Tại sao nước đá nổi trên nước thường sinh học 10

Khi thả những viên đá lạnh vào trong một cốc nước thì thấy chúng nổi lên trên miệng cốc. