Mái đình hình gì chiếm tỉ lệ như thế nào

Đình (chữ Nho: 亭) là một công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, những người có công, anh hùng tín ngưỡng và cũng là nơi hội họp của người dân trong cộng đồng.[1]

Mái đình hình gì chiếm tỉ lệ như thế nào

Tòa đại đình của Đình La Xuyên, Ý Yên, Nam Định

Mái đình hình gì chiếm tỉ lệ như thế nào

Khuôn viên đình làng Vĩ Dạ, Huế

Mái đình hình gì chiếm tỉ lệ như thế nào

Cổng tam quan vào Đình Thổ Hà, Bắc Giang

Mái đình hình gì chiếm tỉ lệ như thế nào

Toàn cảnh Đình làng Mai Xá

Ở miền nam, những ngôi đình làng còn được gọi là Đình Thần

Trước kia theo tình hình chung của cả nước, đình của các làng mạc Việt Nam chỉ là quán để nghỉ. Năm 1231 Trần Nhân Tông xuống chiếu cho đắp tượng Phật ở đình quán. Năm 1491 nhà vua cho xây dựng Quảng Văn đình là nơi để dân chúng đánh trống kêu oan và nơi ban bố, giảng giải các chính sách của nhà nước phong kiến tại Thăng Long.

Ngôi đình làng với chức năng là nơi thờ thành hoàng và là nơi hội họp của dân chúng có lẽ bắt đầu vào thời Lê sơ và định hình vào thời nhà Mạc.[2] Có lẽ sự phát triển của Nho giáo vào cuối thế 15 đã cấy dần Thành hoàng vào đình làng. Nhưng hiện nay dấu vết sớm nhất của đình làng thì Thành hoàng chỉ gặp từ thế kỷ 16. Trước đây đình thường chỉ có 3 gian và 2 chái. Gian giữa không có sạp, trong gian thờ Thành hoàng. Cuối thế kỷ 17 từ gian giữa và kéo dài về sau gọi là chuôi vồ, tạo cho đình làng mang kiểu chữ Đinh. Cuối thế kỷ 17, nhất là thế kỷ 18, đình làng được bổ sung tòa tiền tế.

Kiến trúc truyền thống được xây dựng dựa trên những nguyên tắc của thuật phong thủy. Địa điểm của đình khác đền chùa. Trong khi chùa và đền chuộng địa điểm tĩnh mịch, có khi u tịch, khuất lối thì đình làng chủ yếu lấy địa điểm trung tâm. Lý tưởng nhất là đình có địa điểm thoáng đãng nhìn ra sông nước. Nếu không có được ao hồ thiên nhiên thì dân làng có khi đào giếng khơi để có mặt nước phía trước đình cho đúng thế "tụ thủy" vì họ cho đó là điềm thịnh mãn cho làng.[3] Kiểu xây dựng bằng gỗ bao gồm các yếu tố nghiêng về trang trí và chạm khắc.

Đình làng thường là một ngôi nhà to, rộng được dựng bằng những cột gỗ tròn to thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Vì, kèo, xà ngang, xà dọc, xà gồ của đình cũng làm toàn bằng gỗ tốt như gỗ lim. Tường đình xây bằng gạch. Mái đình lợp ngói mũi hài, hai đầu hồi xây bít đốc hoặc làm bốn góc đầu đao cong. Trên nóc đình là hai con rồng chầu mặt nguyệt, tục gọi là "lưỡng long chầu nguyệt" hay "lưỡng long tranh châu".

Sân đình được lát gạch. Trước đình có hai cột trụ cao vút, trên đình được tạc hình con nghê. Trong đình, gian giữa có bàn thờ, thờ một vị thần của làng gọi là Thành hoàng. Một chiếc trống cái cũng được để trong đình để đánh vang lên theo nhịp ngũ liên thúc giục dân làng về đình tụ họp bàn tính công việc của làng. Nhiều đình có có tấm bình phong, điêu khắc thường thấy là đồ án Long Mã hoặc tạc hình con hổ nhìn ra để trấn trạch (trong miền Nam hay gọi là Bia ông Hổ).

Một số ngôi đình tiêu biểu Việt Nam được công nhận là di tích cấp quốc gia, di tích cấp quốc gia đặc biệt:

STT Tên di tích Địa phương Thời gian xây dựng Năm công nhận Thành hoàng Loại di tích
1 Đình So Hà Nội 1673 1962 Tam vị đại vương giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp sứ quân Đỗ Cảnh Thạc.
2 Đình Kiền Bái Hải Phòng Thế kỷ 17 1986 Trung Quốc Cảm ứng thượng đẳng thần.

- Lôi Công Uy Diệu thượng đẳng thần

3 Đình Trùng Hạ
Đình Vân Thị
Ninh Bình Thế kỷ 17 1677 Tô Hiến Thành, Nguyễn Phục, Lý Quốc Sư

- Trần Quốc Tảng

4 Đình Ngô Khê Hạ Ninh Bình Thế kỷ 17 2011 Nguyễn Bặc là đệ nhất công thần, một trong tứ trụ của nhà Đinh.
5 Đình Hàng Kênh Hải Phòng Thế kỷ 18 1962 Đức vương Ngô Quyền
6 Đình Đình Bảng Bắc Ninh thế kỉ 18 Cao Sơn đại vương (thần Núi), Thủy Bá đại vương (thần Nước) và Bách Lệ đại vương (thần Đất), sáu vị có công lập lại làng vào thế kỷ 15
7 Đình Bát Tràng Hà Nội 1720
8 Đình Thổ Tang Vĩnh Phúc -
9 Đình Tây Đằng Hà Nội - Sơn Tinh, Thánh Gióng, và Thần Nông
10 Đình Chu Quyến (Đình Chàng, Đình Đoài) Hà Nội thế kỉ 17 Nhã Lang
11 Đình Thổ Hà Bắc Giang 1685 1960 Thân Cảnh Phúc di tích lịch sử văn hóa
12 Đình Phù Lão Bắc Giang -
13 Đình Hoành Sơn Nghệ An -
14 Đình thần Hưng Long Bình Phước 1850 2004 Thành hoàng bổn cảnh (thần làng) di tích lịch sử văn hóa
15 Đình Lệ Mật phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội - Di tích lịch sử văn hóa
16 Đình Lỗ Hạnh Xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang 1576 1982 Cao Sơn Đại Vương và Phương Dung Tiên Chúa – 2 vị thần có công với nước, với dân thời Vua Hùng. Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia
17 Đình An Cố Xã Thuỵ An, Huyện Thái Thuỵ, Tỉnh Thái Bình 1527- 1528 1962 Nam Hải Đại Vương Thượng đẳng thần. Di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia
18 Đình Xuân Ái Xã Diễn An, Diễn Châu, Nghệ An - An Dương Vương Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia
  • Chùa
  • Đền
  • Miếu
  • Cổng làng
  • Nhà rông
  • Nhà gơl
  • Đình (Á Đông)

  1. ^ Cách phân biệt Chùa, Đình, Đền, Miếu, Nghè, Điện, Phủ, Quán, Am. Nguoihanoi.com.vn, 21/08/2019. Truy cập 22/08/2019.
  2. ^ Lê Thanh Đức. Đình làng Miền Bắc. Hà Nội: nxb Mỹ thuật, 2001. tr 13
  3. ^ Lê Thanh Đức. Đình làng Miền Bắc. Hà Nội: nxb Mỹ thuật, 2001. tr 31

  • Đình Việt Nam
  • Về những ngôi đình nổi tiếng ven sông Cầu

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đình&oldid=66193236”