Mục tiêu nghề nghiệp dịch vụ khách hàng

Bạn đang loay hoay với phần mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng? Bạn không biết cách trình bày sao cho ấn tượng với nhà tuyển dụng? Vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây nhé! Mình sẽ cùng bạn tìm hiểu về những lưu ý cũng như giới thiệu qua các mẫu mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng chi tiết nhất.

Mục tiêu nghề nghiệp dịch vụ khách hàng

I. Tìm hiểu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng

Mục tiêu nghề nghiệp dịch vụ khách hàng

Nhân viên chăm sóc khách hàng (tên gọi tiếng Anh là Customer Service Staff) đóng vai trò cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp với khách hàng. Họ sẽ là người trực tiếp tiếp nhận, giải đáp và xử lý các khiếu nại hoặc sự cố của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Có thể nói, nhân viên chăm sóc khách hàng là một mắt xích quan trọng trong việc hình thành nên khách hàng trung thành. Vì vậy mà nhiều doanh nghiệp thường có các yêu cầu khá cao dành cho ứng viên ứng tuyển vào vị trí này. Chẳng hạn như giọng nói hay, phát âm chuẩn, khả năng trình bày lưu loát, phản xạ nhanh,...

Mời bạn tham khảo ngay: Cách viết CV thu hút nhà tuyển dụng

II. Lưu ý khi viết mục tiêu nghề chăm sóc khách hàng

Mục tiêu nghề nghiệp dịch vụ khách hàng

1. Trình bày ngắn gọn, cụ thể

Để thu hút nhà tuyển dụng, bạn cần thể hiện rõ các mục tiêu đối với công việc, cũng như trình bày ngắn gọn và cô động các ý trong khoảng 150 - 200 kí tự. Tránh viết dài dòng, đôi khi sẽ dẫn đến việc các mục tiêu bị trùng lặp, lan man và không có điểm gì nổi bật. Nhà tuyển dụng cũng sẽ thông qua đó đánh giá ứng viên thiếu sự chỉn chu, và tính logic. Mà điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình xin việc của bạn. Vì thế, hãy kiểm tra và đảm bảo các ý đã được trình bày cụ thể, ngắn gọn nhé!

2. Hướng đến yêu cầu, mục tiêu của công ty

Thay vì đưa ra các mục tiêu chung chung, bạn nên nghiên cứu phần mô tả công việc mà nhà tuyển dụng cung cấp. Từ đó, so sánh với năng lực của bản thân để đưa ra được các mục tiêu cụ thể.

Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian trong hoạch định mục tiêu nghề nghiệp, mà còn thể hiện với nhà tuyển dụng mong muốn được gắn bó và mang tới nhiều hơn nữa giá trị, lợi ích cho công ty. Bằng cách này, hồ sơ của bạn sẽ nhanh chóng tạo được thiện cảm và nhận được các đánh giá tích cực đấy!

3. Cho thấy được kế hoạch thực hiện mục tiêu

Bên cạnh việc xác định các mục tiêu, bạn cũng nên đưa ra được kế hoạch và đường hướng để thực hiện hóa chúng. Điều này giúp nhà tuyển dụng có thể hình dung lộ trình phát triển của bạn. Và với các phân tích chuyên môn, họ có thể biết được bạn có phù hợp với vị trí công việc ứng tuyển hay không. Thế nên đừng chỉ mãi nói về các mục tiêu quá xa vời với thực tế. Thay vào đó, bạn nên thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được rằng đây không chỉ là mục tiêu mà chính là thành quả sẽ đạt được sau quá trình cố gắng làm việc tại công ty. Điều này sẽ có tính thuyết phục hơn so với việc liên tục vạch ra quá nhiều mục tiêu nghề nghiệp đấy!

4. Nổi bật được cá tính, phẩm chất ứng viên

Hơn tất cả, bạn cần thể hiện được cá tính và các phẩm chất nổi bật của bản thân trong mục tiêu nghề nghiệp nói riêng và toàn bộ CV nói chung. Qua đó giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá nhanh về tính cách, con người và mức độ phù hợp của bạn với công ty. Ngoài ra, việc khéo léo thể hiện cá tính bản thân cũng giúp hồ sơ của bạn có được dấu ấn khác biệt so với các ứng viên còn lại. Nhờ thế mà thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng dành cho bạn.

