Ra đề thi đại học

Trong vòng một tháng, những thầy cô giáo 'bị bắt' đi ra đề, sống cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Kể cả người nhà cũng chẳng biết họ đi đâu. Chỗ họ ở bị bao bọc bởi hàng rào lưới, muốn ném giấy ra ngoài cũng không được.

>> Miss teen Xuân Mai lo lắng ngày 'vượt vũ môn'
>> Tâm sự của một 9x bỏ thi đại học
>> Sĩ tử cười tươi sau môn thi Văn và Sinh

Cô Quỳnh Anh, cựu giáo viên trường THPT Tây Hồ (quận Tây Hồ), đã có những chia sẻ về cách thức ra đề thi ĐH, khi cách đây vài năm, cô đã tham gia ra đề thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH môn tiếng Anh.

Vào cuối năm học, Cục khảo thí và kiểm định chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) sẽ lựa chọn các giáo viên tiêu biểu trên khắp cả nước, sau khi xem hồ sơ, Cục sẽ mời khoảng 5 giáo viên cho mỗi nhóm đề thi.

Trong năm học đó, nhóm ra đề Anh văn của cô Quỳnh Anh gồm 5 người, trưởng nhóm là một giảng viên của trường ĐH Quốc gia Hà Nội, bên cạnh đó là 1 giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM), một giáo viên trường THPT ở miền Trung và cô Quỳnh Anh (là giáo viên trẻ nhất, đại diện cho khu vực miền Bắc).

Thường, các giáo viên được lựa chọn ra đề thi sẽ tập hợp một tháng trước khi kỳ thi tuyển ĐH diễn ra. Tất cả mọi người sẽ được tập hợp trong một khuôn viên rộng, trên tầng thượng của một tòa nhà, hoàn toàn tách biệt với bên ngoài, thậm chí, xung quanh còn được bao bọc bởi hàng rào lưới, ai muốn ném một tờ giấy ra ngoài cũng không thể. Chính vì như thế nên các giáo viên ra đề thi thường gọi là “đi trại”.

Tại đó, mỗi nhóm phụ trách một môn, các giáo viên sẽ phụ trách từng phần trong một cấu trúc đề thi. Với đề tiếng Anh, có người phụ trách phần ngữ pháp, đọc hiểu, viết....

Giáo viên không trực tiếp nghĩ ra đề bài, mà Cục khảo thí đã có sẵn một ngân hàng đề được lấy từ nhiều giáo viên trong cả nước. Từ ngân hàng đề này, các giáo viên sẽ lựa chọn câu hỏi, rồi sau đó ghép lại thành một đề thi ĐH.

Ra đề thi đại học
Thí sinh trước khi chính thức làm bài thi môn Ngữ văn khối D diễn ra vào sáng nay, tại trường ĐH Ngoại thương Hà Nội.

Quy trình tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực chất đó là một quá trình kéo dài khoảng 15 ngày, mỗi giáo viên sẽ nghiên cứu rất kỹ từng câu hỏi, rồi sau đó đưa ra thảo luận, và ghép các câu lại với nhau, tiếp theo đó, mỗi nhóm tiếp tục thảo luận về việc các câu hỏi đã sát với chương trình học chưa, đề ra có sự phân loại học sinh hay không, sự sáng tạo đạt đến đâu và tính logic giữa các câu hỏi đã chặt chẽ chưa….

“Đọc lại đề thi rất quan trọng, bởi chỉ cần đề sai hoặc nhầm một dấu phẩy thôi là ảnh hưởng đến tình hình và kết quả của các thí sinh. Chính vì thế, việc đầu tiên vào buổi sáng, khi mà trí lực của mọi người còn minh mẫn thì mỗi người cầm đề thi lên và đọc lại”- cô Quỳnh Anh chia sẻ.

Khoảng 1 tuần sau đó, khi đề thi đã được chuyển đi, các giáo viên vẫn phải tiếp tục ở lại, chờ đến khi kết thúc kỳ tuyển sinh ĐH. Đó là để đảm bảo sự tối mật của đề thi. Hơn nữa, dù có môn thi trước, môn thi sau, nhưng tất cả đều “ra trại” cùng thời điểm, vì trong quá trình ra đề thi, các nhóm cùng ngồi trong một phòng lớn, giáo viên các môn cũng có mối giao lưu với nhau.

Đó cũng là thời điểm mà các giáo viên ra đề thi rất căng thẳng, lúc này, ở ngoài kia, hàng triệu sĩ tử đã bắt đầu làm bài thi, họ hồi hộp chờ đợi sự đánh giá của các em, của giới chuyên môn và truyền thông.

“Chỉ khi nào mà đại diện của Cục đến bắt tay và bảo “ổn” thì tất cả chúng tôi mới cảm thấy nhẹ nhõm”- cô Quỳnh Anh chia sẻ.

Trong suốt thời gian ra đề thi, các giáo viên hoàn toàn không có mối liên hệ nào với bên ngoài, không có điện thoại, không thư từ, có máy tính nhưng không kết nối Internet, thậm chí, người thân ở nhà cũng không biết cụ thể các thầy cô giáo đi làm công việc gì.

Ra đề thi đại học

Cô giáo Đỗ Quỳnh Anh.

Hằng ngày, chỉ có người đưa báo mang đến những tờ báo phản ánh tình hình thi cử của thí sinh, ngoài ra, trong một tháng, có thêm khoảng 2-3 nhân vật quan trọng của Bộ giáo dục và Đào tạo đến thăm hỏi, động viên các thầy cô giáo đang “đi trại”.

Các thầy cô giáo cũng làm việc theo giờ hành chính, buổi sáng bắt đầu từ 8h và buổi chiều kết thúc lúc 17h. Buổi tối là khoảng thời gian mọi người rảnh, và đó là khoảng thời gian rất buồn tẻ, chỉ có thể tập thể dục, đọc sách, chơi cờ….(giờ đây, các giáo viên được mời ra đề thi đã rút kinh nghiệm, mang theo rất nhiều sách để đọc vào buổi tối).

“Tuy là cũng buồn, nhưng đó là cơ hội để những giáo viên trẻ như chúng tôi có những trải nghiệm rất thú vị. Bởi các giáo viên được lựa chọn ra đề thi đều là những bậc kỳ cựu ở các trường THPT, ĐH danh tiếng, làm việc cùng nhau, tôi được học hỏi rất nhiều điều bổ ích. Hơn thế, trải qua thời điểm đó, tôi nhận ra tầm quan trọng của việc ra đề thi, của việc bám sát, am hiểu cách học của học sinh trong quá trình dạy dỗ các em”- cô Quỳnh Anh tâm sự.

Thủy Nguyên

Theo Bưu điện Việt Nam

- Hơn một triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT vào ngày 7-8/7. Ông đánh giá thế nào về sự chuẩn bị của các địa phương cho kỳ thi này?

- Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi này. Đây là năm thứ ba kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức nên Bộ không ban hành quy chế thi mới, mà chỉ ban hành hướng dẫn, triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi; xây dựng và công bố đề tham khảo làm cơ sở ôn tập cho học sinh, giáo viên, trong đó có cân đối, tính toán tới ba năm học bị gián đoạn do Covid-19.

2022 là năm đầu tiên Bộ triển khai cho học sinh lớp 12 đăng ký thi tốt nghiệp THPT trực tuyến. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Công an kiểm thử phần mềm hỗ trợ ra đề thi, rà soát phần mềm chấm thi trắc nghiệm trước khi gửi cho các địa phương.

Công tác tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi, kiểm tra, thanh tra thi của Bộ đã thực hiện theo kế hoạch. Đề thi gốc đã được vận chuyển an toàn về các hội đồng in sao đề thi của các địa phương.

Ra đề thi đại học

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ (thứ hai từ trái) cùng đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi động viên thí sinh ở Hải Phòng. Ảnh: MOET

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lập 5 đoàn kiểm tra của Ban chỉ đạo thi cấp quốc gia kiểm tra, khảo sát công tác chuẩn bị cho kỳ thi tại hơn 20 tỉnh và thấy các địa phương rất chủ động do đã có kinh nghiệm từ năm trước. Tất cả tỉnh, thành đã ban hành chỉ thị về tổ chức kỳ thi, thành lập ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, cấp huyện do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp tỉnh/huyện làm Trưởng ban.

Tất cả tỉnh, thành đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị; bảo đảm các quy định phòng dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, dự phòng các tình huống có thể xảy ra như thiên tai, dịch bệnh. Nhiều địa phương có các hình thức hỗ trợ đi lại, ăn ở cho học sinh ở xa, có hoàn cảnh khó khăn theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng "không để thí sinh nào phải bỏ thi vì gặp khó khăn về điều kiện kinh tế hoặc đi lại".

- Bộ Giáo dục và Đào tạo có các biện pháp đảm bảo an toàn cho thí sinh và những người tham gia ra sao sau khi xác định Covid-19 còn ảnh hưởng đến kỳ thi?

- Nếu như hai năm trước, kỳ thi tốt nghiệp THPT phải chia thành hai đợt do ảnh hưởng của Covid-19 thì năm nay thuận lợi hơn khi tổ chức một đợt. Tuy nhiên, diễn biến của dịch bệnh vẫn còn khó lường. Tổ chức kỳ thi trong điều kiện hiện tại, nhất là tổ chức cho học sinh đang bị F0 hoặc nghi nhiễm, là thách thức không nhỏ với các địa phương.

Ngày 30/5, Bộ đã có hướng dẫn tổ chức thi cho thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch, trong đó có yêu cầu các hội đồng thi tạo điều kiện để người tham gia thực hiện nghiêm các biện pháp phòng hộ cá nhân, phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong suốt quá trình làm nhiệm vụ và theo dõi sức khỏe sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Bộ cũng yêu cầu bố trí tại mỗi điểm thi phòng thi riêng cho các thí sinh thuộc diện F0 và ca nghi ngờ, bảo đảm cách biệt với các phòng khác và đáp ứng yêu cầu về phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Mỗi điểm thi cần bố trí đủ số lượng cán bộ coi thi và giám sát cho các phòng thi riêng; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để họ thực hiện nghiêm túc việc phòng, chống Covid-19.

Qua kiểm tra những ngày qua, tôi thấy các địa phương đã chuẩn bị khá kỹ. Nhiều nơi đã có cách làm linh hoạt, sáng tạo, nhất là trong việc bố trí phòng thi, lối đi riêng cho thí sinh là F0, đảm bảo an toàn chung cho cả hội đồng thi.

Năm nay đối tượng thí sinh F0 có hai trường hợp, một là được đặc cách theo quy định, hai là vẫn dự thi theo nguyện vọng. Vì vậy, một trong những vấn đề đặt ra với ngành Y tế các địa phương là xác nhận học sinh F0 sao cho đúng người, đúng bệnh, đáp ứng được yêu cầu xét đặc cách cho các em. Các địa phương hiện thực hiện tốt yêu cầu này.

Dù dịch bệnh không còn tác động trên diện rộng như kỳ thi năm ngoái, các địa phương đã có kinh nghiệm cũng như sự chuẩn bị tích cực, chúng tôi khi làm việc với các địa phương đều nhấn mạnh quan điểm "không chủ quan".

- Thí sinh năm nay phải trải qua nhiều đợt học online trong suốt ba năm THPT do ảnh hưởng của Covid-19. Đề thi sẽ như thế nào?

Thí sinh năm nay là những học sinh chịu tác động bởi Covid-19 trong cả ba năm học THPT. Để phù hợp với điều kiện, thời gian học tập của các em, đề thi năm nay sẽ tập trung vào những kiến thức mang tính cơ bản và vẫn sẽ có độ phân hóa để qua đó phân loại được thí sinh, phù hợp với yêu cầu của nhiều trường đại học dùng kết quả của kỳ thi để xét tuyển.

Đề thi sẽ bảo đảm không có các phần đã tinh giản theo các hướng dẫn về dạy và học trong các năm học vừa qua của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ra đề thi đại học

Lịch thi tốt nghiệp THPT 2022 (Xem các mốc thời gian cần nhớ).

- Gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao là nỗi lo của nhiều địa phương. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương thực hiện những biện pháp gì để ngăn chặn?

- Điểm rất lưu ý cho các địa phương ở kỳ thi năm nay là thiết bị công nghệ cao. Trong bối cảnh công nghệ phát triển, các thiết bị tinh vi có thể hoạt động ở khoảng cách xa hàng chục mét. Để hạn chế tối đa, năm nay Bộ Công an đã đề xuất để đưa vào hướng dẫn thi quy định "khu vực để đồ của thí sinh phải cách 25 m so với địa điểm thi". Ban đầu một số địa phương nói quy định này khó thực hiện. Tuy nhiên đến nay, tất cả điểm thi đã có phương án.

Ngoài ra, đối với các khu vực thi gần nhà dân, công an các địa phương đã cho các hộ dân ký cam kết; hướng dẫn về việc đảm bảo an ninh, an toàn trong những ngày diễn ra kỳ thi. Ở một số địa phương chúng tôi đến kiểm tra như Hà Nam, không chỉ hộ dân xung quanh khu vực thi mà 100% học sinh lớp 12 và phụ huynh được Công an tỉnh cho ký cam kết không vi phạm quy chế thi.

Kỳ thi THPT năm nào cũng diễn ra, với các địa phương đây là chuyện không mới và đã có kinh nghiệm. Tuy nhiên, chúng tôi luôn lưu ý không được chủ quan, bởi một sơ suất nhỏ có thể gây ra hậu quả lớn. Do đó, rất cần các địa phương rà soát, xây dựng phương án và kiểm soát được tình hình trực tiếp để giảm tối đa nhất các sai sót có thể xảy ra; trong đó có việc phòng, chống thiết bị công nghệ cao để ngăn chặn gian lận.

- Thứ trưởng lưu ý gì thêm với các thí sinh và cán bộ coi thi trước thềm kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022?

- Như tôi đã nói, thí sinh tham gia kỳ thi năm nay là những học sinh chịu ảnh hưởng của dịch trong cả ba năm học, ngay cả năm lớp 12 các em cũng có khoảng 70% thời gian học trực tuyến. Đây là thiệt thòi, do đó, Bộ đã chỉ đạo các địa phương tranh thủ thời gian "vàng" học trực tiếp để bồi dưỡng, củng cố kiến thức cho các em. Đặc biệt những tháng gần kỳ thi, các địa phương, nhà trường đã tăng tốc tổ chức ôn tập.

Tôi đã đến kiểm tra một số trường THPT, trò chuyện với học sinh và rất mừng khi các em bày tỏ sự tự tin, quyết tâm cao với kỳ thi. Tôi mong các em bình tĩnh, tự tin. Trên cơ sở nội dung đề tham khảo Bộ đã ban hành, các em sẽ tập trung ôn tập và bước vào kỳ thi với tâm thế, quyết tâm cao nhất.

Ra đề thi đại học

Những vật dụng được mang vào phòng thi. Đồ hoạ: Tạ Lư

Một trong những điểm tôi cũng lưu ý khi làm việc với các địa phương là hạn chế tối đa, nếu được là đưa về bằng "0" thí sinh, cán bộ làm thi vi phạm quy chế. Làm được điều này chính là vì các em, vì các thầy cô. Không thí sinh nào đến kỳ thi lại mong muốn có kết quả không tốt, không giáo viên nào đến kỳ thi lại mong muốn không hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí bị kỷ luật. Vì vậy, thầy cô và thí sinh cần tránh để các vi phạm dù khách quan hay chủ quan.