Sữa công thức mở ra dùng trong bao lâu

Bên cạnh sữa mẹ thì sữa công thức cũng được rất nhiều thai phụ sử dụng cho trẻ của mình. Vậy sữa công thức để được bao lâu, bảo quản bằng cách nào?

Sữa công thức là thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ em. Mọi quy trình sản xuất đều được các hãng sữa kiểm tra khắt khe theo tiêu chuẩn và nếu một bước bị sai lệch có thể dẫn tới sữa sẽ bị thay đổi về dinh dưỡng, hương vị, màu sắc,… Do đó, bảo quản sữa tưởng đơn giản nhưng nếu không biết cách cũng sẽ làm cho sữa hỏng.

1. Sữa công thức để được bao lâu?

Đặc điểm của sữa công thức là dùng nhiều lần trong ngày do đó bạn cần làm theo đúng như thời hạn sử dụng sau khi mở nắp và các nguyên tắc bảo quản, như thế mới đảm bảo được độ tươi ngon và an toàn của sữa.

So với sữa nước thì sữa công thức sau khi mở nắp có thể sử dụng lâu hơn tuy nhiên chúng cũng có một thời hạn sử dụng nhất định sau khi đã mở nắp.

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì sữa bột chỉ nên dùng trong vòng 30 ngày sau khi mở nắp để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn. Kể cả trong trường hợp sữa không bị vón cục, đổi màu, lên men… thì vẫn không nên tiếp tục sử dụng.

- Khoảng thời gian 30 ngày này có ý nghĩa rất quan trọng vì sữa sẽ tiếp xúc với không khí, nhiệt độ bên ngoài hay các vi khuẩn, vi sinh vật,…. nhưng không bị biến chất.

- Ngoài 30 ngày, một số thành phần có lợi trong sữa sẽ chuyển hóa thành các chất có hại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Sữa công thức mở ra dùng trong bao lâu

Chỉ nên sử dụng dưới 30 ngày (Nguồn: Internet)

Đọc thêm:

Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ đúng và cách rã đông sữa mẹ đúng chuẩn

Túi trữ sữa mẹ là gì? Túi trữ sữa có tái sử dụng được không?

Vì thế, ngoài 30 ngày dù sữa công thức trông bình thường nhưng phụ huynh tuyệt đối không được cho bé sử dụng. Nếu không nắm rõ thời gian của sữa công thức sau khi mở nắp mà vẫn cho trẻ uống thì có thể khiến bé gặp một số vấn đề như tiêu chảy, nôn trớ, đau bụng, ngộ độc sữa,...

Còn sữa sau khi pha xong nên cho trẻ bú ngay khi sữa còn ấm. Đối với sữa công thức pha xong để được tối đa 2 tiếng. Bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, giữ được 24 tiếng. Lượng sữa còn thừa thì nên đổ bỏ hay bạn có thể uống hết, không nên để bé tiếp tục uống cữ sau vì trong sữa đã có nước bọt của bé nên không còn sạch nữa.

2. Cách nhận biết sữa bảo quản không đúng cách

Khi bạn thấy sữa có một trong những biểu hiện như: vón cục, màu sắc thay đổi bất thường, không thơm… Thì lúc này sữa đã có nguy cơ không dùng được nữa.

Một số nguyên nhân trong quá trình dùng và bảo quản có thể là không rửa tay sạch trước khi pha sữa, dùng muỗng không sạch để múc sữa dẫn tới vô tình đưa vi khuẩn vào bột sữa còn lại, đậy nắp không kỹ sau khi dùng,…

Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp mẹ tự ý thay đổi công thức sữa bằng cách pha loãng đi hay đặc hơn… Những cách làm này đều là nguy cơ khiến sữa mất đi giá trị dinh dưỡng hay thậm chí biến đổi gây ngộ độc.

3. Cách bảo quản sữa công thức đúng cách

3.1. Bảo quản với sữa đã mở nắp

Sau khi dùng, phụ huynh cần phải đậy kín nắp, để ở nơi khô ráo thoáng mát. Vị trí phù hợp để bảo quản là nhiệt độ phòng dưới 25 độ C. Tránh ánh sáng mặt trời, không để gần tủ đông hoặc nơi có nhiệt độ cao.

Lưu ý, chỉ nên cho bé dùng sữa đã mở nắp trong vòng từ 20 – 30 ngày từ lúc bắt đầu mở hộp sữa. Nếu để lâu sữa công thức sẽ hút ẩm gây mất chất, nghiêm trọng hơn là bị nấm mốc gây ngộ độc cho trẻ.

