Một trong Những việc chúng ta cần làm để bảo vệ hòa bình là gì

Học sinh phải làm gì để bảo vệ hòa bình ?- Học hỏi những điều hay của người khác.- Chung sống thân ái, khoan dung với các bạn và mọi người xung quanh;- Khi có xích mích thì chủ động gặp nhau trao đổi để hiểu nhau.- Không phân biệt đối xử (nam/nữ, h ọc giỏi/ học kém; dân tộc; giàu/ nghèo)- Khuyên can, hoà giải khi các bạn có bất đồng, xích mích. v v ....- Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác.- Giao lưu với thanh niên, thiếu niên quốc tế .

- Viết thư , gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.

Hòa bình là điều thiêng liêng, quý giá mà phải đánh đổi bằng hàng triệu mạng sống của các chiến sĩ để có được hòa bình. Hòa bình hôm nay được xây dựng trên máu xương của các thế hệ đi trước. Vì sao phải bảo vệ hòa bình?

Hòa bình là gì?

Hòa bình là khái niệm có ý nghĩa về tình bạn và sự hòa hợp xã hội, nó sử dụng để miêu tả tình trạng không có sự thù địch, bạo lực.

Trong một xã hội hòa bình tức là không có xung đột và không có sự sợ hãi giữa các cá nhân hoặc một nhóm người nào đó.

Trong suốt lịch sử, các nhà lãnh đạo luôn gìn giữ và bảo vệ hòa bình nhằm giúp tăng trưởng kinh tế thông qua các hình thức thỏa thuận hoặc  qua những hiệp ước về hòa bình.

Từ đó sẽ hạn chế được những vấn đề như giảm xung đột, tăng cường tương tác kinh tế và tạo ra sự thịnh vượng cho đất nước.

Một trong Những việc chúng ta cần làm để bảo vệ hòa bình là gì

Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình?

Nội dung trên đã giải thích được khái nhiệm hòa bình là gì, vậy Vì sao phải bảo vệ hòa bình?

Đất nước hiện nay đã có được sự hòa bình bởi sự hy sinh của các thế hệ cha anh đi trước. Hòa bình ngày hôm nay chúng ta có được là sự đánh đổi của máu và nước mắt. Biết bao nhiêu thế hệ cha anh đã ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc vì những sự bóc lột, áp bức của quân địch đối với người dân nước ta.

Cũng chính vì vậy lòng yêu nước đã thôi thúc Bác Hồ-người con miền Trung với hai bàn tay trắng ra nước ngoài để học hỏi, trau dồi bản thân và tìm đường cứu nước.

Hay những vị anh hùng, bà mẹ anh hùng sẵn sàng đưa con đi chống giặc trong sự hy sinh thầm lặng…Có thể nói chiến tranh đã lấy của chúng ta rất nhiều thứ. Đó là tình yêu, là tuổi trẻ, là máu và nước mắt. Nhưng cũng chính trong chiến tranh, con người ta mới càng khát khao hơn được sống trong cảnh hòa bình.

Với nền hòa bình đã giúp con người ngày nay có được cuộc sống giống như mong muốn. Thật sự ý nghĩa của hòa bình đối với cuộc sống nhân loại là điều không bao giờ phủ nhận được hoặc có thể nêu hết được.

– Hòa bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình yên cho mỗi người, mỗi gia đình và xã hội.

– Chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình để ngăn chặn chiến tranh. Tất cả mọi người không ai mong muốn sẽ có chiến tranh xảy ra. Việc chiến tranh diễn ra sẽ mất đoàn kết giữa các nước, phá hoại đất nước, hao tổn nền kinh tế, phá hỏng nhà cửa, của cải, vật chất.

Ngoài ra, khi đã có chiến tranh thì những người nông dân phải hy sinh vô tội bởi vì bất kể ai được sinh ra đều có quyền được sống và bảo vệ mạng sống của chính mình.

– Bảo vệ hòa bình chính là bảo vệ cuộc sống của không chỉ chúng ta mà còn của con cháu chúng ta đời đời về sau.

Giá trị của hòa bình không có gì có thể đánh đổi được, có hòa bình chúng ta mới có thể phát triển mọi mặt, mọi sự phát triển đều được đặt trên nền tảng của hòa bình.

– Hiện nay chiến tranh và xung đột vũ trang vẫn đang xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Nếu không cảnh giác và kiên quyết ngăn chặn thì nhiều quốc gia, dân tộc trong đó có nước ta sẽ rơi vào vòng xoáy của chiến tranh.

Biểu tượng của hòa bình là gì?

Biểu tượng của hòa bình là chim bồ câu. Con chim bồ câu là biểu tượng cho sự hòa bình, yên vui và hạnh phúc. Hình tượng chim bồ câu chỉ mới chính thức trở thành biểu tượng hòa bình sau Chiến tranh thế giới II.

Lí do chim bồ câu trở thành biểu tượng của hòa bình là:

Chuyện con chim bồ câu và nhành ôliu báo trước cuộc sống hòa bình trong Kinh Thánh đã được phổ biến ra toàn thế giới. Đến những năm 30 của thế kỉ XVII, ở châu Âu nổ ra một cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm, làm cho châu Âu, đặc biệt là nhân dân Đức chìm trong đau thương mất mát.

Thời bấy giờ, tại một số thành thị ờ nước Đức, lưu hành một thứ khăn kỉ niệm, trên vẽ con chim bồ câu ngậm nhành ôliu, phản ánh nguyện vọng mong chờ hòa bình của nhân dân, vì thế con chim bồ câu và nhành ôliu đã trở thành vật tượng trưng cho hòa bình.

Sau cuộc Chiến tranh thế giới II, họa sĩ lừng danh Picasso đã vẽ một bức tranh con chim bồ câu trắng đang bay, gửi tặng Đại hội Hòa Bình toàn thế giới, người ta gọi con chim bồ câu này là Chim bồ câu hòa bình.

Học sinh cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước và yêu hòa bình?

Để thể hiện lòng yêu nước, yêu hòa bình thì mỗi học sinh cần phải:

– Chăm chỉ học tập, học thật tốt để xứng đáng là một học trò chăm ngoan học giỏi;

– Phải đoàn kết, hòa đồng với bạn bè và mọi người xung quanh;

– Trở thành những công dân có ích cho xã hội, cho đất nước;

– Phải bảo vệ chủ quyền đất nước, dân tộc;

– Kiên quyết chống đối lại những lực lượng có hành vi xấu liên quan đến chiến tranh;

– Tham gia tích cực những cuộc vận động hưởng ứng liên quan đến hòa bình và xua đuổi chiến tranh;

– Tố giác, báo cáo những trường hợp có hành vi xấu;

– Thường xuyên giúp đỡ người khác, trung thực và chân thành;

– Không ngừng cống hiến cho đất nước.

– Tự giác thực hiện những chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương

– Lựa chọn cho bản thân một công việc phù hợp với bản thân và cống hiến hết mình vì công việc.

Bảo vệ hòa bình không phải là việc có thể thực hiện bởi một người, một quốc gia mà nó cần sự đoàn kết, chung tay của cả Thế giới. Tuy nhiên, từ những việc nhỏ hàng ngày của mỗi cá nhân sẽ giúp chúng ta chung tay bảo vệ hào bình.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ gửi tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Ví dụ về bảo vệ hòa bình.

Bảo vệ hòa bình là gì?

– Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hoặc xung đột vũ trang. Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia.

– Bảo vệ hòa bình là giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết vấn đề không để xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang.

– Diễn biến hòa bình là sự sụp đổ của một quốc gia hoặc một nền văn minh sau một thời gian dài sống trong hòa bình, bởi các yếu tố nội tại bị suy thoái chứ không phải do bị tấn công từ bên ngoài.

– Biểu hiện của lòng yêu hòa bình:

+ Không để xảy ra chiến tranh xung đột.

+ Dùng lòng thương đàm phán để giải quyết mâu thuẫn.

+ Giữ gìn cuộc sống bình yên.

Một trong Những việc chúng ta cần làm để bảo vệ hòa bình là gì

Thứ nhất: Những nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ hòa bình Thế giới

– Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng – Cục trưởng Cục gìn giữ hào bình Việt Nam từ khẳng định:

“ Trải qua nhiều cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc trong quá khứ, Việt Nam hiểu rõ giá trị của một nền hòa bình thực sự. Việc cử các lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình tại các phái bộ ở Châu Phi cũng là một đóng góp của quân đội và đất nước ta vào việc duy trì hòa bình bền vững trên Thế giới.”

– Trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình, Việt Nam đã đưa ra rất nhiều sáng kiến được Liên hợp quốc và bạn bè quốc tế công nhận và đánh giá cao, góp phần tạo nên vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên Thế giới.

“ Trong thời đại hiện nay, việc bảo vệ cho nhân loại sống trong môi trường hòa bình và ít chịu hậu quả của các thách thức phi truyền thống là nhu cầu của mỗi quốc gia mà Việt Nam đang thực hiện rất tốt.”

– Việt Nam đã ký được 09 văn bản hợp tác về gìn giữ hòa bình với 09 quốc gia đối tác và hai văn bản hợp tác về gìn giữ hòa bình với Liên hợp quốc và EU. Đây là những trường hợp tác thể hiện trong lĩnh vực đa phương, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng song phương với các nước.

– Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc từ năm 2014, đến nay Việt Nam đã cử 53 lượt sí quan hoạt động theo hình thức sĩ quan tham mưu, quan sát viên quân sự, phân tích tình báo, điều phối viên quân sự tại các phía bộ Liên Hợp quốc tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi. Từ tháng 10 năm 2018, Việt Nam đã cử 189 cán bộ, y – bác sĩ của ba bệnh viện dã chiến cấp 2 và số 1, số 2 và số 3 đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc tại Nam Sudan.

– Kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả hai Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 và số 2 đều được Chỉ huy phái bộ là Liên hợp quốc đánh giá cao. Phó Tổng thư ký Liên Hợp quốc phụ trách hoạt động gìn giữ hào bình Jean – Pierre Lacroix đã gửi thư cảm ơn Chính phủ Việt Nam về sự đóng góp y tế này.

Thứ hai: Ví dụ về bảo vệ hòa bình

– Việt Nam thực hiện đóng góp tài chính với Liên hợp quốc từ năm 1996, từ tháng 06/2014 đến nay. Việt Nam đã cử 53 lượt sĩ quan quân đội và 126 cán bộ, nhân viên của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 và bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 đi làm nhiệm vụ gìn giữ hào bình Liên hợp quốc tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Cộng hào Trung Phi và Cộng hòa Nam Xu đăng.

– 63 Cán bộ, nhân viên của bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 cũng đang hoàn tất công tác chuẩn bị mọi mặt để có thể triển khai thay thế bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 vào Quý I/2021.

– Việt Nam đang triển khai công tác chuẩn bị về nhân sự, trang bị, huấn luyện cho Đội công binh, chuẩn bị đón đoàn đánh giá và tư vấn của Liên hợp quốc trước khi xác định địa bàn và triển khai tới một phát bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc cụ thể trong thời gian tới.

– Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là một quyết định quan trọng của Đảng, Nhà nước và chính phủ Việt Nam nhằm mục đích:

+ Thể hiện Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, cam kết thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của một thành viên của Liên hợp quốc, góp phần bảo vệ hòa bình, duy trì ổn định, phát triển thịnh vượng ở trong khu vực và tại các điểm nóng trên Thế giới.

+ Góp phần thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hào bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, phù hợp với Nghị quyết Đại hội XI, Đại hội XII của Đảng, nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành trung ương và Nghị quyết số 806 của Quân ủy Trung ương.

+ Nâng cao hơn nữa uy tín, vị thế của quốc gia nói chung và của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, góp phần củng cố quốc phòng, an ninh. Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ can bộ, đóng góp thiết thực vào việc xây dựng Quân đội chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.

Như vậy, Ví dụ về bảo vệ hòa bình đã được chúng tôi trình bày cụ thể trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan đến bảo vệ hòa bình. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.