Học sinh đang đi học lực xuất hiện giữa đế giày và mặt đường là lực gì

Câu 1. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “______ giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng”

A. Sự tương tác 

B. Sự tác dụng 

C. Lực đẩy 

D. Lực kéo

Câu 2. Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào:

A. Tốc độ chuyển động của vật 

B. Độ lớn của lực kéo hoặc lực đẩy

C. Tính chất của bề mặt tiếp xúc giữa các vật 

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3. Lực ma sát xuất hiện ở:

A. bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và cản trở chuyển động của vật.

B. trên bề mặt vật và cản trở chuyển động của vật.

C. bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và thúc đẩy chuyển động của vật.

D. trên bề mặt vật và thúc đẩy chuyển động của vật. 

Câu 4. Lò xo không bị biến dạng khi

A. dùng tay kéo dãn lò xo

B.dùng tay ép chặt lò xo

C.kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo

D.dùng tay nâng lò xo lên 

Câu 5. Chọn phát biểu đúng. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào?

A. Chiếc ô tô đang đứng yên ở mặt đường dốc nghiêng

B. Quả bóng lăn trên sân bóng

C. Vận động viên đang trượt trên tuyết

D. Xe đạp đang đi trên đường 

Câu 6. Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có:

A. trọng lực 

B. lực hấp dẫn 

C. lực búng của tay

D. lực ma sát

Câu 7.  Ở môi trường nào không xuất hiện lực cản?

A. Môi trường nước

B. Môi trường chân không

C. Môi trường không khí

D. Cả A và C  

Câu 8.  Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát nghỉ?

A. Cô giáo đang viết phấn lên bảng

B. Bạn Nam đang bơi ở bể bơi

C. Lực giữ cho các bộ phận máy móc gắn chặt với nhau

D. Trục ổ bị ở quạt bàn đang quay 

Câu 9. Phát biểu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?

A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật 

B. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy 

C. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy 

D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên bề mặt vật kia

Câu 10. Cách nào sau đây làm giảm được lực ma sát?

A. Tăng độ nhám của bề mặt tiếp xúc với vật

B. Tăng lực ép lên bề mặt tiếp xúc với vật

C. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc

D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với vật

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1. Khi một quả bóng bị đập vào tường thì lực mà tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?

A.Không làm biến đổi chuyển động của quả bóng và cũng không làm biến dạng quả bóng.

B.Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

C.Chỉ làm biến dạng quả bóng.

D.Vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng, vừa làm biến dạng quả bóng.

Câu 2. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi

A.quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.

B.ô tô đang chuyến động, đột ngột hãm phanh.

C.quả bóng bàn đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn bóng.

D.xe đạp đang xuống dốc.

Câu 3. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát trượt?

A. Một vận động viên đang trượt tuyết

B. Cầu thủ đang đá quả bóng trên sân

C. Em bé đang chạy trên sân

D. Một vật đang rơi từ một độ cao 

Câu 4. Đặt vật trên một mặt bàn năm ngang, móc lực kế vào vật và kéo sao cho lực kế luôn song song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế khi đó

A.bằng độ lớn lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật.

B.bằng độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật

C.lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật

D.nhỏ hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.

Câu 5. Trường hợp nào sau đây, lực ma sát là có ích?

A. Đế giày dép đi sau một thời gian bị mòn.

B. Đi trên sàn nhà bị trượt ngã.

C. Sau một thời gian đi, răng của xích xe đạp bị mòn.

D. Đẩy thùng hàng trượt trên sàn nhà khó khăn. 

Câu 6. Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?

A.Ma sát giữa các viên bị với ổ trục xe đạp, xe máy.

B.Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn.

C.Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.

D.Ma sắt giữa má phanh với vành xe.

Câu 7. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát lăn?

A. Một chiếc ô tô đang đi trên đường.

B. Máy bay đang bay trên bầu trời.

C. Lực giữa má phanh và vành xe khi phanh.

D. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang 

Câu 8. Trường hợp nào sau đây, lực ma sát là có hại?

A. Bạn Lan đang cầm cốc nước mang ra mời khách.

B. Quyển sách ở trên mặt bàn bị nghiêng nhưng không rơi.

C. Bác thợ sửa xe đang vặn ốc cho chặt hơn.

D. Bạn Tú đẩy mãi cái bàn mà nó không xê dịch đến nơi bạn ý muốn.  

Câu 9. Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyến động chậm dần vì có

A.trọng lực.

B.lực hấp dẫn.

C.lực búng của tay.

D.lực ma sát

Câu 10. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi em bé trượt cầu trượt.

B. Lực xuất hiện khi quả táo rơi xuống mặt đất.

C. Lực xuất hiện khi hòn bi lăn trên mặt bàn.

D. Lực làm cho lốp xe bị mòn.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1. Đặt vật trên một mặt bàn nằm ngang, móc lực kế vào vật và kéo sao cho lực kế song song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế khi đó

A. bằng độ lớn lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật 

B. bằng độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật 

C. lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật 

D. nhỏ hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật

Câu 2.  Bạn A nâng hòn đá nặng 3kg theo phương thẳng đứng. Tính lực tác dụng ít nhất của bạn A để nâng được hòn đá?

A.3000N

B.3N

C.30N

D.300N

Câu 3. Trong dây truyền sản xuất của nhiều nhà máy, các sản phẩm như: bao xi măng, các linh kiện,… di chuyển cùng với băng truyền nhờ lực ma sát nào

A. Lực ma sát trượt 

B. Lực ma sát nghỉ 

C. Lực ma sát lăn 

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4. Khi đi bộ, chân đạp lên mặt đường về phía sau làm xuất hiện lực ma sát giữa mặt đường và chân. Lực này có phương, chiều như thế nào và có tác dụng

A. phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau; có tác dụng làm người chuyển động về phía trước. 

B. phương nằm ngang, chiều hướng về phía trước; có tác dụng làm người chuyển động về phía trước. 

C. phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau; có tác dụng làm cản trở chuyển động.

D. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống; có tác dụng làm thúc đẩy chuyển động.

Câu 5. Một người ra sức đẩy thùng hàng mà nó vẫn đứng yên. Lực nào cân bằng với lực đẩy của người và có tác dụng g

A. Lực ma sát nghỉ; thúc đẩy chuyển động 

B. Lực ma sát nghỉ; cản trở chuyển động 

C. Lực ma sát trượt; thúc đẩy chuyển động 

D. Lực ma sát trượt; cản trở chuyển động

Câu 6. Khi phanh gấp, lực ma sát xuất hiện ở những chỗ nào và có tác dụng gì đối với chuyển động của xe đạp?

A. giữa má phanh và vành bánh xe; cản trở chuyển động của xe đạp 

B. giữa lốp xe và mặt đường; cản trở chuyển động của xe đạp 

C. giữa má phanh và vành bánh xe; thúc đẩy chuyển động của xe đạp 

D. cả A và B đều đúng

4. VẬN DỤNG CAO ( 5 câu)

Câu 1. Các vận động viên đua xe khi muốn tăng tốc độ phải cúi gập người xuống (hình vẽ). Tại sao lại như vậy?

A. Để giảm trấn thương 

B. Để giảm lực cản của không khí 

C. Để tăng lực cản của không khí 

D. Để tăng thêm vẻ đẹp cho các vận động viên

Câu 2. Tại sao khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa?

A. Do ma sát giữa lốp xe mà mặt đường lớn 

B. Do cao su nóng lên 

C. Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dính vào mặt đường 

D. Do lực hút của mặt đường.

Câu 3. Xe ô tô bị sa lầy. Máy vẫn nổ, bánh xe vẫn quay nhưng xe không dịch chuyển được. Tại sao? Phải làm thế nào để xe thoát khỏi vũng bùn?

A. Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát nghỉ. 

B. Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát trượt. 

C. Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát nghỉ. 

D. Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát trượt.

Câu 4. Một vật đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang. Khi tác dụng lên vật một lực có phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2 N thì vật vẫn nằm yên. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật khi đó có:

A. phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ 2N. 

B. phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N. 

C. phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ lớn hơn 2N. 

D. phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ lớn hơn 2N.

Câu 5. Tiến hành thí nghiệm gồm hai tờ giấy giống nhau. + Tờ 1: Vo tròn. + Tờ 2: Để phẳng Sau đó, thả hai tờ giấy từ cùng một độ cao. Cho biết tờ giấy nào chạm đất trước? Tại sao?

A. Tờ 1 chạm đất trước vì nó nặng hơn tờ 2 

B. Tờ 2 chạm đất trước vì nó nhẹ hơn tờ 1 

C. Tờ 1 chạm đất trước vì nó chịu lực cản của không khí ít hơn tờ 2 

D. Tờ 1 chạm đất trước vì nó chịu lực cản của không khí nhiều hơn tờ 2

Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này ma sát có ích hay có hại:

a. Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã.

b. Ôtô đi vào chỗ bùn lầy, có khi bánh quay tít mà xe không tiến lên được.

c. Giày đi mãi đế bị mòn.

d. Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn cò).

Lời Giải Bài Tập C8 Trang 23 SGK Vật Lý Lớp 8

Giải:

Câu a: Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã vì lực ma sát nghỉ giữa sàn với chân người rất nhỏ. Ma sát trong hiện tượng này là có ích.

Câu b: Ô tô đi vào chỗ bùn lầy, khi đó lực ma sát giữa lốp ô tô và mặt đường quá nhỏ nên bánh xe ô tô bị quay trượt trên mặt đường. Ma sát trong trường hợp này là có ích.

Câu c: Giày đi mãi đế bị mòn vì ma sát của mặt đường với đế giày làm mòn đế. Ma sát trong trường hợp này là có hại.

Câu d: Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn cò) để tăng ma sát giữa dây cung với dây đàn nhị, nhờ vậy nhị kêu to. Ma sát trong trường hợp này là có ích.

Câu a: Khi đi trên sàn gỗ, sàn đá hoa mối lau dễ bị ngã, vì khi đó lực ma sát giữa chân ta và sàn nhà giảm. Trong trường hợp này lực ma sát là có lợi, vì nhờ có ma sát ta mới không bị ngã.

Câu b: Ôtô đi trên bùn dễ bị sa lầy, vì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường có bùn nhỏ, bánh xe không bám vào đặt đường được, nên bị sa lầy. Trong trường hợp này lực ma sát là có lợi, vì nhờ có ma sát xe mới chuyện động được.

Câu c: Giày đi mãi đế bị mòn là do ma sát giữa mặt đường và đế giày đã bào mòn đế giày. Trong trường hợp này lực ma sát là có hại, vì nó làm cho giày mau hư.

Câu d: Mặt ốp ôtô vận tải phải có khía sâu hơn mặt lốp xe đạp, vì để ôtô và xe đạp chuyển động được trên mặt đường thì giữa lốp xe và mặt đường phải có lực ma sát để bánh xe bám đường. Xe vận tải nặng hơn xe đạp nên cần lực ma sát lớn hơn xe đạp. Do đó mặt lốp ôtô vận tải phải có khía sâu hơn mặt lốp xe đạp. Trong trường hợp này lực ma sát là có lợi, vì nhờ có ma sát xe mới chuyển động được.

Câu e: Bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị để tăng ma sát trượt, khi kéo đàn cần kéo sẽ cọ sát với dây đờn phát ra âm thanh. Trường hợp này lực ma sát là có lợi.

Câu a: Khi đi trên sàn gỗ, sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã vì lực ma sát với chân người rất nhỏ. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có ích.

Câu b: Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy vì lực ma sát tác dụng lên lốp ô tô quá nhỏ. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có ích.

Câu c: Giầy đi mãi đế bị mòn là do ma sát giữa mặt đường và đế giày. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có hại.

Câu d: Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị làm tăng ma sát giữa dây cung và dây đàn nhị vậy khi kéo nhị sẽ kêu to. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có ích.

Hướng dẫn giải bài tập c8 trang 23 sgk vật lý lớp 8 bài 6 lực ma sát chương I cơ học. Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này ma sát có ích hay có hại.

Bài Tập Liên Quan: