Giấy nhân thân là gì

(1) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:

- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: Giấy chứng nhận kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú;

- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Giấy khai sinh; chứng nhận hoặc quyết định việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú; Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng có chứa thông tin thể hiện quan hệ nhân thân cha hoặc mẹ với con; quyết định của Tòa án, trích lục hộ tịch hoặc văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định, cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận về quan hệ cha, mẹ với con.

(2) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:

- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em ruột, cháu ruột: Giấy khai sinh, xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ: Quyết định cử người giám hộ; xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về mối quan hệ nhân thân;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh không còn cha, mẹ: Giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ mất tích, chết, xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về việc cha, mẹ đã chết;

- Giấy tờ chứng minh người cao tuổi: Giấy khai sinh, thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu; sổ Bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của UBND cấp xã, UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh;

- Giấy tờ chứng minh người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi: Chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên hoặc xác nhận của UBND cấp xã, UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú;

- Giấy tờ chứng minh người chưa thành niên gồm: Giấy khai sinh, thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, sổ Bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của UBND cấp xã, UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh.

Lưu ý: Trường hợp thông tin chứng minh quan hệ nhân thân của công dân đã có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì cơ quan đăng ký cư trú không yêu cầu công dân phải cung cấp giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân.

Điểm a, b , c khoản 2 Điều 20  Luật Cư trú được quy định như sau:

Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú

2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;

c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.”

Trung Tài

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Quan hệ nhân thân là khái niệm được sử dụng nhiều trong các văn bản pháp luật như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Hộ tịch… Tuy nhiên, ở tất cả các văn bản pháp luật đều chưa có một khái niệm cụ thể về quan hệ nhân thân.

Hiện nay, tại Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể là Mục 2 Bộ luật Dân sự chỉ quy định về quyền nhân thân. Theo đó, khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự nêu rõ:

Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Trong đó, quyền nhân thân của một cá nhân gồm quyền có họ, tên; quyền thay đổi họ; quyền thay đổi tên; quyền xác định, xác định lại dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử; quyền với hình ảnh, với quốc tịch…

Do đó, nhân thân là những vấn đề xung quanh bản thân một người, được hình thành từ khi sinh ra đến khi chết đi, gắn với cá nhân của một người. Qua đó, có thể hiểu quan hệ nhân thân là những quan hệ xung quanh một cá nhân cụ thể, có thể là quan hệ ruột thịt hoặc nuôi dưỡng…

Riêng tại khoản 4 Điều 68 Luật Hôn nhân và Gia đình, khái niệm về quan hệ nhân thân được đề cập đến như sau:

Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự…

Căn cứ các quy định này, có thể thấy, mặc dù quan hệ nhân thân không được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật nhưng có thể hiểu quan hệ nhân thân là các quan hệ của cá nhân với người khác như cha, mẹ, anh, chị, em… và không thể chuyển giao cho người khác.

Giấy nhân thân là gì

Quan hệ nhân thân là gì? (Ảnh minh họa)

Mặc dù không có định nghĩa cụ thể về quan hệ nhân thân nhưng tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 62/2021/NĐ-CP có quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân gồm:

- Quan hệ vợ, chồng: Đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân…

- Quan hệ cha, mẹ, con: Giấy khai sinh, quyết định nhận cha mẹ con, quyết định nuôi con nuôi…

- Quan hệ anh, chị, em ruột: Giấy khai sinh, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã…

- Quan hệ cụ nội, cụ ngoại, ông bà nội, ông bà ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú bác ruột, người giám hộ: Quyết định cử người giám hộ, xác định của Ủy ban nhân dân cấp xã…

- Người chưa thành niên: Giấy khai sinh, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu còn thời hạn…

- Không còn cha, mẹ: Giấy chứng tử của cha, mẹ, quyết định của Tòa tuyên bố cha mẹ mất tích, chết…

3. Quan hệ nhân thân của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết

Với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì quan hệ nhân thân được quy định tại Điều 72 Bộ luật Dân sự được giải quyết như người đã chết.

Riêng với người đã được tuyên bố chết nhưng được Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó đã chết thì sẽ được khôi phục các quan hệ nhân thân trừ các mối quan hệ sau đây:

- Nếu đã ly hôn thì quyết định ly hôn của người bị tuyên bố đã chết trước đó vẫn còn hiệu lực.

- Nếu vợ, chồng của người bị tuyên bố là đã chết kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân này vẫn có hiệu lực.

- Vợ/chồng người bị Tòa án quyết định hủy tuyên bố đã chết chưa kết hôn thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn.

Như vậy, nếu một người trước đó bị Tòa án tuyên bố đã chết sau đó được Tòa án hủy quyết định này thì sẽ được khôi phục quan hệ nhân thân như trước khi bị tuyên bố chết ngoại trừ các trường hợp nêu trên.

Trên đây là giải đáp về quan hệ nhân thân là gì. Nếu còn thắc mắc các vấn đề liên quan bài viết này, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Mẫu Giấy xác nhận nhân thân mới và chuẩn nhất

Giấy nhân thân là gì

Theo quy định của hãng hàng không về vé nội địa Việt Nam, nếu bạn bị thất lạc giấy tờ tùy thân, thì có thể sử dụng Giấy tờ tùy thân để thay thế để thực hiện chuyến bay. Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây và nắm rõ quy định khi có sự cố mất giấy tờ xảy ra. Tránh ảnh hưởng đến chuyên bay sắp tới.

Giấy xác nhận nhân thân

Giấy xác nhận nhân thân, đây là một loại giấy tờ kê khai thông tin chi tiết về bạn bao gồm nhiều mục như họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú và làm việc của bạn đặc biệt là bạn phải khai báo rõ ràng lí do làm giấy xác nhận nhân thân này là gì. Loại giấy tờ bạn khai báo sẽ được công an phường, xã nơi bạn sinh sống xác nhận và đóng dấu giáp lai giúp bạn thay thế giấy Chứng minh nhân dân để đi máy bay. Mọi công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải xuất trình giấy CMND để làm thủ tục lên máy bay. Tuy nhiên vì một lí do nào đó bạn không thể chuẩn bị hoặc chưa làm lại kịp trong khi ngày giờ bay đã định sẵn. Bạn đừng lo lắng, hãy sử dụng giấy xác nhận nhân thân để đi máy bay kèm theo các loại giấy tờ cần thiết khác.

Giấy nhân thân là gì

Giấy xác nhận nhân thân

Giấy xác nhận nhân thân phải bao gồm những nội dung sau:

– Họ và Tên

– Ngày tháng năm sinh

– Nguyên quán

– Trú quán

– Địa chỉ thường trú

– Lý do xin xác nhận nhân thân

Lưu ý:

+ Trên giấy xác nhận nhân thân phải có ảnh thẻ, còn thời hạn và có dấu giáp lai của Công an phường.

+ Giấy xác nhận nhân thân khi đi máy bay chỉ có giá trị trong vòng 7 ngày, vì vậy bạn nên lưu ý thời gian xin cấp giấy xác nhận tại ủy ban Phường nhé.

Các bước tiến hành làm giấy xác nhận nhân

Khi đã có trong tay tấm vé máy bay giá rẻ rồi, nhưng bạn lại bị mất giấy tờ tùy thân thì giấy xác nhận nhân thân là biện pháp chữa cháy giúp bạn. Vậy hãy theo dõi các bước tiến hành làm giấy xác nhận nhân thân dưới đây ngay nhé!

Bước 1: Photo mẫu giấy xác nhận nhân thân hoặc đến trụ sở công an phường, xã nơi bạn cư trú để xin giấy này.

Bước 2: Điền đầy đủ thông tin yêu cầu ở phần dành cho người khai (không điền vào phần “Xác nhận của công an”). Đừng quên mang theo ảnh để dán và nêu rõ lí do làm giấy này là để mua vé và đi tàu bay do không có giấy Chứng minh thư nhân dân.

Bước 3: Nộp giấy này kèm theo hộ khẩu bản chính (không được dùng bản photo) cho công an nơi bạn sống.

Bước 4: Tiến hành làm theo thủ tục công an đề nghị và chờ đợi họ chứng thực, đóng dấu giáp lai lên ảnh và kí xác nhận.

Bước 5: Kiểm tra mọi thông tin trên giấy và như thế là ok.

Đặt vé máy bay giá rẻ tại Đại lý vé máy bay tại Đà Nẵng

Hãy liên hệ ngay với  đội ngũ Booker VNBAY đại lý vé máy bay tại Đà Nẵng qua Hotline đặt vé: 02367.308.308 Hotline hỗ trợ: 0902.33.91.92 để không bỏ lỡ cơ hội sở hữu vé máy bay giá siêu ưu đãi. Đừng quên cập nhật liên tục vé máy bay tại VNBAY để mang về cho mình những chiếc vé máy bay rẻ nhất nhé!

Hy vọng với những thông tin trên mà VNBAY vừa chia sẻ đến bạn sẽ giúp bạn khỏi nỗi băn khoăn khi bay mà không có giấy tờ tùy thân và chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi của mình.