Mpt trong Kinh tế vĩ mô là gì

Xu hướng nhập khẩu cận biên (tiếng Anh: Marginal Propensity To Import, viết tắt: MPM) là tỉ lệ nhập khẩu tăng lên hoặc giảm xuống trên mỗi đơn vị thu nhập khả dụng tăng lên hoặc giảm xuống.

Mpt trong Kinh tế vĩ mô là gì

Hình minh họa. Nguồn: Dreamstime.com

Khái niệm

Xu hướng nhập khẩu cận biên trong tiếng Anh là Marginal Propensity To Import, viết tắt là MPM.

Xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) là tỉ lệ nhập khẩu tăng lên hoặc giảm xuống trên mỗi đơn vị thu nhập khả dụng tăng lên hoặc giảm xuống. 

Nền tảng của xu hướng nhập khẩu cận biên là thu nhập của các doanh nghiệp và hộ gia đình tăng lên thúc đẩy nhu cầu đối với hàng hóa từ nước ngoài và ngược lại. 

Đặc điểm Xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) 

Xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) là một thành phần trong lí thuyết kinh tế vĩ mô của Keynes. Công thức tính MPM là : 

MPM = ΔIm / Δy

Hay thay đổi trong nhập khẩu (Im) trên thay đổi trong thu nhập (Y). 

Ví dụ xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) của một quốc gia là 0,3 thì mỗi đồng thu nhập tăng thêm trong nền kinh tế tạo ra 0,3 đồng nhập khẩu (1 đồng * 0,3).     

Các quốc gia tiêu thụ nhiều hàng nhập khẩu hơn khi thu nhập của người dân tăng lên có tác động đáng kể đến thương mại toàn cầu. 

Nếu một quốc gia mua một lượng lớn hàng hóa từ nước ngoài rơi vào khủng hoảng tài chính, thì mức tác động của quốc gia đó lên các nước xuất khẩu phụ thuộc vào xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) và lượng hàng hóa nhập khẩu của quốc gia đó.   

Xu hướng nhập khẩu cận biên âm và dương

Một nền kinh tế có xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) dương có thể có xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) dương do một phần hàng hóa được tiêu thụ tăng lên có khả năng là nhập khẩu.   

Khi một quốc gia có xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) cao hơn xu hướng nhập khẩu trung bình (APM), thu nhập giảm xuống sẽ có mức độ tác động tiêu cực đến nhập khẩu lớn hơn nếu MPM < APM. 

Khoảng chênh lệch này làm cho độ co giãn thu nhập cầu hàng hóa nhập khẩu lớn hơn, dẫn đến giảm thu nhập và nhập khẩu giảm.    

Các quốc gia có nền kinh tế phát triển và có đủ tài nguyên thiên nhiên để tự sản xuất thường có MPM thấp hơn.

Ngược lại, các quốc gia phụ thuộc vào việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài thường có xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) cao hơn.  

Kinh tế học Keynes và MPM 

Xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) rất quan trọng trong kinh tế học Keynes.

 - Đầu tiên, xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) phản ánh mức nhập khẩu của một nền kinh tế. 

 - Thứ hai, xu hướng nhập khẩu cận biên thể hiện độ dốc của đường nhập khẩu, ngược dấu với độ dốc của đường xuất khẩu ròng và có liên quan chặt chẽ đến độ dốc của đường tổng chi tiêu.   

 - Xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) cũng ảnh hưởng đến hiệu ứng nhân, mức chi tiêu và số nhân thuế.   

Ưu điểm và nhược điểm của MPM

Xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) rất dễ đo lường và là một công cụ hữu ích để dự đoán thay đổi trong nhập khẩu dựa trên thay đổi dự kiến trong sản lượng nền kinh tế.   

Hạn chế của xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM) của một quốc gia là nó không ổn định. 

Giá tương đối của hàng hóa trong và ngoài một quốc gia thay đổi trên các dao động trong tỷ giá hối đoái. 

