So sánh như một thao tác lập luận là

Có 6 thao tác lập luận: 1/ Thao tác lập luận giải thích, 2/ Thao tác lập luận phân tích, 3/ Thao tác lập luận chứng minh, 4/ Thao tác lập luận so sánh, 5/ Thao tác lập luận bình luận, 6/ Thao tác lập luận bác bỏ

1/ Thao tác lập luận giải thích:

– Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

– Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lý, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.

– Cách giải thích: Tìm đủ lý lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.

2/ Thao tác lập luận phân tích:

- Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

– Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

3/ Thao tác lập luận chứng minh:

– Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

– Cách chứng minh: Xác định vấn đề chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải logic, chặt chẽ và hợp lý.

4/ Thao tác lập luận so sánh:

– Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.

– Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.

5/ Thao tác lập luận bình luận:

– Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề

– Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình.

6/ Thao tác lập luận bác bỏ:

– Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai

– Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần.

– Ý nhỏ phải nằm hoàn toàn trong phạm vi của ý lớn.

– Nếu có thể biểu hiện nội dung của các ý bằng những vòng tròn thì ý lớn và mỗi ý nhỏ được chia ra từ đó là hai vòng tròn lồng vào nhau, không được ở ngoài nhau, cũng không được trùng nhau hoặc cắt nhau.

– Mặt khác, các ý nhỏ được chia ra từ một ý lớn, khi hợp lại, phải cho ta một ý niệm tương đối đầy đủ về ý lớn, gần như các số hạng, khi cộng lại phải cho ta tổng số, hay vòng tròn lớn phải được lấp đầy bởi những vòng tròn nhỏ.

– Mối quan hệ giữa những ý nhỏ được chia ra từ cùng một ý lớn hơn phải ngang hàng nhau, không trùng lặp nhau.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 - Xem ngay

  • So sánh như một thao tác lập luận là
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

- Trong quá trình nhận thức thế giới khác quan, nhiều sự vật hiện tượng giống nhau có những điểm chung liên quan đến nhau nhưng cũng có những điểm riêng. Vì vậy, trong văn nghị luận khi phân tích các vấn đề cũng có trường hợp như thế nên người ta thường sử dụng thao tác so sánh để đối chiếu các vấn đề nhằm làm sáng tỏ những điểm chung cơ bản giống nhau cũng như khác nhau.

- Mục đích của so sáng: làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.

- Khi so sánh, phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói (người viết).

Bài 1: So sánh thơ của Xuân Diệu và thơ của Huy Cận

Trả lời:

a. Giống nhau

- Đều là thơ Mới lãng mạn

- Đều viết về tình yêu và nỗi buồn

- Đều có tính dân tộc và chịu ảnh hưởng của thơ lãng mạn phương Tây, thơ Pháp.

- Đều có sự gắn kết giữa cổ điển và hiện đại

- Đều có những đóng góp sáng tạo về từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu.

b. Khác nhau

Thơ của Xuân Diệu Thơ của Huy Cận

-Thơ Xuân Diệu viết nhiều về tình yêu tuổi trẻ

- Thơ Xuân Diệu tươi trẻ hiện đại

- Thơ Xuân Diệu thường viết về những cảm giác cô đơn, trống vắng trong tình yêu tuổi trẻ cũng như háo hức yêu đời

-Thơ Huy Cận viết nhiều về nỗi buồn

- Thơ Huy Cận cổ kính Đường thi

- Thơ Huy Cận thường viết nhiều về nỗi buồn xa vắng mênh mông, cô đơn trước cảnh trời rộng, sông dài.

Bài 2: Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi và Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Trả lời:

a. Giống nhau

- Tuyên bố độc lập, khẳng định chủ quyền dân tộc

- Tố cáo tội ác của giặc bằng lập luận chặt chẽ, thuyết phục

- Khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc.

b. Khác nhau

Bình Ngô đại cáo Tuyên ngôn độc lập
Thời điểm ra đời Thế kỉ XV Thế kỉ XX
Hình thức văn bản Cáo Tuyên ngôn (văn chính luận hiện đại)
Mục đích Viết theo lệnh vua Viết cho dân tộc

Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Thanh Tâm Tài Nhân nói đến Từ Hải trên bốn mươi trang giấy, Nguyễn Du chỉ nói trong mấy trang mười phần bỏ đi tám. Tuy thế, trong Nguyễn Du có những điều trong Thanh Tâm Tài Nhân không có. Những điều có thể gợi hình ảnh một vị anh hùng. Từ Hải cùng ở với Kiều năm tháng rồi biệt Kiều mà đi. Thanh Tâm Tài Nhân chỉ nói thế. Nguyễn Du kĩ hơn:

            “Nửa năm hương lửa đương nồng

      Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương. Con người này quả không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, hay một làng, con người này là của trời đất của bốn phương.”

            (Hoài Thanh, Một phương diện của thiên tài Nguyễn Du: Từ Hải)

a. Đối tượng được so sánh trong đoạn trích trên là ai?

b. Đối tượng so sánh trong đoạn trích trên là ai?

c. Sự khác nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh trong đoạn trích trên là gì?

d. Mục đích so sánh trong đoạn trích trên là gì?

e. Thao tác lập luận so sánh trong đoạn trích trên dựa theo tiêu chí nào?

f. Hiệu quả nghệ thuật của thao tác lập luận so sánh trong đoạn trích trên là gì?

Trả lời:

a. Nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

b. Nhân vật Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.

c. Nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du có những điểm có thể gợi hình ảnh của một bậc anh hùng, còn nhân vật Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân thì không.

d. Mục đích so sánh: làm sáng tỏ một điều: Nhân vật Từ Hải trong truyện Kiều đã thể hiện tài năng sáng tạo của thiên tài Nguyễn Du.

e. Sự khác nhau giữa nhân vật Từ Hải trong hai tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm Tài Nhân).

f. -Giúp người đọc nhận thức được chính xác, sâu sắc hơn nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều – Nguyễn Du.

- Giúp người đọc nhận ra được tầm vóc, tài năng, tư tưởng của nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du lớn hơn nhân vật Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân, qua đó thấy được tài năng sáng tạo của Nguyễn Du.

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 11 phần Tiếng Việt và Tập làm văn chọn lọc, hay khác:

  • So sánh như một thao tác lập luận là
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

So sánh như một thao tác lập luận là

So sánh như một thao tác lập luận là

So sánh như một thao tác lập luận là

So sánh như một thao tác lập luận là

So sánh như một thao tác lập luận là

So sánh như một thao tác lập luận là

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

So sánh như một thao tác lập luận là

So sánh như một thao tác lập luận là

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.