3.2. Đối với sữa công thức đã pha

Chỉ nên bảo quản khi sữa chưa tiếp xúc với miệng trẻ hoặc vật dụng khác. Nếu trẻ uống không hết, bạn không nên lưu trữ trong tủ lạnh vì lúc này vi khuẩn sẽ xâm nhập vào sữa không tốt cho sức khỏe.

Sữa công thức mở ra dùng trong bao lâu

Bảo quản sữa trong tủ lạnh không quá 24 tiếng (Nguồn: Internet)

Nếu đã pha sữa mà trẻ không chịu uống thì hãy đậy kín nắp bình lại. Để sữa trong nhiệt độ phòng tối đa 2 tiếng, nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh không quá 24 tiếng. Quá thời gian này bạn nên bỏ vì sữa lúc này có nguy cơ nhiễm khuẩn. Đặc biệt là khuẩn cronon – vi khuẩn rất nguy hiểm dẫn đến bệnh viêm màng não và nhiễm trùng máu.

Bên cạnh đó là những lưu ý như:

- Bảo quản nơi khô ráo

Sữa công thức dễ bị ảnh hưởng bởi tác động từ môi trường bên ngoài, vì thế bạn không nên để sữa ở những nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, không để gần bếp, tủ lạnh hay nơi có độ ẩm cao. Nếu môi trường bảo quản không phù hợp, các thành phần dinh dưỡng có thể bị biến đổi. Nhiệt độ phòng lý tưởng để bảo quản là dưới 25 độ C.

- Tránh để trong tủ lạnh

Nhiều mẹ bầu có thói quen để sữa trong tủ lạnh vì nghĩ rằng tủ lạnh không có vi khuẩn, không bị côn trùng xâm nhập… Tuy nhiên độ ẩm trong tủ lạnh có thể làm sữa hút ẩm nhiều và bị ẩm mốc, vón cục. Nếu thời tiết quá nóng, bạn lo sữa sẽ bị hỏng thì chỉ cần bảo quản ở nơi thoáng mát, ít tiếp xúc với ánh nắng.

- Chia lượng nhỏ sữa nếu mua hộp lớn

Nếu lượng sữa bột ăn ít thì bạn nên cân nhắc mua hộp nhỏ loại 400g. Nếu mua hộp lớn 900g, bạn nên chia nhỏ sữa vào nhiều hộp khác nhau, đậy nắp kín và dùng dần để tránh việc mở nắp nhiều lần làm hỏng sữa.

4. Cách sử dụng sữa công thức tốt nhất

Trước khi pha sữa bạn hãy rửa tay sạch sẽ và pha theo đúng tỉ lệ của nhà sản xuất. Nhiệt độ nước lý tưởng là từ 40 – 50 độ C, không pha sữa bằng nước sôi hoặc nước nguội sẽ gây tình trạng vón cục sữa và làm vi khuẩn có lợi trong sữa mất đi.

Sữa công thức mở ra dùng trong bao lâu

Hãy theo đúng HDSD để bảo đảm an toàn cho trẻ (Nguồn: Internet)

Mẹ cần rót nước có nhiệt độ chuẩn vào bình sữa trước rồi múc sữa công thức vào bình theo chuẩn tỷ lệ nước. Sau đó đậy nắp bình sữa lại và lắc đều tới khi sữa tan hoàn toàn. Khi sữa ấm vừa là bạn có thể cho trẻ ăn.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết được sữa công thức để được bao lâu và có cho mình cách bảo quản sữa công thức đúng cách để em bé nhận đầy đủ dưỡng chất mà không bị ảnh hưởng do sử dụng sữa công thức sai cách.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, có thể vì nhiều lý do khác nhau, các bà mẹ có thể sử dụng thêm sữa công thức cho trẻ. Trẻ có thể vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa công thức hoặc dùng sữa công thức hoàn toàn. Sữa công thức pha xong để được bao lâu là câu hỏi mà rất nhiều bà mẹ quan tâm.

Đối với những trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn thì khi đói, bé sẽ được bú trực tiếp từ nguồn sữa của mẹ, đây là dòng sữa nóng. Đối với trẻ sơ sinh, sau khi pha sữa theo tỉ lệ chuẩn cũng cần để trẻ bú ngay. Chỉ nên sử dụng bình ủ cho trẻ khi cần ra ngoài.

