Luật PCCC quy định một trong những biện pháp cơ bản đầu tiên trong công tác phòng cháy là gì

Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản của mọi gia đình và xã hội; thực hiện tốt công tác PCCC là đã bảo vệ tính mạng, tài sản; giữ bình yên cho mỗi gia đình và toàn xã hội. 

Luật PCCC quy định một trong những biện pháp cơ bản đầu tiên trong công tác phòng cháy là gì

Theo báo cáo của Công an TP Hà Nội, thống kê trong 5 tháng đầu năm 2021, toàn thành phố xảy ra 165 vụ cháy, nổ khiến 11 người chết, 15 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng hơn 21 tỷ đồng. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến tốc độ đô thị hóa nhanh; tại các đô thị xuất hiện ngày càng nhiều công trình nhà cao tầng, công trình ngầm, các trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các trạm xăng, dầu trong nội đô… nguy cơ cháy, nổ là rất lớn và hậu quả khôn lường. Trong khi đó nguyên nhân dẫn đến cháy, ban đầu chỉ bắt nguồn từ một đốm lửa nhỏ, một sự cố chập điện bình thường hoặc từ những bất cẩn của con người… không được phát hiện kịp thời dẫn đến bùng phát thành đám cháy lớn. Để ngăn chặn tai nạn cháy, nổ có thể xảy ra, giảm thiểu đến mức thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại về người, tài sản; UBND phường Phúc La thông báo các cá nhân, tổ chức và cơ sở kinh doanh cần thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy như sau:

           Tại nơi ở cần: Kiểm tra hệ thống điện, khắc phục các hỏng hóc có nguy cơ dẫn đến chạm chập, ngắt mạch điện. Các dây dẫn vỏ cách điện bị lão hóa, rạn nứt phải được thay thế; các mối nối trên dây dẫn điện phải được siết chặt; các thiết bị điện lắp đặt trong nhà phải đảm bảo an toàn, tại nơi thờ cúng, khoảng cách từ ngọn hương đèn phải cách trần tối thiểu là 0,5m, không để các đồ vật dễ cháy như hương, đèn, vàng mã sát nơi đốt hương, đèn; khi thắp hương, đèn, đốt vàng mã phải có người trông coi. Kiểm tra nơi để đồ dùng, hàng hóa và các vật liệu khác có khả năng cháy được, nơi để các loại hàng hóa và đồ dùng dễ cháy phải cách xa nơi đun nấu và các nguồn nhiệt khác. Thường xuyên kiểm tra hệ thống bếp gas, dùng nước xà phòng để kiểm tra độ kín của bình, dây dẫn gas, thay mới các ống dẫn gas đã bị rạn nứt, hư hỏng. Khi phát hiện có rò rỉ gas, hoặc ngửi thấy mùi gas tuyệt đối không bật bộ phận đánh lửa của bếp, không bật công tắc điện, đèn hay bất cứ dụng cụ thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt nào; nhanh chóng mở cửa để gió tự nhiên vào cho thông thoáng khu vực nhà bếp, đồng thời kiểm tra vị trí bị rò rỉ. Nếu vị trí rò rỉ là trên đường ống dẫn gas thì khóa ngay van tổng của bình gas; nếu vị trí rò rỉ là ở cổ van hoặc thân bình, dùng xà phòng bánh bịt vào vị trí bị rò rỉ rồi dùng dây cao su buộc chặt và chuyển bình gas ra khu vực trống trải an toàn, xả hết khí gas trong bình. Sau khi xả hết gas, gọi người của đại lý gas đến thu hồi vỏ bình, tuyệt đối không được tự ý sửa chữa vỏ bình.

          Thực hiện việc bảo quản, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp, không lấn chiếm lối thoát nạn. Không dự trữ xăng, dầu, cồn trong nhà khi không cần thiết. Trường hợp phải dự trữ thì phải bảo quản trong các dụng cụ kín, chắc chắn, để cách xa các nguồn nhiệt. Trang bị các dụng cụ trữ nước như xô, thùng, vừa phục vụ sinh hoạt hàng ngày vừa phục vụ chữa cháy khi cần thiết, các gia đình nên trang bị thêm các bình chữa cháy xách tay để phục vụ chữa cháy.

           Đối với nơi làm việc, nơi sản xuất kinh doanh: Trước khi tiến hành công việc phải thực hiện kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy tại nơi làm việc, nơi sản xuất kinh doanh do chính mình đảm nhiệm, nếu phát hiện có dấu hiệu mất an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải tìm mọi cách để khắc phục. Không để vật tư, hàng hóa, phương tiện cản trở lối đi, lối thoát nạn; không đốt nhang, đèn để cúng và đun nấu trong khu vực sản xuất, văn phòng làm việc.  Các hàng hóa, vật liệu dễ cháy phải được bố trí cách xa đường dây dẫn điện, chấn lưu đèn, bảng điện, khoảng cách tối thiểu là 0,5m. Không dùng bếp điện, bóng đèn sợi đốt để sấy khô hàng hóa (trừ các thiết bị chuyên dùng); khi sử dụng quạt ở khu vực có nhiều vật tư, hàng hóa phải có lồng bảo hiểm. Không để các chất dễ cháy, nổ như xăng, dầu, gas tại nơi làm việc và trong khu vực kinh doanh. Những nơi quá trình sản xuất, kinh doanh liên quan đến các chất dễ cháy phải tuân thủ các quy định về sử dụng, bảo quản các chất dễ cháy đó. Khi không làm việc phải tắt các nguồn điện, nguồn nhiệt đồng thời kiểm tra các yếu tố khác có thể phát sinh nguồn nhiệt tại khu vực do mình đảm nhiệm.

          Khi phát hiện có cháy, nổ xảy ra dù là nơi ở hay nơi làm việc phải hô hoán cho mọi người cùng biết, nhanh chóng sử dụng các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị để khống chế đám cháy, đồng thời phải báo ngay cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy qua số điện thoại 114 để được hỗ trợ kịp thời.

Luật PCCC quy định một trong những biện pháp cơ bản đầu tiên trong công tác phòng cháy là gì

          Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật phòng cháy và chữa cháy, mỗi người dân hãy tích cực tìm hiểu kiến thức, pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, nắm vững những mối nguy hiểm về cháy, nổ tại nơi ở, nơi làm việc và các biện pháp phòng ngừa. Thường xuyên tự kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy, phát hiện và khắc phục ngay những sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và chữa cháy tại nơi ở, nơi làm việc để hạn chế thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho mọi người.

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi question date

Ngày hỏi:06/10/2014

 Phòng cháy chữa cháy  Thiết bị phòng cháy chữa cháy

Những biện pháp cơ bản trong công tác phòng cháy chữa cháy?

Nội dung này được Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy TP. Hà Nội tư vấn như sau:

  • Theo Điều 14 của Luật Phòng cháy chữa cháy quy định biện pháp cơ bản trong phòng cháy

    1. Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy.

    2. Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.

    - Theo Điều 30 của Luật phòng cháy và chữa cháy qui định biện pháp cơ bản trong chữa cháy:

    1. Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy.

    2. Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.

    3. Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.


Nguồn:

CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY THÀNH PHỐ HÀ NỘI

A. BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁYTrong hoạt động sản xuất kinh doanh của mục tiêu các biện pháp phòng cháy được sử dụng chủ yếu là:

1. Tạo môi trường không cháy và khó cháy bằng cách thay thế các khâu sản xuất kinh doanh, môi trường, thiết bị vật liệu…từ dễ cháy, có nguy hiểm cháy, trở thành không cháy và khó cháy.

2. Ngăn chặn triệt tiêu nguồn nhiệt gây cháy, quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt sử dụng trong sản xuất hoạt động kinh doanh, trong sinh hoạt.3.Cách ly chất cháy với nguồn lửa, nguồn nhiệt với máy móc htiết bị với các khâu hoạt động sản xuất có khả năng sinh nhiệt, gây cháy.4. Hạn chế diện tích sản xuất, diện tích bảo quản chất cháy với máy móc thiết bị tới mức cần thiết.5.Ngăn chặn đường phát triển của lửa như xây tường ngăn cháy, cửa ngăn cháy đê bao vành đai trống, lắp đặt thiết bị chống cháy lan.6. Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữ cháy tự động, bán tự động.

B. PHƯƠNG PHÁP CHỮA CHÁY

Có 3 phương pháp chữa cháy cơ bản:

1.Ngăn cách ôxy với chất cháy (cách ly):

Là phương pháp cách ly ôxy với chất cháy hoặc tách rời chất cháy ra khỏi vùng cháy.Dùng thiết bị chất chữa cháy úp chụp đậy phủ lên bề mặt của chất cháy. Ngăn chặn ôxy trong không khí với vậtt cháy. Đồng thời di chuyển vật cháy ra khỏi vùng cháy.Các thiết bị chất chữa có tác dụng cách ly như lắp đậy chậu, đất cát, bọt chữa cháy, chăn nệm, bao tải, vải bạt.

2. Làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp chất cháy ( làm ngạt)

Là dùng các chất không tham gia phản ứng cháy phun vào vùng cháy làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp cháy tới mức bị ngạt không duy trì được sự cháy.Sử dụg các chất chữa cháy như khí CO2, nitơ ( N2) bọt trơ.

3. Phương pháp làm lạnh (thu nhiệt)

Là dùng các chất chữ cháy có khả năng thu nhiệt làm giảm nhiệt độ của đám cháy nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy đám cháy sẽ tắt.Sử dụng các chất chữa cháy như khí trơ lạnh CO2, N2 H2O. Sử dụng nước chữa cháy cần chú ý không dùng nước chữa các đám cháy đang có điện, hóa chất kỵ nước như: xăng, dầu, gas và đám cháy có nhiệt độ cao trên 19000C mà nước quá ít.

C. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT SỰ CỐ CHÁY XẢY RA

Khi có cháy xảy ra cần tiến hành một cách khẩn trương các công việc sau:1.Báo động cháy ( tự động, kẻng, tri hô)2. Cắt điện khu vực cháy3. Tổ chức cứu người bị nạn, tổ chức giải thoát cho người và di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy.4. Tổ chức lực lượng sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để cứu chữa đám cháy.5. Gọi điện báo cháy cho đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất hoặc báo về trung tâm chữa cháy của thành phố ( sđt 114).6. Bảo vệ ngăn chặn phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để lấy cắp tài sản, giữ gìn trật tự phục vụ chữa cháy thuận lợi.7. Hướng dẫn đường nơi đỗ xem nguồn nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khi tới hỗ trợ.8. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cứu chữa đám cháy.

9.Triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường cháy sau khi dâp tắt đám cháy.


Page 2

A. BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁYTrong hoạt động sản xuất kinh doanh của mục tiêu các biện pháp phòng cháy được sử dụng chủ yếu là:

1. Tạo môi trường không cháy và khó cháy bằng cách thay thế các khâu sản xuất kinh doanh, môi trường, thiết bị vật liệu…từ dễ cháy, có nguy hiểm cháy, trở thành không cháy và khó cháy.

2. Ngăn chặn triệt tiêu nguồn nhiệt gây cháy, quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt sử dụng trong sản xuất hoạt động kinh doanh, trong sinh hoạt.3.Cách ly chất cháy với nguồn lửa, nguồn nhiệt với máy móc htiết bị với các khâu hoạt động sản xuất có khả năng sinh nhiệt, gây cháy.4. Hạn chế diện tích sản xuất, diện tích bảo quản chất cháy với máy móc thiết bị tới mức cần thiết.5.Ngăn chặn đường phát triển của lửa như xây tường ngăn cháy, cửa ngăn cháy đê bao vành đai trống, lắp đặt thiết bị chống cháy lan.6. Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữ cháy tự động, bán tự động.

B. PHƯƠNG PHÁP CHỮA CHÁY

Có 3 phương pháp chữa cháy cơ bản:

1.Ngăn cách ôxy với chất cháy (cách ly):

Là phương pháp cách ly ôxy với chất cháy hoặc tách rời chất cháy ra khỏi vùng cháy.Dùng thiết bị chất chữa cháy úp chụp đậy phủ lên bề mặt của chất cháy. Ngăn chặn ôxy trong không khí với vậtt cháy. Đồng thời di chuyển vật cháy ra khỏi vùng cháy.Các thiết bị chất chữa có tác dụng cách ly như lắp đậy chậu, đất cát, bọt chữa cháy, chăn nệm, bao tải, vải bạt.

2. Làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp chất cháy ( làm ngạt)

Là dùng các chất không tham gia phản ứng cháy phun vào vùng cháy làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp cháy tới mức bị ngạt không duy trì được sự cháy.Sử dụg các chất chữa cháy như khí CO2, nitơ ( N2) bọt trơ.

3. Phương pháp làm lạnh (thu nhiệt)

Là dùng các chất chữ cháy có khả năng thu nhiệt làm giảm nhiệt độ của đám cháy nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy đám cháy sẽ tắt.Sử dụng các chất chữa cháy như khí trơ lạnh CO2, N2 H2O. Sử dụng nước chữa cháy cần chú ý không dùng nước chữa các đám cháy đang có điện, hóa chất kỵ nước như: xăng, dầu, gas và đám cháy có nhiệt độ cao trên 19000C mà nước quá ít.

C. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT SỰ CỐ CHÁY XẢY RA

Khi có cháy xảy ra cần tiến hành một cách khẩn trương các công việc sau:1.Báo động cháy ( tự động, kẻng, tri hô)2. Cắt điện khu vực cháy3. Tổ chức cứu người bị nạn, tổ chức giải thoát cho người và di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy.4. Tổ chức lực lượng sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để cứu chữa đám cháy.5. Gọi điện báo cháy cho đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất hoặc báo về trung tâm chữa cháy của thành phố ( sđt 114).6. Bảo vệ ngăn chặn phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để lấy cắp tài sản, giữ gìn trật tự phục vụ chữa cháy thuận lợi.7. Hướng dẫn đường nơi đỗ xem nguồn nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khi tới hỗ trợ.8. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cứu chữa đám cháy.

9.Triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường cháy sau khi dâp tắt đám cháy.