào rừngTràm sau khi trồng bị nhiễm mặn trong mùa khô, cần phải đóng toàn bộ các cửa cống thôngvới các hệ thống sông ngòi để ngăn chặn nước mặn xâm nhập vào các khu rừng Tràm dưới 4tuổi.+ Năm thứ hai: Dặm cây con ở những nơi Tràm mọc quá thưa và tỉa bớt ở những nơi quádày đảm bảo trên 1m2 có khoảng 4-5 cây.Chăm sóc đối với rừng trồng bằng cây con+ Năm thứ nhất: Sau khi trồng cấm người đi lại hoặc bơi xuồng qua khu vực trồng.+ Năm thứ 2: Những lô trồng tỷ lệ cây chết dưới 20% tiến hành dặm ở những chỗ không cócây từ 3m2 trở lên. Những nơi tỷ lệ cây chết 20-50% trồng dặm toàn diện đảm bảo số câyphân bố tương đối đều trên diện tích. Nếu tỷ lệ chết trên 50% phải trồng lại.Chống cháy bảo vệ rừng Tràm trong mùa khô bắt đầu từ giữa mùa khô (tháng 2) đếnhết mùa khô. Thời gian nguy hiểm dễ cháy rừng nhất là vào cuối mùa khô, từ tháng 3-4.Trang 17