Hiện tượng giao thoa ánh sáng là gì li 12

Trang 1 của 2 trang 1 2 Tiếp >

  1. Giao thoa ánh sáng là hiện tượng gặp nhau của hai chùm sáng kết hợp tạo ra các vùng sáng được tăng cường hoặc triệt tiêu nhau.
    1/ Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng:


    Chùm Tia laze chiếu qua lỗ tròn nhỏ của màn chắn sáng, theo lý thuyết ta chỉ thu được một chấm trên màn quan sát (có đường kính bằng đường kính của lỗ tròn của màn chắn), tuy nhiên thực tế ta lại thu được một chấm sáng lan rộng hơn lỗ tròn
    Hiện tượng giao thoa ánh sáng là gì li 12

    Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng quan sát bằng mắt thường trong tự nhiên
    Hiện tượng giao thoa ánh sáng là gì li 12

    Hiện tượng giao thoa ánh sáng là gì li 12

    Nhiễu xạ ánh sáng: là hiện tượng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản

    2/ Hiện tượng giao thoa ánh sáng
    Thí nghiệm hiện tượng giao thoa ánh sáng


    Nguồn sáng chiếu vào một khe hẹp (mục đích để lấy được tia sáng có kích thước nhỏ) tia sáng này bị nhiễu xạ (phát tán rộng ra) chiếu vào hai khe S1S2 cách nhau một khoảng a. Tại một màn quan sát cách hai khe S1S2 một khoảng D ta thu được các hệ vân sáng, vân tối xen kẽ nhau. Phóng to vùng giao thoa ánh sáng, quan sát ta thấy các vân sáng (vân mầu) được ngăn cách với nhau bằng những khoảng tối (vân tối)
    Hiện tượng giao thoa ánh sáng là gì li 12

    Trong vùng gặp nhau của hai chùm sáng lại xuất hiện những vạch tối chứng tỏ tại đó ánh sáng triệt tiêu nhau, những vạch sáng là những chỗ ánh sáng từ hai nguồn tăng cường lẫn nhau => chứng tỏ hai nguồn sáng phát sinh hiện tượng giao thoa.

    Thông qua hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng và hiện tượng giao thoa ánh sáng bạn có thể kết luận được ánh sáng có tính chất sóng.

    3/ Cách xác định vị trí các vân sáng, vân tối trên màn quan sát:
    Nguồn sáng S phát ra chùm sáng đi qua hai khe hẹp S1; S$_{2 Gọi}$
    • a: là khoảng cách giữa hai nguồn S1S$_{2 }$
    • D: là khoảng cách từ hai nguồn S1S2 đến màn quan sát
    • OA = x: là vị trí của một vân sáng (tối) quan sát được
    • d1: khoảng cách từ nguồn S1 đến A
    • d2: khoảng cách từ nguồn S2 đến A
    Ta có hình minh họa hiện tượng giao thoa ánh sáng

    Hiện tượng giao thoa ánh sáng là gì li 12

    d12 = S1H2 + AH2
    d22 = S2H2 + AH2
    d22 – d12 = (d2 – d1)(d2 + d1) = (S2H – S1H)(S2H+S1H) = 2a.x
    a <<D => d2 + d1 = 2D
    => δ = d2 – d1 = \[\dfrac{ax}{D}\]
    Vị trí vân sáng (ứng với cực đại giao thoa) δ = kλ
    Vị trí vân sáng (ứng với cực đại giao thoa) δ = (k+ \[\dfrac{1}{2}\])λ
    với k là một số nguyên, λ là bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong giao thoa.

    a/ Vị trí vân sáng bậc k:

    \[x_{k}=k\dfrac{\lambda D}{a}\]​

    khi k = 0 => x$_{k}$ = 0 => tại trung tâm (tại O) có một vân sáng, ta gọi vân sáng này là vân sáng trung tâm hay vân sáng chính giữa, từ vân trung tâm sẽ chia thành 2 phía (hệ các vân sáng (tối) phía trên và hệ các vân sáng (tối) phía dưới ứng với các giá trị ± của k)

    b/ Vị trí vân tối thứ k + 1

    \[{x'}_{k+1}=(k+\dfrac{1}{2})\dfrac{\lambda D}{a}\]​

    Lưu ý: vân tối không có khái niệm bậc giao thoa
    3/ Khoảng vân trong giao thoa ánh sáng
    Khoảng vân giao thoa (khoảng vân i) là khoảng cách giữa 2 vân sáng liên tiếp hoặc 2 vân tối liên tiếp.

    Công thức tính khoảng vân i:

    \[i=\dfrac{\lambda D}{a}\]​

    4/ Ứng dụng hiện tượng giao thoa ánh sáng:

    \[i=\dfrac{\lambda D}{a}\] => \[\lambda =\dfrac{a.i}{D}\]​

    • a: khoảng cách giữa hai nguồn giao thoa
    • D: khoảng cách từ hai nguồn giao thoa đến màn
    • i: khoảng vân
    là các giá trị có thể đo đạc được trong quá trình thí nghiệm giao thoa ánh sáng, từ các giá trị trên bạn có thể xác định được bước sóng của các ánh sáng đơn sắc có màu sắc khác nhau.
    Bảng bước sóng của các ánh sáng đơn sắc
    Hiện tượng giao thoa ánh sáng là gì li 12

    Các màu đơn sắc khi chiếu trồng lên nhau tại một điểm sẽ tạo ra các màu sắc khác nhau gọi là sự pha trộn màu sắc như bảng dưới.
    Hiện tượng giao thoa ánh sáng là gì li 12

    Khi ánh sáng đơn sắc truyền từ chân không hoặc không khí vào các môi trường khác nhau thì tần số của ánh sáng là không đổi chỉ có vận tốc của ánh sáng trong các môi trường đó là thay đổi. Hay nói cách khác chiết suất của môi trường với ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau.

    Thử tài của bạn? khi một ánh sáng màu đỏ truyền vào trong một môi trường nước màu xanh (blue) thì ta sẽ quan sát được mầu gì?

    5/ Giao thoa ánh sáng trắng
    Thí nghiệm giao thoa ánh sáng trắng


    Thí nghiệm ánh sáng dùng trong khe Yâng (Young) là ánh sáng đơn sắc nếu là ánh sáng trắng ta cũng thu được các hệ vân sáng tối xen kẽ nhau, nhưng phức tạp hơn rất nhiều, tuy nhiên vân trung tâm vẫn là vân sáng (cụ thể là ánh sáng trắng)

    nguồn: vật lí phổ thông ôn thi quốc gia

    1

  2. cảm ơn thầy, nhờ có hình ảnh thế này em hiểu rõ hơn nhiều

    2

Share

Trang 1 của 2 trang 1 2 Tiếp >