Do những yếu tố này tác động đến sức mua hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài, do đó, tác động đến MPM của một quốc gia.   

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Lí thuyết danh mục đầu tư hiện (tiếng Anh: Modern Portfolio Theory, viết tắt: MPT) là một lí thuyết cho phép các nhà đầu tư e ngại rủi ro có thể tối ưu hóa danh mục đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận kì vọng.

Mpt trong Kinh tế vĩ mô là gì

Hình minh họa. Nguồn: Medium.com

Khái niệm

Lí thuyết danh mục đầu tư hiện đại trong tiếng Anh là Modern Portfolio Theory, viết tắt là MPT.

Lí thuyết danh mục đầu tư hiện đại (MPT) là một lí thuyết cho phép các nhà đầu tư không thích rủi ro có thể xây dựng danh mục đầu tư một cách tối ưu hóa hay tối đa hóa lợi nhuận kì vọng trên một mức độ rủi ro thị trường nhất định, với rủi ro là một phần cần đánh đổi để có lợi nhuận cao hơn. 

Theo lí thuyết, có thể xây dựng một "đường biên hiệu quả" cho danh mục đầu tư tối ưu để mang lại lợi nhuận kì vọng tối đa có thể cho một mức độ rủi ro nhất định. Lí thuyết này đã được Harry Markowitz giới thiệu trong bài báo "Lựa chọn danh mục đầu tư", được xuất bản năm 1952 bởi tạp chí Journal of Finance. Sau đó, ông đã được trao giải thưởng Nobel cho việc phát triển lí thuyết MPT.

Hiểu về lí thuyết danh mục đầu tư hiện đại

Lí thuyết danh mục đầu tư hiện đại lập luận rằng các đặc điểm rủi ro và lợi nhuận của một khoản đầu tư không nên được xem xét một cách riêng lẻ, mà nên được đánh giá bằng cách đặt câu hỏi việc đầu tư ảnh hưởng đến rủi ro và lợi nhuận của danh mục đầu tư tổng thể như thế nào.

MPT cho thấy rằng một nhà đầu tư xây dựng một danh mục đầu tư gồm nhiều tài sản sẽ tối đa hóa lợi nhuận cho một mức độ rủi ro nhất định. Tương tự như vậy, với mức lợi nhuận mong muốn mong muốn, một nhà đầu tư có thể xây dựng một danh mục đầu tư với rủi ro thấp nhất có thể. Dựa trên các biện pháp thống kê như phương sai và hê số tương quan, lợi tức đầu tư của một cá nhân không quan trọng bằng hiệu quả của một khoản đầu tư khi so sánh với toàn bộ danh mục đầu tư.

Rủi ro danh mục đầu tư và lợi nhuận kì vọng

MPT đưa ra giả định rằng các nhà đầu tư không thích rủi ro, hay là họ thích một danh mục đầu tư ít rủi ro hơn với một mức lợi nhuận nhất định. Điều này ngụ ý rằng một nhà đầu tư sẽ chấp nhận rủi ro nhiều hơn chỉ khi họ mong đợi lợi nhuận cao hơn từ việc đầu tư tài sản đó.

Lợi nhuận kì vọng của danh mục đầu tư được tính bằng tổng trọng số các lợi nhuận của tài sản cá nhân. Nếu danh mục đầu tư chứa bốn tài sản có trọng số tương đương với lợi nhuận dự kiến là 4%, 6%, 10% và 14%, lợi nhuận vọng của danh mục đầu tư sẽ là:

(4% x 25%) + (6% x 25%) + (10% x 25%) + (14% x 25%) = 8,5%

Để tính toán rủi ro của danh mục đầu tư có 4 tài sản trên, một nhà đầu tư cần một trong bốn phương sai của 4 tài sản và 6 hệsố tương quan, do có 6 kết hợp giữa 2 tài sản có thể có với 4 tài sản đã cho. Do các hệ số tương quan tài sản, tổng rủi ro danh mục đầu tư hay độ lệch chuẩn sẽ thấp hơn so với việc chỉ tính bằng tổng bình quân có trọng số lợi nhuận của 4 tài sản.

Đường biên hiệu quả

Mối tương quan giữa các tài sản đều có thể được biểu diễn trên biểu đồ, với rủi ro của danh mục đầu tư trên trục X và lợi nhuận kì vọng trên trục Y. Cách vẽ này cho biết danh mục đầu tư nào đáng đầu tư hay có lợi nhuân kì vọng cao nhất. 

Mpt trong Kinh tế vĩ mô là gì

Minh họa một đường biên hiệu quả. Nguồn: researchgate

Ví dụ: giả sử danh mục đầu tư A có tỉ suất sinh lợi dự kiến là 8,5% và độ lệch chuẩn là 8%, danh mục B có tỉ lệ lợi nhuận dự kiến là 8,5% và độ lệch chuẩn là 9,5%. Danh mục đầu tư A được xem là "hiệu quả" hơn vì nó có cùng lợi nhuận kì vọng nhưng rủi ro thấp hơn. Đường kết nối tất cả các danh mục đầu tư hiệu quả nhất được gọi là đường biên hiệu quả. Đầu tư vào bất danh mục đầu tư nào không nằm trên đường cong này là không hiệu quả.

(Theo Investopedia)

Lê Thảo


Cập nhật: 04/4/2020

Chúng ta sẻ học về: Các phương pháp tính sản lượng cân bằng trong các nền kinh tế khác nhau.

MPM : Xu hướng nhập khẩu cận biên MPC : Xu hướng tiêu dùng cận biên

MPS : Xu hướng tiết kiệm cận biên

Và t ≃ MPT là xu hướng thuế cận biên, có nghĩa là thuế phụ thuộc vào thu nhập.


Mpt trong Kinh tế vĩ mô là gì

Nền kinh tế đóng (không có khu vực chính phủ) AE = C + I (AE ≡ APE) AE: Aggregate Expenditure (Tổng Chi Tiêu) Hàm Ý: Tổng thu nhập = Tổng chi tiêu Hàm tiêu dùng (consumption function): chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình thay đổi theo thu nhập khả dụng hiện hành. C = C̅ + MPC*Yd C̅: Chi tiêu tự định Yd: Thu nhập khả dụng (Yd = Y - T) C = C̅ + MPC(Y - T) MPC: khuynh hướng tiêu dùng biên

Ví dụ: C = 100 + 0,8 (Y-T)


MPC = ∆C/∆Yd = ∆C/∆(Y - T)

1. Tổng chi tiêu dự kiến và GDP ➥ AE = GDP = C + I ➥ C = C̅ + MPC × Yd

➥ AEPlanned = C + IPlanned
Tổng chi tiêu dự kiến (Planned aggregate spending - APE) là tổng chi tiêu được hoạch định của nền kinh tế.

Nền kinh tế ở trạng thái cân bằng :Thu nhập = Chi tiêu (income = expenditure equilibrium) khi GDP bằng với tổng chi tiêu dự kiến (planned aggregate spending).

GDP = C + I

         = C + IPlanned + Iunplanned

         = AEPlanned  + Iunplanned
I: Chi tiêu đầu tư thực tế (Actual investment spending): là tổng của chi tiêu đầu tư dự kiến (IPlanned) và chi tiêu đầu tư ngoài dự kiến (Iunplanned).

I = IPlanned + Iunplanned

Trường hợp có ngoại thương: APE : Tổng chi tiêu dự kiến APE = C + I + G + NX NX : Xuất khẩu ròng (NX = X - IM) IM = MPM*Y

Y : Tổng sản lượng nền kinh tế, Tổng thu nhập hay Tổng chi tiêu
Khi học kinh tế, chúng ta nên nhớ quy luật: Thu nhập = Chi tiêu
Có nghĩa là, thu nhập của người này chính là chi tiêu của người kia. MPC + MPS = 1 Nếu gọi A̅: là chi tiêu tự định của nền kinh tế A̅ = C̅ + I̅ + G̅ + X̅ (Giá trị tự định là giá trị có ngay cả khi thu nhập = 0)

T: Thuế

T = tY: Thuế thu nhập phụ thuộc

T = T̅: Thuế không phụ thuộc thu nhập

T̅: Còn gọi là thuế tự định, cũng giống như C̅ là tiêu dùng tự định
Lưu ý: Hảy học thuộc phần lý thuyết cơ bản ở trên để có thể xoay xở trong cách giãi bài tập kinh tế.

Ví dụ: Khi người ta giả định: - Thuế phụ thuộc thu nhập ⇒ Ta sử dụng công thức: T = t*Y - Thuế không phụ thuộc thu nhập ⇒ T = T̅

➳ C = 20 + 0,8Y ⇒ C̅ = 20 ; MPC = 0,8

➳ T = 24 + 0,7Y => T̅ = 24; t = 0,7

Vì:

MPM : Xu hướng nhập khẩu cận biên MPC : Xu hướng tiêu dùng cận biên

MPS : Xu hướng tiết kiệm cận biên

Ta có thể xem t ≃ MPT là xu hướng thuế cận biên, có nghĩa là thuế phụ thuộc vào thu nhập.

2. Phương pháp tính sản lượng cân bằng

Tại mức sản lượng cân bằng thì: AE = Y

a) Trong nền kinh tế giản đơn (không có CP)

AE = C + I = C̅ + MPC*Y + I̅
Khi thu nhập bằng chi tiêu ⟺ AE = Y

C̅ + MPCY + I̅ = Y =>

\[Y=\frac{\overline{C}+\overline{I}}{1-MPC}\]

b) Trong nền kinh tế có sự tham gia của CP.

Vì có sự tham gia của chính phủ nên có thuế (T). Ta có 2 trường hợp:

- Thuế không phụ thuộc vào thu nhập: Lưu ý: Công thức đúng của hàm tiêu dùng là: C = C̅ + MPC*Yd = C̅ + MPC(Y - T) AE = C + I + G = C̅ + MPC(Y-T) + I̅ + G̅ AE =  C̅ + MPC*Y - MPC*T + I̅ + G̅ AE = Y Y = C̅ + MPC*Y - MPC*T + I̅ + G̅ Y(1-MPC) = C̅ + I̅ + G̅ - MPC*T  =>

\[{{Y}_{0}}=\frac{\overline{C}+\overline{I}+\overline{G}-MPC*T}{1-MPC}\]

- Thuế phụ thuộc vào thu nhập: AE = C̅ + MPC(Y - tY) + I̅ + G̅ AE =  C̅ + I̅ + G̅  + MPC*Y - MPC*tY AE = Y Y = C̅ + I̅ + G̅  + MPC*Y - MPC*tY Y(1-MPC+MPC*t) = C̅ + I̅ + G̅ \[{{Y}_{0}}=\frac{\overline{C}+\overline{I}+\overline{G}}{1-MPC(1-t)}\]

c) Trong nền kinh tế  mở (có sự tham gia của CP và có Ngoại thương)

- Thuế không phụ thuộc vào thu nhập:

AE = C̅ + MPC(Y - T) + I̅ + G̅ + X̅ - IM 

AE = C̅ + MPC(Y - T) + I̅ + G̅ + X̅ - MPM*Y AE = Y Y = C̅ + MPC(Y - T) + I̅ + G̅ + X̅ - MPM*Y

Y(1-MPC+MPM) =  C̅ + I̅ + G̅ + X̅ - MPM*Y  

(Chú ý: IM = MPM*Y chứ không phải là MPM*Yd)

\[{{Y}_{0}}=\frac{\bar{C}+\bar{I}+\bar{G}+X-MPC*T}{1-MPC+MPM}\]

- Thuế phụ thuộc vào thu nhập:

AE = C̅ + MPC(Y - tY) + I̅ + G̅ + X̅ - IM 

AE = C̅ + MPC(Y - tY) + I̅ + G̅ + X̅ - MPM*Y AE = Y Y = C̅ + MPC(Y - tY) + I̅ + G̅ + X̅ - MPM*Y

Y(1-MPC+MPC*t+MPM) = C̅ + I̅ + G̅ + X̅ 

\[{{Y}_{0}}=\frac{\bar{C}+\bar{I}+\bar{G}+X}{1-MPC(1-t)+MPM}\]
Nếu bạn hiểu được cách tính như trong các phân tích ở trên thì các bạn sẻ không bao giờ quên, và nếu có quên thì chỉ cần chưa tới 30 giây đưa các số liệu vào là có công thức theo các phương pháp tính toán khác nhau.

Công thức tổng quát: Trên đây là cách chứng minh để có các công thức về các nền kinh tế khác nhau. Khi làm bài tập hoặc bài trắc nghiệm bạn chỉ cần hiểu công thức tổng quát như sau: \[{{Y}_{0}}=\frac{\bar{C}+\bar{I}+\bar{G}+\overline{X}-MPC\overline{T}}{1-MPC(1-t)+MPM}\] a) Nền kinh tế giãn đơn: G = 0, X = 0, T = 0, MPM = 0 =>

Công thức: \[Y=\frac{\overline{C}+\overline{I}}{1-MPC}\] b) Nền kinh tế có Chính phủ: - Thuế không phụ thuộc vào thu nhập:

X = 0, t = 0, MPM = 0 => 

Công thức: \[{{Y}_{0}}=\frac{\overline{C}+\overline{I}+\overline{G}-MPC*T}{1-MPC}\] - Thuế phụ thuộc vào thu nhập:

X = 0, T = 0, MPM = 0 => 

:Công thức:\[{{Y}_{0}}=\frac{\overline{C}+\overline{I}+\overline{G}}{1-MPC(1-t)}\] c) Trong nền kinh tế mở (có sự tham gia của CP và có Ngoại thương) - Thuế không phụ thuộc vào thu nhập:

t = 0 =>

 Công thức: \[{{Y}_{0}}=\frac{\bar{C}+\bar{I}+\bar{G}+X-MPC*T}{1-MPC+MPM}\] - Thuế phụ thuộc vào thu nhập: T = 0 => Công thức:\[{{Y}_{0}}=\frac{\bar{C}+\bar{I}+\bar{G}+X}{1-MPC(1-t)+MPM}\] Học kỹ bài này, các bạn nào muốn thi đầu vào bậc trên Đại Học (Thạc Sỹ) ⇒ Điểm 10

Bài tập ứng dụng: Xét một nền kinh tế mở có xuất khẩu bằng 5 tỉ đồng và xu hướng nhập khẩu cận biên là 0,14. Tiêu dùng tự định là 10 tỉ đồng và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân bằng 5 tỉ đồng. Chính phủ chi tiêu 40 tỉ đồng và thu thuế bằng 20 phần trăm thu nhập quốc dân. a. Xác định mức chi tiêu tự định của nền kinh tế b. Xây dựng hàm tổng chi tiêu và biểu diễn trên đồ thị c. Hãy xác định mức sản lượng cân bằng d. Xác định tình trạng cán cân ngân sách nhà nước và cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng Giả sử chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ thêm 20 tỉ đồng. Hãy: e. Xác định mức sản lượng cân bằng mới và biểu diễn trên đồ thị f. Tính toán sự thay đổi của chi tiêu tự định, phần chi tiêu phụ thuộc vào thu nhập, tiêu dùng, nhập khẩu và đầu tư.

Bài Giãi
Hảy tử giãi trước khi xem bài giãi: Ở đây!