Nguyên nhân vì sao đất bị chua

Nguyên nhân và biện pháp khắc phục đất chua

Đất chua là đất có nhiều axít, chứa ion H+ hoặc có nhiều ion sắt (Fe3+), nhôm (Al3+) tự do. Các ion này gây bất lợi cho việc giữ gìn và cung cấp thức ăn cho cây, đồng thời làm cho đất ngày càng suy kiệt cả về lý tính, hóa tính và sinh học.

- Do rửa trôi bởi mưa, nước tưới quá nhiều đã cuốn đi các chất dinh dưỡng hòa tan như kiềm, Canxi (Ca), Magiê (Mg), Kali (K)… làm đất mất kiềm, biển thành chua.

- Do cây hút thức ăn: Ngoài đạm, lân, kali (NPK), cây hút khá nhiều Ca, Mg… Một vụ lúa trung bình cây hút 40-50kg canxi của đất (tính trên 1 ha). Nếu sử dụng giống năng suất cao, trồng nhiều vụ trong năm, lượng Ca và Mg trong đất mất đi càng nhiều. Đất không được bón bù lượng Ca, Mg đã mất sẽ nhanh bị chua.

- Sự phân giải chất hữu cơ luôn thải ra đất nhiều loại axit như Cabonic (H2SO3), Sunfuric (H2SO4), Nitric (HNO3), Axatic (CH3COOH)..., các axit này hòa tan Ca, Mg và rửa trôi, làm đất chua.

- Bón phân khoáng (hóa học) mang gốc axit như phân SA (Sulfat kali), Super lân…

Các gốc axit SO4, Cl cây không hút hoặc hút rất ít, tồn tại trong đất, cùng với nước tạo thành axit làm đất chua.

Biện pháp khắc phục

Làm đất- Bón vôi là biện pháp hữu hiệu và đơn giản. Căn cứ vào độ chua (pH) của đất để bón nhiều hay ít. Dùng vôi xám tốt hơn vôi trắng vì có cả Ca và Mg.

- Tăng cường bón phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh, phân Komix…); với đất cát nhẹ, đất bạc màu có thể bón 20 -30 tấn/ha/năm. Nếu có điều kiện lấy đất sét nặng trộn với đất mặt cũng là biện pháp cải tạo đất cát, đất bạc màu để tăng khả năng hấp thụ của đất.

- Dùng phân hóa học nên chọn loại trung bình hoặc kiềm như DAP, KNO3, Ca(NO3)2, lân nung chảy, Apatit, Phosphorit, urê, NH4NO4…

- Trong canh tác: Quản lý nước thích hợp, hạn chế dòng chảy, trồng cây phủ đất kết hợp làm phân xanh. Hạn chế tối đa dùng thuốc trừ cỏ làm trắng đất, làm giảm hệ sinh vật đất, giảm lượng hữu cơ trong đất.

(Theo http://www.caygiong.org)

Nguyên nhân đất chua – điều chỉnh độ pH phù hợp

Mỗi giống cây trồng thích hợp với một khoảng pH nhất định, nhưng hầu hết đều giao động xung quanh mức pH từ 5 – 7. Việc kiểm tra đo độ pH và duy trì pH phù hợp sẽ giúp cây trồng hấp thu tối đa dưỡng chất, sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao nhất

Nguyên nhân vì sao đất bị chua

Những nguyên nhân khiến đất bị chua

Đất chua là đất có độ pH < 7, trong đó pH 5-7 là đất chua ít, cây trồng sinh trưởng phù hợp, pH dưới 5 là đất chua nhiều, cần cải tạo

Đất bị chua do rửa trôi bởi nước mưa, nước tưới dư thừa. Nước mang đi chất dinh dưỡng hòa tan, trong đó có chứa nhiều chất kiềm như: canxi (Ca), Magiê (Mg), Kali (K)… xuống tầng đất sâu, sông suối, ao hồ và làm cho đất mất chất kiềm, trở nên chua.

