Cách tách vàng ra khỏi thủy ngân

View Full Version : tách vàng bạc từ quặng

dungcomay

05-18-2010, 10:58 AM

có ai biết tách vàng bạc từ quặng không. có các phương pháp nào quy trình? mình ví dụ từ quặng pb, zn, từ cu, từ khoáng hóa vàng sunfua. ai biết chỉ mình với mình đang cần

Mr_cloud

05-22-2010, 03:10 PM

đốt trong oxi rồi dùng thủy ngân. hòa tan vàng sau đó cho thủy ngân bay hơi thu vàng. cách này độc, thời xưa hay dùng

Hồ Sỹ Phúc

05-22-2010, 04:53 PM

M + CN- + O2 + H2O -> M(CN)n + OH- (với M là Ag, Au), Sau đó dùng Zn để khử M(CN)n để tái tạo M. Có thể đọc thêm Ở đây (http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?p=57429#post57429).

Thân!

nguyencyberchem

05-22-2010, 10:29 PM

Hi các bạn giới thiệu các bạn thêm thông tin về pp thu hồi vàng Phản ứng tạo phức của vàng với CN- là phản ứng Elsner Equation 4 Au + 8 NaCN + O2 + 2 H2O → 4 Na[Au(CN)2] + 4 NaOH Do HCN siêu độc nên quá trình này luôn phải được giữ ở pH cao hơn 10.5 Người ta thường dùng thêm Chì Nitrate để tăng quá trình chuyển Au thành dạng phức với CN- (Au leaching) Sau đó có một số pp sau để thu lại Au từ dd 1. Carbon in pulp pp này được dùng từ những năm 80, đây được xem như pp đơn giản và rẻ tiền nhất. PP này được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp do 2 lí do trên, đồng thời pp này không bị ảnh hưởng của sự có mặt của Ag hay Cu. Trong pp này, than hoạt tính hoạt động như một vật liệu xốp có diện tích bề mặt và khả năng hấp phụ rất lớn các phức của Au với CN- sau đó dd pp tuyển hạt để thu các hạt carbon đã hấp phụ phức vàng http://www.elmhurst.edu/~chm/vchembook/images2/327heapleaching2.jpg 2. Merrill-Crowe process (http://en.wikipedia.org/wiki/Merrill-http://en.wikipedia.org/wiki/Merrill-Crowe_process) : http://info.goldavenue.com/info_site/in_glos/in_glos_merrillcrowe.html 3. Electrowinning (http://en.wikipedia.org/wiki/Electrowinning) Ngoài pp tạo phức với CN-, người ta cũng dùng pp tạo hỗn hống với Hg - Phương pháp hỗn hống: Là phương pháp thu hồi vàng dựa trên khả năng thấm chọn lọc những hạt vàng của thuỷ ngân. Khi tiếp xúc với quặng, thuỷ ngân cùng các các hạt vàng tạo thành hỗn hợp gọi là amalgam. Trước khi hỗn hống, bề mặt hạt vàng được làm sạch bằng ma sát hoặc bằng dung dịch axit Sunfuric loãng(3%) thì sự kết hợp của thuỷ ngân và vàng sẽ tốt hơn rất nhiều. Hiệu quả của phương pháp hỗn hống phụ thuộc vào kích thước của hạt vàng trong quặng và trạng thái bề mặt của chúng. Đối với những hạt vàng nhỏ tác dụng sẽ kém do không đủ lực va đập giữa hạt vàng và các hạt thuỷ ngân và do xác suất của chúng gặp nhau ít hơn . Một số ý kiến nhỏ

Thân

chemtech

05-23-2010, 06:39 PM

Chào các bạn mình là thành viên mới, nhưng cũng xin phép có đôi điều cùng trao đổi.
Việc khác thác và chế hóa vàng đã được biết đến từ lâu, về căn bản là có những phương pháp như các bạn đã trình bày ở trên như phương pháp xianua, phương pháp thủy ngân, nấu chì... quy trình chi tiết được viết trong nhiều cuốn sách viết về vàng. Tuy nhiên với mỗi loại nguyên liệu đầu vào khác nhau (thành phần và hàm lượng) thì cần có những quy trình phù hợp, không thể áp dụng chung một quy trình duy nhất (ví như không thể đem toàn bộ quy trình chiết tách từ quặng đa kim để áp dụng cho quặng asenopirit...) ngoài ra nó còn phụ thuộc vào quy mô khai thác của bạn. Nhưng điều tôi muốn lưu ý ở đây với các bạn là vẫn đề môi trường và sức khỏe cộng đồng. Hầu hết các quy trình và hóa chất trong khai thác vàng đều rất độc hại vì vậy cần suy nghĩ kỹ đến các phương pháp bảo vệ và xử lý trước khi bắt tay vào làm việc. Tôi cũng rất quan tâm và đang phát triển quy trình chiết tách vàng thân thiện hơn với môi trường. Tuy nhiên mới sử dụng trong việc thu hồi vàng từ các hợp kim và các đồ xi mạ, còn từ quặng thì chưa có điều kiện, rất vui nếu có điều kiện được trao đổi cùng các bạn trên diễn đàn này! Cảm ơn!

nguyencyberchem

05-23-2010, 06:49 PM

Hi bạn cũng có một số test để thu hồi vàng ở chân các thanh RAM hư, nhưng hàm lượng còn thấp quá, quá trình hình thành quy trình vì vậy mà cũng không có hiệu quả

Thân

huyenden68

05-23-2010, 07:05 PM

Hi bạn cũng có một số test để thu hồi vàng ở chân các thanh RAM hư, nhưng hàm lượng còn thấp quá, quá trình hình thành quy trình vì vậy mà cũng không có hiệu quả Thân -theo mình được biết có khá nhiều người làm cái này , và cả với các linh kiện điện tử khác. đúng là thu hồi vàng thường dùng những hóa chất có độc tính cao vì vậy những người làm nghề này thường chỉ vài năm rồi chuyển qua làm cái khác!

-tách từ quăng với hàm lượng thấp là một việc ko hề đơn giản , vì vậy mình thấy những người đi heo( dân thu hồi vàng ) thường là tận thu ngay tại các xưởng sản xuất và gia công chế tác thôi.

chemtech

05-23-2010, 08:20 PM

Đúng là hàm lượng vàng nói chung trong các thứ như ban nói là thấp, nhưng không thấp như bạn nghĩ, theo các số liệu phân tích của nhiều tổ chức trên thế giới cũng như trong thực tế thì hàm lượng vàng và các kim loại quý khác trong các chất thải (đồ điện tử, đồ xi mạ...) vượt xa trong các loại quặng phổ biến. Mặt khác nghiên cứu thu hồi vàng nói riêng và các kim loại khác nói chung trong các loại chất chất thải không những góp phần bảo vệ môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế to lớn, nhất là trong điều kiện tài nguyên ngày càng cạn kiệt. Theo như thông tin từ hãng Nokia thì cứ 50.000 chiếc điện thoại sẽ thu hồi được 1 kg vàng (tức là 5 tấn sẽ thu được 1kg vàng) chưa kể các kim loại khác như Ag, Pd, Pt, Cu...

huyenden68

05-24-2010, 05:01 PM

"có những phương pháp như các bạn đã trình bày ở trên như phương pháp xianua, phương pháp thủy ngân, nấu chì... quy trình chi tiết được viết trong nhiều cuốn sách viết về vàng. " bạn có thể cho mình biết tên của những sách này được không? mình cũng rất quan tâm vì quê mình có nghề chuyền thống là chế tác vàng bạc mà hiểu biết của mình về cái này thì mù mờ quá . "Tuy nhiên mới sử dụng trong việc thu hồi vàng từ các hợp kim và các đồ xi mạ"

đồ xi mạ cũng như hợp kim ở đây bạn đang nói tới là gì vậy ?giải thích giúp mình nhé!

d0ngn4t

05-24-2010, 08:04 PM

Xin đưa 1 quy trình mà mình biết 1. Làm giàu quặng vàng : Do hàm lượng vàng trong quặng bé nên thường phải làm giàu để thu được tinh quặng vàng. Để làm giàu quặng vàng thường dung phương pháp tuyển bằng trọng lực và tuyển nổi. 1.1. Tuyển trọng lực là phương pháp làm giàu quặng dựa vào sự khác nhau về tỷ trọng của các hạt khoáng vật có ích với khoáng tạp hay đất đá. 1.2.Có nhiều phương pháp tuyển nổi, hiện nay phổ biến nhất là tuyển nổi bọt. Quá trình tuyển nổi có thể tóm tắt như sau: bùn quặng sau khi nghiền mịn được nạp vào máy tuyển nổi, đồng thời nạp các thuốc tuyển như: thuốc tập hợp, thuốc đè chìm, thuốc tạo bọt, thuốc kích thích vào máy, tiến hành khuấy trộn và xục khí. Nhờ tính chất tạo bọt, khi khuấy trộn bọt khí tạo thành trong khắp khối khoáng tương, các hạt vàng và khoáng chứa vàng do tác dụng cảu chất tập hợp không bị thấm ướt nên bám quanh các bọt khí rồi nổi lên, tập trung trên mặt khoáng tương. Phương pháp này thường áp dụng với quặng vàng có dạng khoáng sunfua hoặc phức hợp đa kim. 2.Luyện vàng thô: Sản phẩm vàng thô còn gọi là bán sản phẩm. Bằng các phương pháp luyện khác nhau người ta thu được vàng ở dạng bán sản phẩm. Mặt khác khi luyện các sản phẩm kim loại màu (đồng, chì, kẽm, antimony) vàng cộng sinh tập trung vao các sản phẩm trung gian như bã, bùn,…, và cũng được xem là các bán sản phẩm chứa vàng. Có ba loại thường gặp và có ý nghĩa lớn: - Vàng cám hoặc tinh quặng vàng giàu thu được sau khi tuyển trọng lực quặng vàng sa khoáng. - Bã chứa vàng thu được sau khi chưng amangam vàng của quá trình xử lý quặng vàng bằng phương pháp amangam. - Bùn vàng kẽm thu được sau khi kết tủa vàng bănhf bột kẽm của quá trình xử lý quặng. 3. Tinh luyện vàng : Các nguyên liệu đã tạp trung vàng như vàng thô thu được sau các quá trình luyện bằng phương pháp xianua và phương pháp amangam, vàng cám của quá trình tuyển trọng lực, hợp kim vàng thu được từ bùn cực dương tinh luyện đồng và từ nhà máy luyện chì kẽm..đều chứa các kim loại quý khác và các tạp chất như: đồng, chì, asen, antimony, thiếc, bitmut, kẽm, sắt, thủy ngân.. Nguyên liệu trước khi tinh luyện cần phải nấu chảy lại để thu được hợp kim có thành phần đồng đều, loại tạp chất sơ bộ và thu được hình dạng mong muốn. Hợp kim vàng thu được cũng được gọi là vàng thô. Có một số phương pháp tinh luyện vàng: hòa tách chọn lọc trong axit và nước cường thủy, clorua hóa và điện phân. Phương pháp hòa tách chọn lọc trong axit và nước cường thủy là phương pháp cổ, đắt tiền và mất nhiều kim loại quý nên ít dung hiện nay. Phương pháp tinh luyện clorua hóa và điện phân tinh luyện là hai phương pháp được dung rộng rãi trong công nghiệp, trong đó ưu việt nhất là phương pháp điện phân. Chế độ điện phân: + Anot là vàng thô có chứa bạc, nhóm bạch kim và các kim loại tạp chất khác + Catot là vàng sạch + Dung dịch điện phân: AuCl3 + HCl + Phản ứng anot: Au + 4Cl- -3e --> AuCl4- Au + 2Cl- -e --> AuCl2- + Phản ứng catot : AuCl4- +3e --> Au + 4Cl- AuCl4- +2e --> Au + 2Cl- 4. Pha chế dung dịch điện phân vàng: Dùng vàng sạch cán mỏng, tẩy dầu mỡ, cắt thành mảnh nhỏ cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt, đun nóng trong tủ hút ở nhiệ độ 60 – 70 oC Au + 3HCl + HNO3 --> AuCl3 + NO3 + H2O NO + ½ O2 --> NO2 4.Bể điện phân: Điện phân tinh luyện vàng thường tiến hành trong các bể cỡ bé, dung tích 20 – 30 l, bể làm bằng sứ hoặc chất dẻo Trọng lượng anot khoảng 2kg. Catot làm bằng vàng lá dày 0.1- 0.25mm. Mỗi bể thường treo 18 catot trên 6 thanh dẫn, và 15 anot trên 5 thanh dẫn. Anot được treo vào thanh dẫn nhờ các băng vàng chảy dính chặt vào anot. Để giữ nhiệt độ cần thiết cho dung dịch điện phân dùng bể cách thủy đựng nước nóng. Dung dịch điện phân được khuấy bằng không khí nén. Trong quá trình điện phân thoát khí clo nên cần phải có tủ hút. Anot được đúc từ vàng thô chứa 80-95%Au, 1-20%Ag, 1-5% tạp chất khác. Kích thước anot 40 x 50 x 5mm đến 150 x 250 x 10mm, thời gian điện phân 1 chu kỳ catot là 24h. Thành phần dung dịch : HAuCl4: 30 – 40 g/l HCl tự do: 30 – 40 g/l Nhiệt độ: 70oC. Dk (A/m2): 1000 – 1500. Vàng thu được ở catot ở dạng kết tinh sít chặt và bong. Vàng catot được rửa bằng nước nóng, làm sạch bằng bàn chải và xử lý bằng HCl hoặc NH4OH. Tiếp đó rửa lại bằng nước, sấy và nấu chảy trong lò cảm ứng rồi đúc thỏi. Độ sạch của catot đạt 99.98 – 99.99%. Bùn được rửa bằng nước nóng. Nước rửa được dung lại để bổ sung dung dịch điện phân. Bùn được cho vào trống có lưới bằng Ag được đặt trong bể nước. Khi quay trống AgCl sẽ văng qua lỗ và được rửa trong bể nước. Các hạt vàng rơi ở anot và vàng dạng nhánh cây rơi ở catot có kích thước lớn hơn sẽ nằm lại trong trống. Vàng thu được đen sấy khô và nấu chảy và đúc thành anot. AgCl thu được đưa đi hoàn nguyên bằng phoi sắt hoặc bột sắt trong môi trường HCl. Một số ý kiến nhỏ

Thân

chemtech

05-24-2010, 09:01 PM

Sách tham khảo thì bạn có thể ra nhà xuất bản khoa học kỹ thuật số 70 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội để tìm mua, hoặc có thể tham khảo cuốn Hóa học vô cơ tập III của thầy Hoàng Nhâm, các tài liệu này viết khá chi tiết và có trình bày cả thành phần quặng ở một số mỏ nhưng do viết đã lâu mà ít được tái bản nên bạn tìm sẽ khó. Về lý thuyết căn bản như bạn d0ngn4t trình bày ở trên tuy nhiên để có thể làm được bạn cần phải làm thực tế và nếu có người hướng dẫn là tốt nhất. Dạng hợp kim như trong một số linh kiện, mối hàn của máy bay cũ, trạm thu phát viễn thông hoặc vàng tây chẳng hạn...còn các đồ xi mạ như trong các đồ điện tử, nhất là những loại sử dụng bản mạch mềm. Hàm lượng trong các đồ này khá cao (bạn có thể tham khảo trên mạng) thường trong một chiếc điện thoại di động chứa khoảng 0,02 - 0,034g vàng trong khi 1 tấn quặng thô mới chứa 1 g vàng.

Một số thông tin trả lời bạn huyenden68!

huyenden68

05-24-2010, 10:47 PM

mình cứ nghĩ bạn nói đồ xi mạ là hàng đồng hay bạc được xi mạ, nếu bạn đi từ vàng tây thì sẽ đơn giản đi rất nhiều đúng ko ! - cuốn này mình có đọc nhưng nó nói chung chung quá bạn có thểgiwois thiệu cái gì đó cụ thể hơn ko ? ( thông cảm vì mình ở xa ko phải chốc nhát mà gia hà nội được), khi mình còn là sinh viên cũng thương tham gia ngày sách giảm giá của kho sách khoa học kỹ thuật nói thật cũng cố công tìm nhưng ko thấy có sách gì nói kỹ ! - rất cảm ơn vì những số liệu bạn đưa nó rất có ích với mình và mọi người muốn tìm hiểu!

-hình như dongnat học điện hóa bách khoa thì phải đúng ko cảm ơn bài viết của bạn

chemtech

05-25-2010, 06:29 PM

Đồ xi mạ đúng là như bạn nói đấy, tất cả những thứ được mạ vàng lên gọi là đồ xi mạ vàng, ví dụ như những chiếc huân, huy chương chẳng hạn, các đầu tiếp xúc (giắc nối) trong đồ điện tử...vàng tây chỉ là một ví dụ của dạng hợp kim thôi (được tạo nên từ một số nguyên tố khác nhau trong đó có vàng nhưng ở dạng đồng nhất khác với xi mạ ở chỗ vàng được phủ(mạ) lên vật liệu nền). Sách thì mình đã đọc 2 cuốn viết về vàng bằng tiếng việt (đọc nhờ thôi, nếu bạn lên thư viện khoa học kỹ thuật hoặc thư viện đại học QG chắc có) nhưng đều viết từ những năm 90 trở về trước nên nếu bây giờ bạn tìm sẽ rất khó. Cả hai cuốn đều viết khá chi tiết về cách khai thác, chế biến quặng vàng, thu hồi vàng từ các loại hợp kim và xi mạ. Sách tiếng anh thì trình bày kỹ hơn một chút về tính chất và cách phân tích. Nói chung nếu bạn thực sự đam mê lĩnh vực này mà có sách đọc thì rất tốt nhưng đó chỉ là 50% thôi còn 50% khác bạn phải làm thực tế. Mình cũng là người rất đam mê lĩnh vực thu hồi kim loại nói chung (trong đó có các kim loại quý) từ các loại phế liệu và chất thải nên có biết tí chút.Nếu bạn làm thì có thể trao đổi được đôi chút.

Chúc bạn thành công!

huyenden68

05-25-2010, 11:03 PM

- vâng em không làm trưc tiếp nhưng sau lwung em la fcar một làng nghề khao khát hiểu biết về những cái mình làm bác ạ . những thế hệ trước làm theo bản lăng và kinh nghiệm thì ko nói nhưng theo em thế giới khác nhiều rồi ta cũng phải theo họ thôi!
- em có tìm hiểu và tự đào tạo mình thực tế thì chưa có gì. vẫn là câu hỏi cú bác có thể nõi rõ tên hai cuốn đó là gì ko?nói thật giờ em đang ở trong tp.hcm làm cho xăng dầu ko giàu có gì nhưng cuộc sống của em coi là ổn, nhưng vẫn đau đáu những câu hỏi dành cho quê hương , cơ hội ra bắc của em ko nhiều lên thư viện càng hiếm lên cần bác giúp đỡ chính xác hơn

chemtech

05-26-2010, 12:01 AM

Mình không nhớ rõ chính xác tên hai cuốn sách đó vì đọc cũng lâu rồi, tuy nhiên bạn cũng không nên kỳ vọng quá nhiều vào sách vở. Mình cũng tiếp xúc với nhiều cao thủ trong lĩnh vực này, nhiều người trong số họ không phải là những người được học hành cơ bản nhưng vẫn làm rất tốt vì họ có kinh nghiệm, tất nhiên là có học có hơn. Mình nhớ là có chụp ảnh lại những phần quan trọng của 2 cuốn đó (nhưng không được rõ làm vì sử dụng điện thoại) nếu bạn cần thì mình sẽ gửi cho vì bạn tìm sách e rằng cũng không được vì các sách này đã cũ rồi (nhưng phải đợi đấy vì mình để tài liệu đó trong máy tính ở quê). Cũng có 1 bản ngắn bằng tiếng anh nhưng dạng tài liệu bản cứng. Trong Tp việc làm kim loại này cũng khá sôi động đấy nhưng có vẻ không mạnh như ngoài bắc vì mình thấy thỉnh thoảng vẫn có lô chíp máy tính và bóng bán dẫn gửi ra ngoài này. Bạn có tâm huyết với làng nghề như vậy thật là đáng quý, làm nghề nào cũng phải niềm đam mê và có duyên, nếu bạn có lòng đam mê và có duyên với nó thì chắc sẽ thành công thôi. Mình nhớ có có lần đọc trong một tài liệu nước ngoài viết về vàng họ mở đầu bằng câu " Vàng, nguyên nhân của nhiều cuộc chiến tranh và đổ máu" còn những người làm nghề thì thường nói với nhau về những lời nguyền nghe cũng rất li kỳ và thú vị. Bạn nhớ gửi cho mình địa chỉ mail để có gì mình gửi tài liệu cho!

Thân ái!

huyenden68

05-26-2010, 07:02 AM

ôi cảm ơn bạn nhiều nắm . mail của mình -đúng là làm cái gì cũng cần phỉa có cái duyên và cái tâm , mình tuy là con cháu làng nghề ko làm về no nhưng nhờ nó mà được học hành và có công ăn việc làm vì vậy đành dùng chút tâm huyết này vậy!

-ở đoạn đầu mình nghe bạn nói bạn đang phát triển một hệ thống ít có hại cho môi trường hơn. nếu ko có gì bí mật thì mình xin trao đổi qua về cái này với bạn có được không ?

chemtech

05-26-2010, 08:37 AM

Cũng không có gì bí mật lắm, thực ra đó mới là bước đầu nghiên cứu thôi vì mình thấy sử dụng ion CN- rất độc hại nếu làm quy mô lớn nên đang tính thay ion này bằng một ion khác có khả năng tạo phức như (S2O3)2-,vấn đề là tìm ra môi trường nào tạo ra thế điện hóa phù hợp để hòa tan vàng. Mình đã nghe đâu đó nói đến việc sử dụng ion này.
Mình sẽ gửi tài liệu cho bạn khi có thể. Chúc bạn thành công với công việc hiện tại và dự định trong tương lai!