5. Chỉnh sửa phù hợp với từng vị trí công việc

Mặc dù cùng ngành, tuy nhiên với từng vị trí công việc khác nhau, nhà tuyển dụng nhân viên chăm sóc khách hàng cũng sẽ có những yêu cầu riêng. Do đó, bạn không nên sử dụng chung 1 mẫu mục tiêu nghề nghiệp để ứng tuyển cho nhiều vị trí công việc. Thay vì vậy, bạn có thể chỉnh sửa một vài mục tiêu hoặc kế hoạch thực hiện mục tiêu tùy vào tình hình thực tế tại mỗi công ty. Điều đó cho thấy sự tìm hiểu nghiêm túc của bạn với công việc, cũng như mong muốn nhận được cơ hội làm việc và cống hiến cho quý công ty trong tương lai.

Tìm việc làm, tuyển dụng chăm sóc khách hàng có thể bạn quan tâm:

- Nhân viên Callcenter TGDĐ/ĐMX

- Nhân viên Call Center Bách Hóa Xanh

III. Mẫu mục tiêu nghề chăm sóc khách hàng

1. Dành cho sinh viên mới ra trường

Mục tiêu nghề nghiệp dịch vụ khách hàng

Mẫu 1:

“Dù là sinh viên mới tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại, nhưng với kiến thức học được cùng khả năng học hỏi nhanh sẽ giúp em thực hiện tốt công việc và hỗ trợ hiệu quả cho khách hàng. Vì thế, em mong muốn tìm kiếm công việc ở vị trí tương đương để có cơ hội phát triển kinh nghiệm làm việc, thể hiện sự sáng tạo trong cách xử lý, giải quyết các vấn đề từ phía khách hàng.”

Mẫu 2:

“Với bằng tốt nghiệp loại Giỏi chuyên ngành Quan hệ công chúng, em tin rằng mình có thể phục vụ tốt các nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, em mong được đảm nhận vị trí đại diện dịch vụ khách hàng cho một công ty năng động, lấy khách hàng làm trung tâm. Từ đó, góp phần xây dựng công ty tuyệt vời hơn nữa.”

Mẫu 3:

“Dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng, nhưng với sự ham học hỏi và tiếp thu nhanh. Em tin tưởng mình có thể hoàn thành tốt các công việc cũng như mang đến cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất. Cũng mong rằng qua quá trình làm việc, bản thân có thể nâng cao nghiệp vụ và trở thành nhân viên chủ chốt của công ty.”

2. Dành cho người có kinh nghiệm

Mục tiêu nghề nghiệp dịch vụ khách hàng

Mẫu 1:

“Với 2 năm là nhân viên chăm sóc khách hàng qua điện thoại, tôi tin mình đã tích lũy được một số kinh nghiệm làm việc cần có cho vị trí mà công ty XYZ đang tuyển dụng. Với môi trường năng động, tôi mong mình học hỏi thêm nhiều kỹ năng và vươn đến vị trí Trưởng phòng chăm sóc khách hàng trong thời gian gần nhất.”

Mẫu 2:

“Tốt nghiệp đại học XYZ thuộc top đầu ngành Truyền thông cùng với 2 năm kinh nghiệm, tôi có thể đảm nhận và hoàn thành tốt các công việc của một nhân viên chăm sóc khách hàng tại Quý công ty. Thông qua đó, góp phần tăng thêm lượng khách hàng trung thành và nỗ lực hết mình nhằm nâng cao dịch vụ hậu mãi của công ty ngày một hoàn thiện hơn.”

IV. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp theo vị trí

Mục tiêu nghề nghiệp dịch vụ khách hàng

1. Nhân viên chăm sóc khách hàng qua điện thoại

Mẫu 1:

“Là người có tính cách hướng ngoại, khả năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe và có nhiều kinh nghiệm xử lý sự cố, giải quyết các vấn đề nhanh chóng. Tôi mong muốn được thử sức mình với vai trò là nhân viên chăm sóc khách hàng qua điện thoại trong nhiều lĩnh vực mới. Và bằng những kinh nghiệm tích lũy qua quá trình làm việc, tôi hy vọng mình có thể đạt được mục tiêu vị trí trưởng trung tâm CSKH trong vòng 4 năm tới.”

Mẫu 2:

“Với cơ hội làm việc trong vai trò nhân viên chăm sóc khách hàng tại Quý công ty, tôi mong mình sẽ ngày càng nâng cao nghiệp vụ cũng như cải thiện nhiều kỹ năng còn thiếu sót. Từ đó, mang lại cho công ty nhiều khách hàng trung thành, tạo tiền đề trở thành nhân viên chủ chốt và vươn đến vị trí trưởng trung tâm CSKH trong tương lai.”

2. Nhân viên chăm sóc khách hàng sau bán hàng

Mẫu 1:

“Với kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh điện máy, khả năng giao tiếp tốt, cùng tính cách điềm tĩnh và kiên nhẫn. Tôi mong muốn trở thành chuyên viên chăm sóc khách hàng sau bán hàng trong một doanh nghiệp lớn với nhiều nhiệm vụ có tính thử thách cao. Điều này giúp tôi có nhiều cơ hội đóng góp vào quá trình phát triển của công ty, doanh nghiệp.”

Mẫu 2:

“Mong muốn tìm được một vị trí công việc tại công ty năng động, uy tín để có thể phát huy hết khả năng và kinh nghiệm mà mình tích lũy được trong vai trò nhân viên chăm sóc khách hàng sau bán hàng khi còn ở các công ty cũ. Đồng thời, không ngừng học hỏi để phát triển bản thân và đạt được mục tiêu vị trí trưởng trung tâm CSKH trong vòng 4 năm tới.”

3. Nhân viên chăm sóc khách hàng bảo hiểm

Mẫu 1:

“Tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành Marketing thương mại, cùng kinh nghiệm giải quyết các vấn đề chính xác và nhanh chóng. Tôi mong có thể tìm được công việc nhân viên chăm sóc khách hàng bảo hiểm với môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp để phát huy năng lực bản thân giúp công ty duy trì và phát triển danh sách khách hàng trung thành.”

Mẫu 2:

“Mong muốn tìm kiếm một vị trí công việc có thể phát huy được kinh nghiệm đã tích lũy được khi còn làm nhân viên chăm sóc khách hàng bảo hiểm. Nơi mà tôi có thể đóng góp sức mình để giúp gia tăng lượng khách hàng, đẩy mạnh doanh thu và góp phần phát triển công ty tốt đẹp hơn.”

V. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp tiếng Anh

Mục tiêu nghề nghiệp dịch vụ khách hàng

Mẫu 1:

“Looking for the position of Customer Service Representative in a growing retail firm where strong interpersonal skills is needed to ensure effective relationship with customers, and to deliver individualized solutions to them.”

Mẫu 2:

“Seeking employment as Customer Service Specialist in a technology centered company where enormous call center, PC, wireless, Telecom, and Cable Modem experience is important in delivering exceptional customer service and support.”

Mẫu 3:

“Desire the position of Customer Service Representative in a large healthcare company, utilizing immense call center experience, as well as telephone, conflict management, and customer service skills in successfully handling high volume of inbound customer complaints, inquiries and order requests.”

Mẫu 4:

“Desire the position of Customer Service Representative in a customer centered firm where strong customer service and sales skills are needed, in addition to a strong desire to assist and retain customers and build a great company.”

Xem thêm:

>> Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự trong CV ấn tượng và thu hút

>> Mẫu mục tiêu nghề nghiệp kế toán ghi điểm với nhà tuyển dụng chi tiết

>> Cách viết mục tiêu nghề nghiệp IT trong CV chuẩn và ấn tượng

Bài viết trên đã tổng hợp những lưu ý cũng như các mẫu mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng chi tiết nhất. Hy vọng rằng bạn đã có được một mẫu tham khảo ưng ý. Chúc bạn sớm tìm được công việc phù hợp. Và đừng quên chia sẻ bài biết nếu bạn thấy hay, hữu ích nhé!