Quy chế xét bằng tốt nghiệp đại học

Quy chế đào tạo trình độ đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT quy định sinh viên chỉ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây mới được xét và công nhận tốt nghiệp:

– Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;

– Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;

– Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.

Những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trong thời hạn 03 tháng tính từ thời điểm sinh viên đáp ứng đầy đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ với cơ sở đào tạo.

Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá được quy định tại khoản 5 Điều 10 của Quy chế này, trong đó, hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;

– Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.

Sinh viên đã hết thời gian học tập tối đa theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do chưa hoàn thành những học phần Giáo dục quốc phòng-an ninh hoặc Giáo dục thể chất hoặc chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, trong thời hạn 03 năm tính từ khi thôi học được hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp.

Sinh viên không tốt nghiệp được cấp chứng nhận về các học phần đã tích luỹ trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo.

Quy chế của cơ sở đào tạo quy định:

– Quy trình, thủ tục xét và công nhận tốt nghiệp, thời gian và số lần xét tốt nghiệp trong năm;

– Việc bảo lưu, công nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với sinh viên không tốt nghiệp;

– Việc cho phép sinh viên hết thời gian học chính quy được chuyển qua học hình thức vừa làm vừa học, đào tạo từ xa tương ứng (nếu có) của cơ sở đào tạo nếu còn trong thời gian học tập theo quy định đối với hình thức đào tạo chuyển đến.

 Sinh viên được công nhận và cấp bằng tốt nghiệp hệ chính quy theo ngành đào tạo chính nếu hội đủ các điều kiện sau đây:

 - Được công nhận là sinh viên hệ chính quy tập trung của trường theo đúng ngành cấp bằng;

- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị kỷ luật đình chỉ học tập hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Có các chứng chỉ giáo dục quốc phòng và chứng chỉ giáo dục thể chất;

- Hoàn tất toàn bộ chương trình đào tạo của ngành/chuyên ngành, có đủ số  tín chỉ  tích lũy quy định cho khóa ngành đào tạo và có điểm trung bình tích lũy không dưới 5,00.

- Đạt các yêu cầu về chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;

- Đạt các yêu cầu tham gia hoạt động ngoại khóa được quy định trong Quy chế Công tác sinh viên;

- Có đơn gửi phòng Đại học đề nghị được xét tốt nghiệp trong trường hợp đủ điều kiện tốt nghiệp sớm so với thời gian thiết kế của khóa học bằng cách nộp đơn trực tuyến trên cổng Hệ thống thông tin sinh viên --> Phân hệ Nộp đơn trực tuyến.  

  Sinh viên tốt nghiệp được nhận bằng tốt nghiệp đại học chính quy theo đúng tên ngành đã được đào tạo và bảng điểm tốt nghiệp. Trong bảng điểm tốt nghiệp ghi chi tiết tất cả kết quả học tập của sinh viên đã tích lũy qua từng học kỳ tại trường, các thông tin về chuyên ngành, hạng xếp loại tốt nghiệp, chuẩn đầu ra và thành tích khác (nếu có).

Đối với Khóa tuyển sinh năm 2020 trở về trước: Thứ hạng tốt nghiệp của sinh viên những sinh viên có kết quả học tập toàn khóa đối với loại giỏi và loại xuất sắc, thứ hạng tốt nghiệp sẽ bị giảm đi 1 mức nếu sinh viên đã bị kỷ luật trong thời gian học từ mức cảnh cáo ở cấp trường trở lên. Trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng xem xét và quyết định.

Đối với Khóa tuyển sinh năm 2021 trở về sau: Thứ hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khóa đối với loại giỏi và xuất sắc, thứ hạng tốt nghiệp sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Khối lượng của các môn học phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;

-  Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học. Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả rèn luyện, quyết định kỷ luật của sinh viên để xem xét và quyết định việc giảm đi một mức xếp loại tốt nghiệp.

Xếp loại tốt nghiệp vẫn được áp dụng ở mẫu bằng tốt nghiệp đại học mới. Theo như  BGD dự thảo thông tư 30/12/2019 thì bằng tốt nghiệp đại học sẽ không xếp loại là hướng đi hợp lệ như vậy phù hợp với luật giáo dục quốc tế. Thang điểm đại học có gì thay đổi không trước hết bạn hiểu thang điểm là gì

Thang điểm đại học là gì

Thang điểm là thang đo quy định được tính bằng con số hoặc bằng chữ, dùng để đánh giá xếp loại học sinh, sinh viên về học lực trong Hệ thống giáo dục của một quốc gia hay để đánh giá thí sinh trong các cuộc thi như trong thể thao, trong các cuộc thi sắc đẹp hay nhiều loại hình thi đua khác.

Thủ khoa là danh hiệu đặc biệt ưu ái dành cho người đạt thành tích cao nhất trong một kỳ thi lớn.

Xem Thêm : Mẫu Văn Bằng Đại Học Mới Năm 2020

Vẫn xếp loại tốt nghiệp trên Bằng Đại Học như trước

Bằng ưu hay bằng đỏ là cách gọi khác cho người đã đạt thành tích xếp loại giỏi trong quá trình học đại học.

Quy chế xét bằng tốt nghiệp đại học
Bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi
  • Theo thông tư, từ ngày 1-3, trên văn bằng tối nghiệp đại học không còn ghi hệ đào tạo như chính quy, vừa học vừa làm, đào tạo từ xa… như hiện nay. Nhưng bằng tốt nghiệp đại học do các trường cấp vẫn có thể ghi loại xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá hay trung bình.

Cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp đại học như thế nào? Làm sao để biết mình xếp loại bằng gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp đại học

Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm 10

Theo hệ thống tín chỉ tại Việt Nam quy định cách xếp loại học lực đại học theo tín chỉ phụ thuộc vào điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần, tất cả sẽ được chấm theo thang điểm 10 và làm tròn đến một chữ số thập phân.Tất cả điểm của các môn sẽ được làm tròn đến một chữ số thập phân

Học lực sẽ tương ứng với thang điểm sau:

  • Từ 8.0 – 10 : Giỏi
  • Từ (6.5 – 7.9) : Khá
  • Từ (5.0 – 6,4) : Trung bình
  • Từ (3.5 – 4,9) : Yếu

Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm chữ

Việc xếp loại học lực đại học theo thang điểm chữ được đánh giá như sau:

  • Điểm A từ 8.5- 10: Giỏi
  • Điểm B+  từ 8.0 – 8.4: Khá giỏi
  • Điểm B từ 7.0 – 7.9: Khá
  • Điểm C+ từ 6.5 – 6.9: Trung bình khá
  • Điểm C từ 5.5 – 6,4: Trung bình
  • Điểm D+ từ 5.0 – 5.4: Trung bình yếu
  • Điểm D từ 4.0 – 4.9: Yếu
  • Điểm F dưới 4.0: Kém

Những sinh viên đạt điểm D ở các học phần nào thì sẽ được học cải thiện điểm của học phần đó. Nếu sinh viên bị điểm F ở học phần thì phải đăng ký học lại từ đầu theo quy định của nhà trường.  

Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm 4

Để có thể tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy của mỗi sinh viên theo hệ thống tín chỉ. Thì tương ứng với mỗi mức điểm chữ của mỗi học phần sẽ được quy đổi qua điểm số như sau:

  • A tương ứng với 4
  • B+ tương ứng với 3.5
  • B tương ứng với 3
  • C+ tương ứng với 2.5
  • Điểm C tương ứng với 2
  • D+ tương ứng với 1.5
  • D tương ứng với 1
  • Điểm F tương ứng với 0

Cách tính điểm tốt nghiệp đạt bằng tốt nghiệp 

Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy, học lực của sinh viên được xếp thành các loại sau:

  • Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00
  • Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59
  • Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19
  • Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49
  • Yếu: Điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00 nhưng chưa thuộc trường hợp bị buộc thôi học.
Hệ thống phân loại trên thang điểm 10 Tương đương Danh hiệu (tiếng Việt) Tỉ lệ điểm số của học sinh (%)
9-10 A+ 4.0 Xuất sắc Khoảng 5% số học sinh
8-9 A 3.5 Giỏi 5-10%
7-8 B+ 3.0 Khá 20-25%
6-7 B 2.5 Trung Bình 40-50%
5-6 C 2.0 Yếu 5-10%
<5 D/F =<1.0 Kém/Không đạt/Trượt

Tuy nhiên, để sinh viên đạt thành tích học lực xuất sắc và giỏi ngoài điểm trung bình tích lỹ đạt được theo quy định thì có yêu cầu bắt buộc là khối lượng các học phần phải thi lại (Ở điểm F) không vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình học của mỗi sinh viên và sinh viên không vi phạm kỷ luật trong thời gian học. Bởi vậy, để đạt được bằng loại xuất sắc và giỏi bạn cần phải lưu ý nhé.

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp đại học rồi chứ. Chúc các bạn luôn có thành tích học tập cao.

Xem thêm :

Điều kiện chuyển trường đại học 

Cách giúp bạn đạt bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi hiệu quả nhất

Để những lợi thế to lớn khi sở hữu bằng giỏi trong tay, ngoài những điều kiện được quy định sẵn bởi các trường đại học, trên thực tế, bản thân sinh viên có thể “thủ sẵn” nhiều cách để có thể giúp bạn sở hữu bằng giỏi hiệu quả nhất. 

Xác định mục tiêu học tập ngay từ đầu

Quy chế xét bằng tốt nghiệp đại học
Cách giúp bạn tốt nghiệp loại giỏi hiệu quả nhất – thang điểm đại học

Rời khỏi cổng trường trung học phổ thông, lên đại học là một môi trường hoàn toàn mới. Những biến đổi về môi trường, cám dỗ, việc có thể ảnh hưởng học tập, sinh hoạt của bạn. Do vậy, bạn cần phải chuẩn bị tâm lý thật tốt, sự quyết tâm, mục tiêu học tập rèn luyện để đạt được được kết quả tập tốt. Bằng những bước đệm như thành tích, sinh viên giỏi từng học kỳ, bạn có thể có thêm động lực để vươn lên đạt kết quả cao nhất.

Tham gia tất cả những giờ học trên giảng đường, phát biểu ý kiến

Để có điểm tốt, sự chuyên cần của bạn giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. So với điểm số bạn đạt được qua thi cử, điểm chuyên cần, phát biểu chiếm đến 10%. Bằng việc bạn tham gia đầy đủ các giờ học, bạn có thể cải thiện đáng kể điểm số của bạn bằng việc làm cực kỳ đơn giản. Số lượng ngày lên lớp cho các môn học của bạn ít hơn rất nhiều so với hình thức học tập theo niên chế. Bạn cần phải bố trí thời gian của mình để không bỏ lỡ kiến thức hữu ích, năng nổ phát biểu để có được điểm chuyên cần tốt nhé. 

Cách đạt bằng xếp loại giỏi – tự học 

Quy chế xét bằng tốt nghiệp đại học
Cách đạt bằng xếp loại giỏi – tự học

Đại học chính là tự học. Bạn phải tự xác định tinh thần tự học khi bước lên đại học và mong muốn có được tấm bằng giỏi vì thời gian trên trường khá hạn chế. Muốn được bằng giỏi, bạn cần phải là chăm chỉ, trau dồi nghiên cứu để phục vụ cho những bài khóa luận, đồ án của mình thêm ấn tượng. 

Như vậy, qua bài viết này, chắc chắn các bạn đã nắm rõ hơn về điều kiện tốt nghiệp đại học loại giỏi cũng như một cũng những cách hay giúp bạn có thể tốt nghiệp loại giỏi một cách hiệu quả nhất. Mong rằng những thông tin này thực sự hữu ích với bạn. 

Các thủ tục sinh viên cần mang theo khi đến nhận bằng đại học

     – Trường hợp sinh viên đã tốt nghiệp trực tiếp đến nhận bằng và hồ sơ:

  • Sinh viên đến nhận bằng tốt nghiệp và hồ sơ cần mang theo một trong các loại giấy tờ sau: thẻ sinh viên, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy tờ chứng nhận cá nhân khác có tính pháp lí.
  •  Các loại giấy tờ khác như: bằng lái xe, các loại thẻ cá nhân,… không được chấp nhận.

     – Trường hợp sinh viên ủy quyền người khác đến nhận thay:

  • Người đến nhận thay phải được sinh viên ủy quyền, khi đến nhận bằng phải mang theo giấy ủy quyền (có xác nhận của chính quyền địa phương), chứng minh nhân dân của cả người ủy quyền và người được ủy quyền. 
  • Trường hợp không có giấy ủy quyền hoặc giấy ủy quyền không có xác nhận của địa phương người được ủy quyền không được nhận bằng tốt nghiệp thay cho người ủy quyền.   

Đến với dịch vụ lambangdaihocchinhquy.com.vn chúng tôi cam kết bạn sẽ có cơ hội sở hữu những tấm bằng tốt nghiệp đại học đúng theo yêu cầu đảm bảo chất lượng. Làm bằng đại học sẽ là cơ hội thúc đẩy sự nghiệp gặp nhiều thuận lợi hơn.