Hướng dẫn cúng vía thần tài

Cúng Thần Tài là phong tục tập quán lâu đời của dân tộc Việt Nam, đồng thời là nghi thức không thể thiếu của những gia đình làm ăn kinh doanh. Do vậy, vào ngày vía Thần Tài thì gia chủ thường mua sắm, chuẩn bị mâm đồ cúng, văn khấn dâng lên vị thần này. Ở bài viết này Dịch vụ đồ cúng trọn gói Vạn Sự hướng dẫn cách cúng Thần Tài đúng cách để giúp các bạn chuẩn bị một lễ cúng thật chu đáo, đầy đủ, rước tài lộc vào nhà.

Hướng dẫn cúng vía thần tài

Hướng dẫn cúng vía thần tài

Liên hệ qua zalo: 096.351.5678

Hướng dẫn cúng vía thần tài

Hướng dẫn cúng vía thần tài

Trong dân gian Thần tài thường được biết đến với tên gọi là Tài Bạch Tinh Quân/ Công Nguyên Sói. Đây là một vị thần trong tín ngưỡng của các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo quan niệm dân gian, gia chủ kinh doanh sở hữu Thần Tài sẽ mang đến nhiều may mắn, con đường làm ăn gặp nhiều thuận lợi.

Người Việt Nam đa số cúng ông Thần Tài hàng ngày, hàng tháng. Tuy nhiên ngày mồng 10 tháng Giêng được em là ngày quan trọng nhất, còn được gọi là ngày Thần Tài. Trong ngày cúng vía Thần Tài nhiều cửa hàng, xí nghiệp, cơ sở buôn bán kinh doanh sẽ khai trương, cúng lớn, nhiều nơi còn tổ chức nhảy lân linh đình. Thậm chí, nhiều người đổ xô đi mua vàng mã để cầu cho một năm mới tiền vào nhiều như nước, có của ăn, của để.

Ngày vía thần tài là ngày nào?

Hướng dẫn cúng vía thần tài

Ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm chính là ngày vía Thần Tài. Ông được xem là vị thần đem tại tiền tài, may mắn cho gia đình. Cúng thần tài để gia chủ bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong Thần Tài nhận lễ, phù hộ cho sức khỏe, công việc thuận lợi.

Cúng vía thần tài vào giờ nào? Năm 2022, người dân hay cúng Thần Tài vào buổi sáng. Thời gian tốt nhất là từ 5 giờ đến 7 giờ hoặc từ 11 giờ đến 13 giờ. Trước khi cúng, chủ nhà nên lau dọn trên bàn thờ Thần Tài sạch sẽ, cẩn thận.

Mâm cúng thần tài gồm những gì?

Hướng dẫn cúng vía thần tài

Vào ngày bình thường, cúng Thần Tài ông địa nên dùng chọn những loại trái cây như xoài, đu đu đủ, dứa, nho, hồng, xoài, (ngũ quả) dưa hấu, cam, bưởi, chuối, táo, lê, lựu,… Ngoài ra, các bạn cũng có thể dâng cúng kẹo, bánh nước uống, và thuốc lá.

Hướng dẫn cúng Thần Tài mùng 10

Mâm cúng ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng giêng đều được chuẩn bị khá đơn giản. Tùy vào điều kiện kinh tế và hoàn cảnh của mỗi gia đình mà dâng những lễ vật cúng thần tài sao cho chuẩn. Quan trọng vẫn là “cái tâm” và lòng thành của người cúng bái.

Hướng dẫn chuẩn bị những phẩm vật dâng ông địa mỗi tháng: 

  • Đèn sáp
  • 3 ly rượu
  • 3 ly nước
  • Xôi đậu xanh
  • Gạo tẻ
  • Vàng mã
  • Cá lóc nướng/heo quay
  • Thuốc lá
  • Bộ tam sên: Gồm thịt heo, 3 quả trứng luộc , 3 con tôm đã được luộc chín
  • Hương thắp
  • Tiền lẻ
  • 1 đĩa bánh kẹo
  • Trầu cau (1 quả cau hoặc 1 quả trầu)
  • Muối hạt trắng, sạch
  • Hoa quả (5 loại quả khác nhau, nhiều màu sắc)
  • Bình hoa (hoa đồng tiền, hoa cúc vàng,…)

Mâm cúng ông địa ngày rằm

Lễ cúng Thần Tài Thổ địa bao gồm: hương đèn, hoa tươi, khơi cau trầu, tiền giấy, vàng mã. Bên cạnh đó, bạn có thể thêm lễ mặn gồm gà luộc, các món ăn mặn, rượu.

Mâm cỗ cúng thần tài mồng 1 và 15 chủ yếu là sự thành kính nên có thể tối giản lễ vật thờ cúng còn hương, trà, nước, hương nhan, trái cây, thắp hương mỗi ngày.

Hướng dẫn cúng vía thần tài

Văn Khấn Thần Tài Thổ Địa

Dưới đây là nội dung bài văn khấn ông địa thần tài ngắn gọn và dễ thực hiện:

Nam mô A Di Đà Phật! (Lặp đi lặp lại 3 lần)

Con xin kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.

Con Kính lạy các ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con Kính lạy Thần Tài, các ngài Thần Linh, Thần tài vị tiền, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ (chúng) con là:

Ngụ tại địa chỉ:

Hôm nay là ngày …, tháng …, năm xxx

Chúng con thành tâm sửa biện, cúng dâng hương hoa, lễ vật, kim ngân trà quả và các thứ, kính dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, để chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ con an ninh khang thái, sức khỏe dồi dào, vạn sự tốt đẹp, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Kính dâng mâm lễ bạc tâm thành trước án, chứng cho chúng con, cúi xin được  phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (Lặp đi lặp lại 3 lần)

Những lưu ý khi đặt lễ lên bàn thờ thần tài tại nhà

Cúng Thần Tài là lễ nghi gia đình cần phải làm để việc KD, làm ăn trở nên thuận buồm xuôi gió, gặp vận may./ Theo kinh nghiệm người xưa thì ông thần tài đặt bên trái, ông địa ở bên phải.

Xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào sự thành tâm, phước đức và số vận của gia chủ. Có một vài lưu ý bạn cần quan tâm khi cúng thần tài

  • Thay nước uống cho bàn thờ khi đốt nhang. Nước trong lọ hoa và chưng nải chuối chín vàng.
  • Tránh để các vật nuôi quậy phá làm ô uế chỗ thờ Thần Tài
  • Cúng xong gạo, muối, thì cất để dùng cho có lộc, không nên vứt đi.
  • Nên làm vệ sinh bàn thờ, tắm rửa cho Thần Tài ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi hoặc rượu pha nước. Khăn tắm, lau không được sử dụng cho các việc khác.
  • Giấy tiền, vàng nên đốt ở bên ngoài nhà. Còn rượu và nước cúng rồi thì nên đứng từ bên ngoài nhà tưới vào. Bộ tam sên, bánh trái thì chia trong nhà dùng, không được chia cho người ngoài.

Qua những chia sẻ của đồ cúng Vạn Sự, hy vọng bạn đã biết cúng vía thần tài đầy đủ và chuẩn xác để có thêm nhiều tài lộc, may mắn trong quá trình làm ăn của mình.

Theo quan niệm dân gian, mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài, những người buôn bán, kinh doanh thường làm lễ cúng để cầu may mắn, tài lộc.

Ngày vía thần Tài năm 2021 rơi vào Chủ nhật, ngày 21/2 dương lịch.

Mâm cúng ngày vía Thần Tài 2021

Mâm cúng ngày vía Thần Tài gồm những thứ sau đây:

  • 1 bình hoa (hoa đồng tiền, hoa cúc hoặc hoa hồng)
  • 5 loại trái cây
  • 5 cây nhang
  • 5 chum rượu
  • 2 đèn cầy
  • 2 điếu thuốc
  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối hột
  • 2 miếng vàng bạc
  • Bộ tam sên đều đã luộc gồm: Một miếng thịt ba rọi, một trứng vịt, một con tôm hoặc cua (bộ tam sên theo tương truyền là những món mà khi thần Tài ở trần gian rất thích ăn).

Cách cúng ngày vía thần Tài chuẩn là điều những người muốn cầu tài lộc muốn tham khảo.

Nên cúng ngày vía Thần Tài vào giờ nào?

Lễ cúng vía Thần Tài 2021 nên được tiến hành vào các khung giờ buổi sáng, tốt nhất là từ 5h – 7h hoặc từ 11h – 13h. Ngoài ra, tùy vào tình hình công việc mà gia chủ có thể chọn hai khung giờ khác vào buổi chiều để tiến hành nghi thức, gồm từ 15h – 17h và từ 17h – 19h.

Theo các chuyên gia phong thủy, mỗi khung giờ cúng sẽ mang lại một ý nghĩa khác nhau, do đó gia chủ có thể xem xét và lựa chọn cúng thần Tài vào giờ nào cho phù hợp:

  • Kỷ Mão (5h – 7h), tức giờ Ngọc Đường hoàng đạo: Giờ Ngọc Đường có sự ngự trị của sao Thiếu Vi và sao Thiên Khai. Đây là 2 tinh tú chủ về công danh và phú quý, thích hợp dâng lễ cầu tài lộc và cầu bước tiến trong sự nghiệp.
  • Nhâm Ngọ (11h – 13h), tức giờ Tư Mệnh hoàng đạo: Giờ Tư Mệnh có sao Nguyệt Tiên và sao Phượng Liễn ngự trị, làm việc quang minh chính đại, hành sự ban ngày thì thuận lợi đại cát. Nếu tiến hành những việc như khai trương, mở hàng, xuất kho, ký kết hợp đồng, góp vốn đầu tư… đều gặp nhiều may mắn.
  • Giáp Thân (15h – 17h), thuộc Thanh Long hoàng đạo: Đây là giờ thuộc khung của sao Thiên Ất, là giờ vạn sự có thành, thích hợp làm bất cứ công việc gì. 
  • Ất Dậu (17h – 19h), thuộc Minh Đường hoàng đạo: Khung giờ này có sao ngự trị là Minh Phổ và Quý Nhân, rất thích hợp cho việc cầu gặp quý nhân phù trợ.

Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần lưu ý tránh những khung giờ xấu, không thích hợp để cúng ngày vía thần Tài như sau:

  • Mậu Dần (3h – 5h), tức giờ Bạch Hổ hắc đạo: Đây là khung giờ xấu, hành sự dễ gặp tai nạn ngoài ý muốn, sự cố bất ngờ hay họa huyết quang.
  • Canh Thìn (7h – 9h), tức giờ Thiên Lao hắc đạo: Hành sự dễ vướng chuyện chẳng lành, dễ sinh thị phi, cãi cọ, nghiêm trọng hơn thì liên quan đến kiện tụng pháp luật.
  • Tân Tỵ (9h – 11h), tức giờ Nguyên Vũ hắc đạo: Khung giờ này bất lợi cho cầu danh lợi, dễ gặp rắc rối thị phi, làm ăn bất thuận, bị hao tài tốn của nặng nề.
  • Quý Mùi (13h – 15h), tức giờ Câu Trận hắc đạo: Xuất hành bất lợi, đi xa dễ gặp chuyện chẳng lành, có người ngăn cản.
  • Bính Tuất (19h – 21h), tức giờ Thiên Hình hắc đạo: Đi lại dễ gặp chuyện bất trắc, đề phòng thương tật tay chân, tranh cãi, động thủ, kiện cáo pháp luật.
  • Đinh Hợi (21h – 23h), tức giờ Chu Tước hắc đạo: Hành sự bất lợi, dễ gặp chuyện không lành, có người ngăn cản, xui xẻo ập đến bất ngờ.

Không nên làm gì trong ngày vía Thần Tài 2021?

Dân gian cho rằng bạn nên tránh làm những việc 'đại kỵ' dưới đây trong ngày vía thần Tài để khỏi xui xẻo, mất lộc. Đây đều là kiêng kỵ theo quan niệm tâm linh, được áp dụng từ lâu nên dần trở thành thông lệ.

Quên tắm tượng thần Tài và ông Địa

Cần lau sạch bụi bẩn, tẩy uế bằng nước hoa bưởi hoặc nước gừng để làm sạch tượng thần Tài, ông Địa. Khăn dùng tắm rửa cho tượng không được dùng làm việc khác. Sau khi lau tắm rửa 2 tượng sạch sẽ, nên lau khô lại rồi mới bắt đầu làm lễ cúng.

Không được để 2 tượng vẫn còn ướt mà tiến hành cúng bái. Bên cạnh đó, bàn thờ và các đồ cúng của thần Tài nên được lau dọn sạch sẽ, không được để nhiễm bụi bẩn.

Để bàn thờ thần Tài lộn xộn

Trên bàn thờ, các vật thờ cúng không được để lung tung. Việc sắp xếp bàn thờ thần Tài cần phải tuân thủ nguyên tắc chứ không phải sắp xếp tùy tiện, xuề xòa quá mức.

Cụ thể, tượng thần Tài để ở bên trái bàn thờ, bên phải là tượng ông Địa, chính giữa đặt bát nhang. Ba hũ gạo, muối và nước sẽ được đặt chính giữa hai ông cùng với mâm hoa quả ở bên trái, bình hoa ở bên phải.

Cúng trái cây giả

Riêng hoa cúng thần Tài không nên dùng đồ giả. Cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt; quả thì chọn loại tươi, ngon. Người ta thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng.

Đặt ban thờ ở nơi không sạch

Ban thờ thần Tài được đặt dưới đất nhưng phải chọn nơi sạch sẽ, trang nghiêm, để hướng ra cửa chính hoặc gần với cửa chính. Tuyệt đối không được đặt bàn thờ thần Tài ở gần nhà vệ sinh, nhà tắm hay nhà bếp.

Không nghiêm túc, chỉnh tề

Điều đầu tiên thể hiện sự kính cẩn của gia chủ khi làm lễ cúng là giữ tâm thành kính, thể hiện qua thái độ nghiêm túc, trang phục nghiêm chỉnh khi dâng lễ.

Khi tiến hành lễ cúng thần Tài, không nên ăn mặc xuề xòa, luộm thuộm. Trang phục không cần đẹp, đắt tiền nhưng cần phải sạch sẽ, gọn gàng. Theo phong tục dân gian, thái độ kính cẩn, sự thành tâm mới là điều quan trọng nhất trong các lễ cúng thần linh, gia tiên.

Nói tục, gây gổ, tranh cãi

Không nói lời to tiếng, tranh cãi hay nói tục chửi bậy to tiếng với nhau trong lễ cúng thần Tài. Để thu hút tài lộc trong ngày thần Tài, cần cố gắng giữ hòa khí và sự ôn hòa, vui vẻ. Không to tiếng, nặng lời với nhau để may mắn, rước lộc về nhà.

Thay nến bằng đèn nháy 

Không nên dùng đèn nháy, bóng đèn điện nhiều màu, nhấp nháy trên ban thờ thần Tài mà nên dùng đèn dầu hoặc nến.

Thiên An (Tổng hợp)