Cây trồng hút dinh dưỡng (N,P,K), ngoài ra còn hút khá nhiều (Ca, Mg…) do trồng nhiều vụ/năm, giống năng suất cao, vì thế lượng Ca và Mg trong đất mất đi càng nhiều.

Sự phân giải chất hữu cơ thải ra nhiều loại axit Cacbonic (H2CO3), axit Sunfuric (H2SO4), axit Nitric (HNO3) axit Axetic (CH3COOH)…các axit này hòa tan Ca, Mg và rửa trôi, làm cho đất chua. Mặt khác, bón phân khoáng mang gốc axit như: Phân Sunfat amôn (SA), Clorua kali (KCl), Sunfat kali (K2SO4), Suppe lân…cũng làm đất bị chua.

Cách điều chỉnh pH của đất

Để điều chỉnh độ pH của đất, trước hết bà con cần tiến hành đo pH của đất

Nguyên nhân vì sao đất bị chua

Tham khảo máy đo pH đất tại Dungcunongnghiep.vn

Sau khi có kết quả dựa vào chỉ số pH, và loại đất bà con tiến hành bón vôi theo hướng dẫn sau

Với đất có tỷ lệ sét cao (đất thịt, đất nặng)
pH = 3,5 – 4,5 bón 2 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 2 tạ / 1000 m2)
pH = 4,5 – 5,5 bón 1 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 1 tạ / 1000 m2)
pH = 5,5 – 6,5 bón 0,5 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 50kg / 1000 m2)
Với đất có tỷ lệ cát cao
pH = 3,5 – 4,5 bón 1 tấn vôi cho 1 hecta (1 tạ / 1000 m2)
pH = 4,5 – 5,5 bón 0,5 tấn vôi cho 1 hecta (50 kg / 1000 m2)
pH = 5,5 – 6,5 bón 0,25 tấn vôi cho 1 hecta (25kg / 1000 m2)
Khi bón vôi cần kết hợp với các phương pháp đào xới đất, giúp vôi được trộn đều vào đất.

Trường hợp đất kiềm, pH > 7, cần bổ sung các chất gây acid hóa như Lưu huỳnh, sắt sunphat.
Trên đây là các cách điều chỉnh độ pH của đất trồng, để cây trồng sinh trưởng ổn định, duy trì năng suất cần thường xuyên kiểm tra lại độ pH, và duy trì pH phù hợp với từng giống cây trồng. Chúc bà con thành công

Yếu tố khí hậu

Các đặc trưng của khí hậu như nhiệt độ, ẩm độ, đặc biệt là lượng mưa ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phong hoá đá, sự chuyển hoá và di chuyển vật chất. Sự di chuyển vật chất này kéo theo một loạt các chất dễ tan có trong đất, đặc biệt là các ion kim loại kiềm và kiềm thổ như Na+, K+, Mg2+, Ca2+ làm cho đất hoá chua.

Yếu tố sinh vật

Trong quá trình hoạt động, vi sinh vật, rễ cây cũng như các loài sinh vật khác trong đất không ngừng giải phóng ra CO2, khí này hoà tan trong nước tạo thành axit H2CO3. Tuy độ phân ly của axit này không cao nhưng nó là cũng là một trong những nguồn sinh H+ chủ yếu trong đất.

Mặt khác, trong quá trình vi sinh vật phân giải chất hữu cơ (đặc biệt trong điều kiện yếm khí) sẽ sinh ra nhiều axit hữu cơ làm đất bị hoá chua.

Bởi vậy đất quanh năm ngập nước, đất lầy thụt và phần lớn đất than bùn đều bị chua. Ðặc biệt, nếu tàn tích sinh vật chứa nhiều lưu huỳnh (S) như xác các cây sú, vẹt, đước khi bị phân huỷ trong điều kiện yếm khí, trải qua một quá trình biến đổi phức tạp sẽ sinh ra H2S. Khi có điều kiện oxi hoá, H2S chuyển thành H2SO4 làm đất rất chua.

Nguyên nhân làm cho đất chua, tác hại và biện pháp khắc phục

Nguyên nhân làm cho đất chua, tác hại và biện pháp khắc phục Nguyên nhân làm cho đất chua Căn cứ vào trị số pH để chia đất thành các dạng: Đất chua (pH <6,5), đất trung tính (pH = 6,6 - 7,5) và đất kiềm (pH > 7,5), đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch cải tạo và sử dụng đất hiệu quả hơn. Đất bị chua do rửa trôi bởi nước mưa, nước tưới dư thừa. Nước mang đi chất dinh dưỡng hòa tan, trong đó có chứa nhiều chất kiềm như: canxi (Ca), Magiê (Mg), Kali (K)… xuống tầng đất sâu, sông suối, ao hồ và làm cho đất mất chất kiềm, trở nên chua. Cây trồng hút dinh dưỡng (N,P,K), ngoài ra còn hút khá nhiều (Ca, Mg…) do trồng nhiều vụ/năm, giống năng suất cao, vì thế lượng Ca và Mg trong đất mất đi càng nhiều. Sự phân giải chất hữu cơ thải ra nhiều loại axit Cacbonic (H2CO3), axit Sunfuric (H2SO4), axit Nitric (HNO3) axit Axetic (CH3COOH)…các axit này hòa tan Ca, Mg và rửa trôi, làm cho đất chua. Mặt khác, bón phân khoáng mang gốc axit như: Phân Sunfat amôn (SA), Clorua kali (KCl), Sunfat kali (K2SO4), Suppe lân…cũng làm đất bị chua. Tác hại Khi đất chua, các khoáng sét trong đất bị phá vỡ, giải phóng ra các ion Al3+ tự do gây bất lợi cho cây trồng. Nếu đất chua nhiều, ion Al3+ di động cao có thể gây độc cho hệ rễ cây, làm cho rễ bị bó và chùn lại không phát triển. Muốn sản xuất được trên nền đất này cần phải cải thiện độ chua đất trước khi gieo trồng.
Kết quả do hộ dân thuộc chương trình chứng nhận RFA (Rain Forest Alliance) cung cấp
Biện pháp cải tạo Bón vôi là biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhằm cải tạo độ chua của đất. Căn cứ vào độ chua của đất để quyết định lượng vôi cần bón. Khi bón vôi, dùng vôi xám tốt hơn vôi trắng vì có cả Ca và Mg. Trong quá trình canh tác tăng cường bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng. Khi sử dụng phân hoá học, nên chọn loại phân trung tính hoặc kiềm như DAP, MKP, KNO3, Ca(NO3)2, lân nung chảy, Apatit, urê, Phosphorit, NH4NO3… Quản lý nước thích hợp, hạn chế dòng chảy, trồng cây che phủ đất kết hợp làm phân xanh. Hạn chế tối đa dùng thuốc trừ cỏ làm trắng đất, làm giảm hệ sinh vật đất, giảm lượng hữu cơ trong đất. Ảnh hưởng độ chua của đất đối với cây tiêu Đặc điểm của cây tiêu ưa đất gần trung tính và có phản ứng rất tích cực với việc bón vôi. Nếu trồng trong điều kiện đất có pH thấp, cây tiêu rất dễ bị nhiễm bệnh, năng suất và chất lượng đều giảm sút. Để đảm bảo vườn tiêu sinh trưởng, phát triển tốt người trồng tiêu thường xuyên kiểm tra độ pH đất; tùy theo độ pH của đất để quyết định lượng vôi cần bón theo bảng hướng dẫn (Công thức tính lượng vôi cần bón: Q (tấn CaO/ha) = 0,84H; pH = -lg[H]); Bảng hướng dẫn lượng vôi cần bón cải tạo độ chua của đất Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu về sinh lý, sinh hóa mẫu đất vườn tiêu của chủ hộ Nguyễn Văn Chinh, xã Quảng Thành, huyện Châu Đức cho thấy, đất trồng tiêu của bà con hiện đang bị khai thác quá mức. Các chỉ tiêu về lý, hóa tính đất đều bất lợi cho cây tiêu, trong đó pH ở mức rất chua do ion Ca++ và Mg++ rất nghèo, đây là yếu tố liên quan trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển cây tiêu, người trồng tiêu phải hết sức chú ý. Thực tế xã Quảng Thành là vùng đất trồng tiêu mới so với các vùng khác trên địa bàn tỉnh, nhưng trong quá trình khai thác và sử dụng đất chưa tốt dẫn đến đất bị chua. Điều này chứng tỏ đối với những vùng trồng tiêu khác trên địa bàn cũng có thể đang ở trong tình trạng giống như xã Quảng Thành; do vậy, các cơ quan chuyên môn Ngành nông nghiệp cần tích cực khuyến cáo các hộ dân đang trồng tiêu, phải đặc biệt quan tâm và có kế hoạch bón phân hợp lý để cải tạo độ chua của đất giúp cây tiêu sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Thanh Sơn - Chi cục Trồng trọt & BVTV BRVT Tài liệu tham khảo: - Giáo trình Nông hóa,Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà nội; - Kết quả phân tích mẫu đất của Trung tâm nghiên cứu đất, phân bón và môi trường Tây Nguyên.

Trang chủ » Đất chua, đất trung tính và đất kiềm là gì ?

Đất chua, đất trung tính và đất kiềm là gì ?

Nguyên nhân vì sao đất bị chua

1. Đất chua (đất acid)

Đất Acid là đất có giá trị pH từ 3.0 – 6.5. Đất acid cao hay còn gọi là đất rất chua có nồng độ vi chất Mn, Al và ion Fe tăng mạnh. Các dưỡng chất Kali, Canxi, Magie, P, Bo, Molipden,… giảm hoặc khó hòa tan, bị đất giữ chặt.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất chua, một phần là do kết cấu đất. Kết cấu đất nhẹ, đất dốc, đất pha cát thường dễ bị rửa trôi các ion kiềm thổ khiến đất bị chua. Nguồn nước tưới và nước mưa dư thừa cũng làm cho các chất có tính kiềm như Ca (canxi), Mg (Magie), K (Kali) bị rửa trôi xuống tầng đất sâu hoặc ra sông suối ao hồ làm đất trở nên chua.

Ngoài ra trong quá trình canh tác cây trồng lâu năm trên đất cũng làm cho đất trở nên chua. Vì trong quá trình sinh trưởng cây hút các dưỡng chất từ đất như N, P, K và các chất trung vi lượng như Canxi, Magie… Lâu dần đất mất các chất kiềm trở nên chua.

Lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các loại thuốc kích thích cũng làm đất trở nên chua và chai cứng. Phân hữu cơ trong quá trình phân hủy thải ra các acid hữu cơ cũng khiến đất trở nên chua. Bởi các acid này cũng có thể hòa tan Ca, Mg và rửa trôi, làm cho đất chua. Một số phân khoáng như Sunfat amôn (SA), Clorua kali (KCl), Sunfat kali (K2SO4), Suppe lân khi bón vào đất cũng làm đất bị chua.

Đọc thêm: pH đất sụt giảm mạnh do những nguyên nhân nào?

Đất chua ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng ?

  • Hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản.
  • Đất chua nhiều ion Al cao dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc cho rễ cây. Làm rễ bị bó và chùn lại không phát triển được.
  • Cây trồng khó hấp thụ các vi chất K, Ca, Mg… dẫn đến tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất này.
  • Hầu hết các loại vi sinh vật không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ dẫn đến tình trạng đất bị bí chặt, nghèo dinh dưỡng…

Đọc thêm:

  • Độ pH đất
  • Độ pH thấp ảnh hưởng như thế nào đến dinh dưỡng trong đất

Khắc phục:

Sử dụng lân nung chảy kết hợp với vôi dolomite để gia tăng độ pH. Kết hợp bón nhiều phân chuồng, phân hữu cơ, để cỏ tạo sinh khối hữu cơ làm gia tăng chất đệm trong đất để giữ cho pH đất luôn được cân bằng.