Mừng tuổi người lớn gọi là gì

Tặng tiền lì xì vào mỗi dịp đầu xuân năm mới từ lâu đã trở thành phong tục đón Tết quen thuộc của nhiều quốc gia châu Á. Thế nhưng ít ai biết rằng, chỉ riêng việc đưa tiền mừng tuổi cho người lớn hay trẻ nhỏ đều có những nguyên tắc và kiêng kỵ nhất định. 

1. Tiền lì xì biếu trưởng bối trong nhà nên tăng lên theo từng năm

Mừng tuổi người lớn gọi là gì

Khi mừng tuổi những người có vai vế hơn mình trong gia đình, họ hàng,bạn cũng cần chú ý một để tránh thất lễ. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Tiền mừng tuổi không chỉ là "đặc quyền" riêng của trẻ em mà còn là một hình thức để con cháu trong nhà bày tỏ lòng hiếu thảo, kính trọng với các bậc cha chú.

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của bản thân, bạn có thể lựa chọn số tiền lì xì sao cho phù hợp. Tuy nhiên có một lưu ý là tiền mừng tuổi tặng cha mẹ, ông bà hay những người hơn vai vế trong gia đình, họ hàng cần tăng lên theo từng năm.

Theo quan niệm dân gian, số tiền lì xì mỗi năm một tăng lên là đại biểu cho lời chúc với hàm ý mong sức khỏe, tiền tài và may mắn của các trưởng bối trong nhà mỗi năm sẽ ngày một nhiều hơn.

2. Tiền lì xì cho con cái, cháu chắt nên đều nhau

Đối với con cái, cháu chắt trong gia đình, họ hàng, người lớn nên dành cho các em những bao lì xì với mệnh giá tiền đều nhau.

Điều này sẽ tránh phá hỏng không khí vui vẻ ngày Tết, bởi con trẻ dễ mang tâm lý so sánh, hơn thua hoặc người tặng bị hiểu lầm là "bên trọng bên khinh".

3. Không nên "vượt mặt" người lớn trong nhà khi lì xì cho con trẻ

Mừng tuổi người lớn gọi là gì

Lì xì cho trẻ con cũng có một số điều cần phải cân nhắc, chú ý. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Nếu bạn và các bậc cha chú trong gia đình, dòng họ cùng nhau lì xì cho con cái, cháu chắt, thì số tiền lì xì của bạn nên ít hơn so với bậc trưởng bối.

Đây được xem là một hành động thể hiện sự lễ phép, kính trên nhường dưới. Dù điều kiện kinh tế của bạn có khá hơn họ thì cũng nên thực hiện theo nguyên tắc này để gìn giữ sự khéo léo, tinh tế trong cách ứng xử.

4. Mệnh giá của tiền mừng tuổi cũng rất quan trọng

Thực tế, "chất lượng" của tờ tiền mừng tuổi lại quan trọng hơn so với số lượng. 

Theo quan niệm của các nhà phong thủy phương Đông, chúng ta nên lựa chọn những tờ tiền có mệnh giá hoặc tổng mệnh giá cộng lại xuất hiện chữ số 2, 4 hoặc 6 để lì xì người khác. Bởi những số chẵn này được xem là các con số đem lại sự may mắn.

Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh mừng tuổi người khác số tiền có tổng mệnh giá cộng lại là đầu 4 hoặc đầu 7. Vì đây được xem là hai con số kiêng kỵ và không đem lại sự cát tường.

5. Nên dùng tiền mới để mừng tuổi người khác

Mừng tuổi người lớn gọi là gì

Không phải ngẫu nhiên mà mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà nhà lại đua nhau đổi tiền lẻ, tiền mới để làm tiền mừng tuổi. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Tết Nguyên đán được xem là thời điểm bắt đầu một năm mới, do đó việc sử dụng tiền mới để mừng tuổi không những phù hợp hoàn cảnh, hợp thẩm mỹ mà còn mang đến cho người nhận cảm giác vui vẻ, mới mẻ.

Trong trường hợp bạn có ý định lì xì cho người khác một số tiền lớn, hãy đổi số tiền này thành nhiều tờ tiền có mệnh giá nhỏ hơn để người nhận có được sự viên mãn.

6. Không sử dụng bao lì xì của năm cũ

Ngày nay, rất nhiều bao lì xì lưu hành trên thị trường đều có in số năm và con giáp tượng trưng cho năm đó. Do đó việc tái sử dụng bao lì xì của năm cũ có thể khiến cả người tặng và người nhận rơi vào trường hợp lúng túng.

Vì vậy, đừng ngại ngần sắm ngay cho mình những bao lì xì của năm mới để đem lại niềm vui cho người khác trong dịp Tết đến xuân về.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu tâm chọn loại bao lì xì có in những lời chúc cát tường, như ý để tăng thêm niềm vui cho người được mừng tuổi.

Với một số nguyên tắc tặng lì xì trên đây, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ rơi vào bất kỳ tình huống khó xử nào liên quan tới phong tục mừng tuổi.

Mừng tuổi (theo cách gọi miền Bắc) hay lì xì (theo cách gọi của miền Nam Việt Nam) là một tục lệ trong dịp Tết Nguyên đán ở các nước Á Đông và Việt Nam, đó là lệ đặt tiền vào chiếc phong bao nhỏ màu đỏ (hồng bao) để mừng tuổi trẻ em (hoặc cả người già) trong những ngày đầu năm mới, có thể kéo dài từ mùng 1 đến mùng 10 Tết, với ý nghĩa mang lại điều may mắn, tốt lành, xua đuổi ma quỷ, trẻ em thì hay ăn chóng lớn, học giỏi, người già thì được con cháu lì xì để mừng thọ, chúc sức khỏe dồi dào.

Mừng tuổi là gì,lì xì là gì,mừng tuổi,lì xì,lì xì ngày tết,mừng tuổi ngày tết,ý nghĩa của mừng tuổi,ý nghĩa của lì xì,ý nghĩa bao lì xì,nguồn gốc mừng tuổi,truyền thuyết tục lì xì ngày Tết,Trẻ em mặc đồ đỏ và nhận mừng tuổi là phong bao đỏ trong ngày Tết
Trẻ em mặc đồ đỏ và nhận mừng tuổi là phong bao đỏ trong ngày Tết, màu đỏ tượng trưng cho sự xua đuổi ma quỷ.

Theo truyền thuyết thì ý nghĩa của việc mừng tuổi cho trẻ em là xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu, vì ma quỷ sẽ sợ giấy màu đỏ.

Theo cổ tích Trung Quốc thì trong “hồng bao” có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hóa thân – 8 vị tiên) được đặt dưới gối của trẻ nhỏ, để xua đuổi ma quỷ.

Theo tục lệ ở một số địa phương thì người nhỏ tuổi không mừng tuổi người lớn hơn, vì vừa không đúng ý nghĩa, vừa bị cho là không kính trọng. Tuy nhiên, ngày nay, tục mừng tuổi đã cởi mở hơn rất nhiều, con cháu có thể mừng tuổi cho những bậc cao niên như ông bà, cha mẹ, để chúc may mắn, sức khỏe, bình an. Sáng sớm mồng một Tết hay ngày Chính đán, các con cháu tụ họp, chúc Tết ông bà, cha mẹ, và mừng tuổi lẫn nhau, vì năm mới đến, từ người lớn đến trẻ nhỏ, ai cũng tăng thêm tuổi mới.

Theo truyền thuyết
Ngày xưa có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm Giao thừa khiến trẻ con giật mình khóc thét lên. Hôm sau đứa trẻ nhức đầu, sốt cao, làm cho bố mẹ không dám ngủ, phải thức canh phòng yêu quái. Có một cặp vợ chồng nọ mới sinh được một mụn con trai kháu khỉnh. Tết năm đó, có 8 vị tiên dạo qua, biết trước cậu bé sẽ gặp nạn, liền hóa thành 8 đồng tiền ngày đêm túc trực bên cậu bé. Sau khi cậu bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại và đặt lên gối con rồi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện định làm hại đứa trẻ thì từ chiếc gối loé lên những tia vàng sáng rực, khiến nó khiếp vía bỏ chạy.

Tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết gọi là “Tiền mở hàng”. Xưa còn có lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ (chứ không phải là tiền chẵn), ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều.

Mừng tuổi là gì,lì xì là gì,mừng tuổi,lì xì,lì xì ngày tết,mừng tuổi ngày tết,ý nghĩa của mừng tuổi,ý nghĩa của lì xì,ý nghĩa bao lì xì,nguồn gốc mừng tuổi,truyền thuyết tục lì xì ngày Tết,phong bao lì xì,phong bao lì xì ngày Tết
Phong bao màu đỏ (hồng bao) để mừng tuổi, lì xì.

Nguồn gốc
Tục này bắt nguồn từ Trung Quốc, tương truyền ngày xưa ở Đông Hải có một cây đào to, có rất nhiều yêu quái sống trong bóng cây, nào là hồ ly tinh, chuột tinh, sói già. Chúng luôn muốn ra ngoài để gây hại, nhưng bình thường luôn có các thần tiên ở hạ giới canh giữ chúng nên không con nào thoát ra ngoài được. Nhưng hễ tới đêm giao thừa, tất cả thần tiên đều phải về trời để phân công lại nhiệm vụ, thế là lũ yêu tinh có cơ hội tự do. Nhân cơ hội đó, có một loại yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa để xoa đầu trẻ con đang ngủ khiến lũ trẻ giật mình, khóc thét lên và sẽ bị bệnh sốt cao hoặc ngớ ngẩn. Vì thế những gia đình có con nhỏ phải thức cả đêm để canh không cho con yêu quái hại con mình. Một lần, có 8 vị tiên đi ngang nhà kia, hóa thành 8 đồng tiền nằm bên chỗ đứa trẻ. Cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền ấy vào vải đỏ. Khi yêu quái đến, những đồng tiền lóe sáng, nó sợ hãi bỏ chạy. Phép lạ này lan truyền ra, rồi cứ Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những chiếc túi màu đỏ tặng cho trẻ con. Tiền đó được gọi là tiền mừng tuổi.

Một truyền thuyết khác kể rằng, tục tặng tiền mừng tuổi bắt nguồn từ hoàng cung nhà Đường (Trung Quốc). Năm đó, Dương Quý Phi sinh hạ hoàng tử, được tin mừng, vua Đường Huyền Tôn đích thân đến thăm và ban cho Dương Quý Phi một số vàng bạc gói trong giấy đỏ. Dương Quý Phi coi đó vừa là tiền mừng, vừa là chiếc bùa Hoàng đế ban tặng con trẻ để trừ tà. Việc này được đồn đại ra ngoài, từ cung đình lan rộng ra dân gian, nhiều người bắt chước tặng tiền mừng và cũng bắt đầu coi như tặng món lộc trừ tai họa, mang lại nhiều điều may mắn cho trẻ con.

Theo những nghiên cứu khác, tục mừng tuổi ở Trung Quốc đã có từ đời Tần. Vào thời gian đó, người ta dùng một sợi chỉ đỏ để xâu tiền thành một xâu theo hình con rồng hoặc thanh kiếm để ở chân giường hoặc cạnh gối trẻ em. Xâu tiền đó gọi là tiền áp Tuế giống như cách gọi của người Trung Quốc ngày nay, có nghĩa là món tiền mừng cho đứa trẻ, với mong ước đứa trẻ được tiền, được lộc có thể vượt qua tuổi đó với những điều tốt lành và may mắn.

Xưa kia, ở Trung Quốc, tiền mừng tuổi thường là một vòng đỏ xâu 100 cắc tiền đồng, biểu hiện cho lời chúc sống lâu trăm tuổi. Ngày nay, tiền mừng tuổi đầu năm, còn có ý nghĩa tượng trưng cho sức khỏe, may mắn, thành đạt được cho vào phong bao bằng giấy đỏ hoặc vải nhung đỏ, có những trang trí mang nghĩa cát tường, hạnh phúc và những câu chúc, an lành, phát đạt như An khang thịnh vượng, Vạn sự như ý,… Vì vậy, tặng tiền áp Tuế còn được gọi là tặng Hồng Bao.

Từ nguyên
Theo tác giả Hạo-nhiên Nghiêm Toản, “lì xì” có gốc là từ 利市 (lợi thị) trong tiếng Trung. Từ này phiên âm kiểu pinyin là lì shì, có ba nghĩa như sau:
1. Số lời thu được do mua bán mà ra.
2. Tốt lành, có lợi. Tháng Chạp ngày 24, khắp thị tỉnh (nhà quê, kẻ chợ) đều làm lễ rước Na (để khu trừ quỷ dữ), trống (rước) Na đến khắp mọi nhà cầu xin Lợi-thị (Theo Đông-kinh mộng-hoa-lục). Khi người phụ nữ lấy chồng về đến cửa, mọi người đi theo cũng như người nhà đều xin Lợi-thị (hoặc đồ vật, hoặc là tiền).
3. Vận tốt, vận may. Sách “Bắc-mộng-tỏa-ngôn” rằng: “Khi Hạ-hầu Tư chưa gặp thời, còn luân lạc linh đinh, người ta gọi Tư là viên Tú-tài chẳng Lợi-thị”.

Trong cả ba trường hợp, “lợi-thị” hay “lì-xì’, đều có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn. Tác giả Hạo-nhiên khẳng định rằng tiền Lì-xì, mừng tuổi, chính là thứ tiền đem lại cái hên, điều lành, điều tốt, cho trẻ em dịp đầu xuân.

Tuy nhiên, giả thuyết rằng chữ Lì-xì là hai chữ Hán-Việt “lợi thị”(利是) đọc theo âm Quảng Đông được chấp nhận rộng rãi. Phong tục tặng phong bao bằng giấy điều trong đựng tiền cũng có ở Trung Quốc. Trong tiếng Quan Thoại, tục này được gọi là 紅包 (“hồng bao”), trong tiếng Quảng Đông là 利是 (lợi thị), 利市 (lợi thị) hoặc 利事(lợi sự). Tuy nhiên, ở Trung Quốc, tục lệ lì xì không chỉ có trong Tết Nguyên Đán mà còn trong nhiều dịp khác, cũng không chỉ dành cho trẻ em.