Khi pha sữa, bạn nên pha 1⁄2 nước sôi và 1⁄2 nước sôi để nguội. Sau khi pha xong nên cho bé bú ngay, khi sữa còn ấm. Cách pha sữa đã có trên hướng dẫn ở vỏ hộp. Sữa công thức pha xong để được tối đa 2 giờ. Nếu cần bảo quản nên để ngăn mát tủ lạnh, giữ được 24h. Lượng sữa còn dư thừa thì nên đổ bỏ hoặc mẹ uống hết, không nên để trẻ tiếp tục uống cữ sau vì trong sữa đã có nước bọt của trẻ, sữa không còn sạch nữa.

Chính vì thế, mẹ cần theo dõi con ở từng giai đoạn để biết được nhu cầu của con, tránh pha dư sữa. Không để trẻ dùng lại sữa để thừa sau 2 giờ là nhằm tránh cho trẻ nhiễm khuẩn, nhất là vi khuẩn Crono. Vi khuẩn này có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não.

Đặc biệt, các mẹ cần lưu ý, để đảm bảo vị sữa ngon và giữ được thành phần dinh dưỡng, cần pha sữa đúng nhiệt độ trên vỏ hộp hướng dẫn.

Để sữa đạt chất lượng dinh dưỡng tốt nhất, cần bảo quản và sử dụng sản phẩm đúng theo hướng dẫn trên bao bì.

Sau đây là một số cách giúp các mẹ bảo quản sữa công thức đã pha:

  • Để tránh nhiễm khuẩn, bảo quản sữa trong tủ lạnh ngay sau khi pha sữa, vì vi khuẩn có thể phát triển chậm hơn khi sữa được bảo quản trong tủ lạnh đồng thời bảo quản được lâu hơn, tối đa 24h
  • Sữa trẻ đã bú còn lại thì không nên cho trẻ dùng nữa
  • Không nên cho trẻ dùng sữa để ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ hoặc lâu hơn
  • Sữa được bảo quản trong tủ lạnh hơn 24 giờ thì không nên cho trẻ bú
  • Trước khi cho trẻ bú, cần kiểm tra xem sữa được bảo quản trong tủ lạnh còn dùng được hay không, dù thời gian bảo quản chưa đến 24 giờ
  • Nếu mẹ và bé phải đi ra ngoài trong một vài tiếng, mẹ có thể mang theo bình ủ sữa hoặc bỏ bình sữa trong túi giữ lạnh và cho bé dùng trong 4 tiếng đồng hồ
  • Sữa để trong tủ lạnh, không cần làm nóng, chỉ cần bỏ ra ngoài khoảng 1 tiếng hoặc làm ấm bằng cách để vào trong bình nước nóng. Không dùng lò vi sóng hâm sữa.

Sữa công thức mở ra dùng trong bao lâu

Không nên cho trẻ dùng sữa để ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ hoặc lâu hơn

Bên cạnh đó, các mẹ cần lưu ý, để giữa được chất dinh dưỡng có trong sữa công thức, cần:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa, sử dụng muỗng sạch để múc sữa
  • Đậy nắp kín sau khi sử dụng sữa, không để sữa đã mở trong tủ lạnh khiến tránh sữa bên trong bị ẩm
  • Không tự ý thay đổi công thức pha sữa, bằng cách pha loãng đi hoặc pha đậm hơn
  • Không tự ý cho thêm các thành phần khác vào sữa khi chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Sữa tốt nhất nên sử dụng hết trong vòng 1 tháng
  • Cần chú ý cách bảo quản sữa sau khi đã mở nắp, để ở nơi mát, khô ráo, tránh ẩm ướt, không có ánh nắng trực tiếp hoặc nguồn nhiệt như bếp ga
  • Dưới 25 độ C là nhiệt độ thích hợp để bảo quản hộp sữa
  • Khi sử dụng nên đọc kỹ hướng dẫn có ghi trên vỏ hộp
  • Tuân thủ theo đúng tỉ lệ pha của nhà sản xuất để đạt hiệu quả tốt nhất cho người sử dụng

Sữa công thức rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần phải lưu ý cách sử dụng và bảo quản sữa để tránh tác dụng ngược, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Sữa công thức sau pha xong sẽ để được trong khoảng thời gian tối đa là 2 giờ đồng hồ. Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh là 24h.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Hướng dẫn pha sữa đúng cách cho trẻ

XEM THÊM: