Phương pháp dạy bài phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức: Nắm được các khái niệm: ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

2. Về kĩ năng:

 - Nhận diện, cảm thụ và phân tích ngôn ngữ nghệ thuật: các biện pháp nghệ thuật và biện pháp hiệu quả của chúng.

 - Bước đầu sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt hiệu quả nghệ thuật khi nói, nhất là viết: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, tượng trưng.

3. Về thái độ: Yêu qúy và biết giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.

II. Phương tiện, phương pháp:

1. Phương tiện :

Giáo viên: Thiết kế bài giảng, chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK, SGV, tài liệu tham khảo

 Học sinh: Vở ghi, SGK, vở soạn bài.

2. Phương pháp: phân tích, giảng giải, gợi mở.

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Ngày soạn: 10- 03 -2015 Ngày giảng: Ký duyệt: Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thị Nhung Giáo viên hướng dẫn: Phan Thị Thu Hiền Tiết 84: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: Nắm được các khái niệm: ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 2. Về kĩ năng: - Nhận diện, cảm thụ và phân tích ngôn ngữ nghệ thuật: các biện pháp nghệ thuật và biện pháp hiệu quả của chúng. - Bước đầu sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt hiệu quả nghệ thuật khi nói, nhất là viết: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, tượng trưng. 3. Về thái độ: Yêu qúy và biết giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt. II. Phương tiện, phương pháp: Phương tiện : Giáo viên: Thiết kế bài giảng, chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK, SGV, tài liệu tham khảo Học sinh: Vở ghi, SGK, vở soạn bài. Phương pháp: phân tích, giảng giải, gợi mở. III. Tiến trình: Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Ngôn ngữ nghệ thuật là công cụ tư duy, là phương tiện quan trọng bậc nhất của con người . Không chỉ vậy , ngôn ngữ còn là công cụ xây dựng hình tượng nghệ thuật văn chương, ngôn ngữ mang phong cách là ngôn ngữ nghệ thuật. Vậy ngôn ngữ nghệ thuật là gì? Phong cách của nó có đặc trưng như thế nào? , cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay: “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về ngôn ngữ nghệ thuật. -GV nêu Ví dụ: “Chồng người đi ngược về xuôi, Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo” -GV:Qua bài ca dao trên đề cập đến hai đối tượng nào ? Ngụ ý của tác giả? HS: trả lời. GV nhận xét,chốt ý. GV nêu thêm một vài ví dụ minh họa. -GV: Vậy em hiểu thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? HS trả lời, giáo viên củng cố lại. -GV: Em hãy cho biết phạm vi sử dụng của ngôn ngữ nghệ thuật? HS trả lời. GV yêu cầu học sinh lấy ví dụ về ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng trong các phạm vi trên. GV có thể nêu một số ví dụ: + Trong văn bản nghệ thuật: VD1: “Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay” GV phân tích, làm rõ ví dụ. VD2: xét ví dụ trong SGK, những từ in nghiêng thể hiện điều gì? Gợi cho em cảm xúc gì? “nhà tù nhiều hơn trường học”, “thẳng tay chém giết”, “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu” +Trong lời nói hàng ngày: VD: Cô ấy trông thật mủm mĩm -> cô gái mập mạp, xinh xắn, dễ thương. VD: Anh ấy trông như cây sào -> anh chàng cao, gầy, không cân xứng giữa cân nặng và chiều cao. - GV: Ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật được chia làm mấy loại? gồm những loại nào? HS trả lời, giáo viên nhận xét. GV lấy thêm ví dụ chứng minh. - GV: Ngôn ngữ nghệ thuật có những chức năng nào? Xét ví dụ: bài ca dao “trong đầm gì đẹp bằng sen” đã cung cấp cho người đọc những thông tin nào? Hs trả lời, GV nhận xét, chốt ý - Cho HS đọc ghi nhớ. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật. Xét ví dụ: tả cây liễu trong thơ Xuân Diệu và trong Từ điển Tiếng Việt. Em hãy cho biết hai văn bản trên gợi lên điều gì từ hình ảnh cây liễu. VD: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống” Em hãy cho biết hình ảnh mà tác giả sử dụng qua đoạn thơ? - GV hỏi: Vậy em hiểu thế nào là tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật? - Tính hình tượng được xây dựng bằng những biện pháp nghệ thuật nào? Lấy ví dụ minh họa. - Ví dụ: “Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?” →Dân gian dùng biện pháp gì để nói về người phụ nữ trong xã hội cũ qua bài ca dao trên? Hình ảnh người phụ nữ trong câu ca dao này? - Tính hình tượng tạo ra đặc điểm gì cho ngôn ngữ nghệ thuật? (đa nghĩa) - Xét ví dụ: Vd1:“Đau đớn thay phận đàn bà, lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” GV hỏi: Tình cảm, thái độ mà tác giả gửi gắm trong hai câu thơ này? HStrả lời, GV nhận xét Vd2: “Cá chuối đắm đuối vì con” - GV hỏi :Em cảm nhận được điều gì từ câu thơ trên? HS trả lời Vd3: đọc bài thơ “Mẹ” “Con sẽ không đợi một ngày kia khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua.” - Hs nêu cảm nhận của em về bài thơ trên? GV hỏi: Em hiểu thế nào là tính truyền cảm? HS trả lời.GV nhận xét, chốt ý. - Cho Hs đọc hai đoạn thơ: + “Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt đời thường ai cũng có Cũng ngừng đập khi cuộc đờikhông còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi” + “ Đã hôn rồi hôn lại Cho đến mãi muôn đời Đến tan cả đất trời Anh mới thôi dào dạt” Gv hỏi: em có nhận xét gì về đề tài và ngôn ngữ được thể hiện qua hai đoạn thơ? - Vậy em hiểu như thế nào là tính cá thể hóa?, tính cá thể được biểu hiện ở đâu? GV phân tích, lấy ví dụ thêm để chứng minh cho tính cá thể hóa. Hs đọc ghi nhớ 3- Hoạt động 3: giáo viên hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập - HS làm bài tập và phát biểu. - Gv nhận xét I. Ngôn ngữ nghệ thuật: - Khái niệm: ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật. - Phạm vi: + Văn bản nghệ thuật + Lời nói hàng ngày + Phong cách ngôn ngữ khác - Phân loại: + Ngôn ngữ tự sự: truyện, tiểu thuyết, bút kí + Ngôn ngữ thơ: ca dao, hò, vè, thơ.... + Ngôn ngữ sân khấu: kịch, chèo, tuồng - Chức năng: + Chức năng thông tin + Chức năng thẩm mĩ. * Ghi nhớ: SGK II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: 1. Tính hình tượng: - Tính hình tượng: là khả năng tạo ra những hình tượng nhờ cách diễn đạt ngôn ngữ có hình ảnh, màu sắc, âm thanh, biểu tượngngười đọc dùng tri thức, vốn sống của mình để liên tưởng, suy nghĩ và rút ra bài học nhất định. - Biện pháp tu từ tạo hình tượng: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói giảm, nói tránh - Làm cho ngôn ngữ nghệ thuật trở nên đa nghĩa, tính đa nghĩa quan hệ mật thiết với tính hàm súc (lời ít ý nhiều). 2. Tính truyền cảm: - Tính tryền cảm của ngôn ngữ nghệ thuật là làm cho người nghe (đọc) cùng vui, buồn, yêu thíchnhư chính người viết ,tạo ra sự giao cảm , hòa đồng sâu sắc giữa người đọc và người viết. 3. Tính cá thể hóa: - Là khả năng sáng tạo giọng điệu riêng, phong cách riêng của mỗi nhà văn không dễ bắt chước. - Thể hiện trong lời nói của từng nhân vật, trong diễn đạt từng sự việc, hình ảnh, tình huống * Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập: Bài 1: so sách, ẩn dụ, hoán dụ, nói giảm, nói tránh - Ví dụ: Ẩn dụ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” →Mặt trời (1): mặt trời thiên nhiên →Mặt trời (2): bác Hồ: công lao của bác Hồ có ý nghĩa vô cùng lớn lao với người dân Việt Nam. Bài 2: Tính hình tượng là đặc trưng tiêu biểu nhất của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vì: - Là phương tiện tái hiện cuộc sống thông qua chủ thể sáng tạo. - Sự thu hút đầu tiên đối với người đọc.Là mục đích hướng tới của sáng tạo nghệ thuật. Bài 3: - “Canh cánh”: luôn thường trực trong lòng→hoán dụ: bác Hồ: nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng. - “Rắc”: vần trắc - “Giết”: tội ác của giặc, thể hiện thái độ căm phẫn của người viết. IV. Củng cố - dặn dò: 1. Củng cố: Cho Hs làm câu hỏi trắc nghiệm củng cố kiến thức 2. Dặn dò: Học sinh chuẩn bị các nội dung sau: - Sưu tầm một số câu thơ của Đoàn Thị Điểm, một số tích truyện về Bà.

Phương pháp dạy bài phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:

 - Nắm được các khái niệm: ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

 - Có kĩ năng phân tích, cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật, bước đầu biết sữ dụng một số biện pháp nghệ thuật để nâng cao hiệu quả diễn đạt.

Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

 - Kiến thức: + Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật: (với nghĩa chuyên môn) ngôn ngữ dùng trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà quan trọng hơn là có chức năng thẩm mĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm ngôn ngữ trong các tác phẩm tự sự, trữ tình và tác phẩm sân khấu.

 + phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.

 - Kĩ năng: + Nhận diện, cảm thụ và phân tích ngôn ngữ nghệ thuật: các biện pháp nghệ thuật và hiệu quả nghệ thuật của chúng.

 + Bước đầu sử dụng ngôn ngữ để đạt được hiệu quả nghệ thuật khi nói, nhất là viết: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, tượng trưng,.

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT Mức độ cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được các khái niệm: ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. - Có kĩ năng phân tích, cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật, bước đầu biết sữ dụng một số biện pháp nghệ thuật để nâng cao hiệu quả diễn đạt. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: - Kiến thức: + Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật: (với nghĩa chuyên môn) ngôn ngữ dùng trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà quan trọng hơn là có chức năng thẩm mĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm ngôn ngữ trong các tác phẩm tự sự, trữ tình và tác phẩm sân khấu. + phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa. - Kĩ năng: + Nhận diện, cảm thụ và phân tích ngôn ngữ nghệ thuật: các biện pháp nghệ thuật và hiệu quả nghệ thuật của chúng. + Bước đầu sử dụng ngôn ngữ để đạt được hiệu quả nghệ thuật khi nói, nhất là viết: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, tượng trưng,... III. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Tất cả chùng ta đều biết, ngôn ngữ là phương tiện tư duy và giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người và là 2 thuộc tính đặc thù chỉ có con người mới có. Đồng thời với 2 chức năng cơ bản trên, ngôn ngữ còn là công cụ xây dựng hình tượng nghệ thuật VC, vì vậy mà người ta nói: “VC là nghệ thuật ngôn từ”, công cụ lưu giữ hình tượng trong tư duy hình tượng của con người, với tư cách ấy chúng ta có “phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”... b. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1 H: Em hiểu thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? Được sử dụng ra sao? Ví dụ? HS: Làm việc cá nhân, trình bày - Là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm - Được dùng: → chủ yếu trong văn bản nghệ thuật, các tác phẩm văn chương. → còn được sử dụng trong lời nói hàng ngày và các phong cách ngôn ngữ khác. Ví dụ: Văn chính luận vẫn giàu hình tượng, gợi cảm: “Chúng lập ra nhà tù hơn trường học,tắm các cuộc khởi nghĩabể máu”. GV: Nhận xét, giảng rõ H: Ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật chia mấy loại? HS: Làm việc cá nhân, trình bày GV: Bổ sung, kết luận H: Cách thức thể hiện ngôn ngữ nghệ thuật qua các phương tiện diễn đạt? HS: Thảo luận, phát biểu Ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện qua các phương tiện diễn đạt: + Cái hay của âm điệu + Vẻ đẹp chân thực của hình ảnh + Những xúc cảm chân thành gợi ra nỗi vui, buồn, yêu, thương. GV: Minh họa bằng VD HS thảo luận 5 phút & phát biểu ý kiến: Chức năng ngôn ngữ nghệ thuật? Ví dụ (có phân tích) H: Các chức năng NNNT trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” thế nào? HS: Thảo luận, cử đại diện trình bày Các chức năng NNNT trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” - Chức năng thông tin: nơi sinh sống, cấu tạo, hương vị hoa sen. - Chức năng thẩm mĩ: cái đẹp hiện hữu và bảo tồn ngay trong môi trường xấu. GV: Nhận xét, giảng rõ Hoạt động 2 H: Để tạo ra tính hình tượng, người viết phải làm gì? Ví dụ? Tính hình tượng quan hệ thế nào với tính đa nghĩa của ngôn ngữ văn học? HS: Làm việc cá nhân, trả lời - Do dùng nhiều biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, ( Ví dụ SGK ). -Từ đó tạo ra tính đa nghĩa, nhiều tầng nghĩa khác nhau. VD: hình tượng “bánh trôi nước” trong bài thơ cùng tên của Hồ Xuân Hương: + Miêu tả về món ăn dân tộc. + Ngụ ý nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. → Tính đa nghĩa quan hệ mật thiết tính hàm súc: lời ít mà ý sâu xa. GV: Diễn giảng H: Tính truyền cảm thể hiện trong tác phẩm thế nào? Tác động đến người đọc ra sao? Nêu ví dụ? HS: Trao đổi, thảo luận, phát biểu. -Làm cho người nghe ( đọc ) cùng vui buồn, yêu thích, →Tạo ra sự giao cảm, hòa đồng, cuốn hút, gợi cảm xúc GV: Năng lực gợi cảm xúc của ngôn ngữ có được là nhờ sự lựa chọn ngôn ngữ để miêu tả, bình giá đối tượng khách quan(kịch- truyện) và tâm trạng chủ quan (thơ). Ngôn ngữ càng giàu hình ảnh càng gợi nhiều cảm xúc tinh tế cho con người. H: Tính cá thể thể hiện trong tác phẩm thế nào? Nêu ví dụ. HS: Làm việc cá nhân, trả lời - Là khả năng sáng tạo những giọng điệu riêng, phong cách riêng của mỗi nhà văn, nhà thơ không dễ bắt chước. -Thể hiện ở giọng thơ, cách dùng từ, đặt câu, dùng hình ảnh riêng, lời nói từng nhân vật, VD: Thơ Hồ Xuân Hương khác thơ Bà Huyện Thanh Quan Lời nói của Trương Phi khác lời nói của Quan Công. Hay trong cùng một tác phẩm nhưng cũng có sự khác nhau: - “Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai miệng một lời song song” - Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao Mặt ngơ ngẩn mặt, lòng ngao ngán lòng - Vằng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường. GV: Nhận xét, kết luận Hoạt động 3 1- Bài tập1: Hãy chỉ ra những phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật 2- Bài tập 2: Trong 3 đặc trưng của của PCNNNT, đặc trưng nào là cơ bản nhất? GV: Hướng dẫn, gợi ý HS: Chuẩn bị cá nhân, làm bài tập I. Tìm hiểu chung về ngôn ngữ nghệ thuật: 1. Khái niệm: Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật. 2. Các loại ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật: - Có 3 loại + Ngôn ngữ tự sự: truyện,tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự, + Ngôn ngữ thơ: ca dao, hò,vè, + Ngôn ngữ sân khấu: kịch, chèo, tuồng, - Ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện qua các phương tiện diễn đạt: VD: Hôm qua / em đi tỉnh về Đợi em / ở mãi / con đê / đầu làng ( Nguyễn Bính- Chân quê ) 3-Chức năng ngôn ngữ nghệ thuật: -Thông tin và thẩm mĩ. - Nhưng chủ yếu là chức năng thẩm mĩ : biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe (đọc). Ví dụ: Bài ca dao“Trong đầm gì đẹp bằng sen” Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn II. Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: 1. Tính hình tượng: thể hiện ở cách diễn đạt thông qua một hệ thống các hình ảnh, màu sắc, biểu tượng...để người đọc dùng tri thức, vốn sống của mình liên tưởng, suy nghĩ và rút ra bài học nhân sinh nhất định. 2. Tính truyền cảm: VD: Gió đưa cây cải về trời, Rau răm ở lại chịu nhiều đắng cay Hay “Đưa người ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng Bóng chiều không thắm không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong” 3.Tính cá thể hóa: thể hiện ở khả năng vận dung các phương tiện diễn đạt chung (ngữ âm, từ vựng, cú pháp, tu từ...) của XH vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của mỗi nhà văn, nhà thơ. * Ghi nhớ: sgk III. Luyện tập: 1- Bài tập1: Xem lại bài phần II mục 1. Những phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật: →so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, 2- Bài tập 2: Trong 3 đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thì tính hình tượng là cơ bản nhất ,vì nó tác động đến tình cảm người đọc, gợi cảm thu hút sự chú ý và để lại ấn tượng đối với họ.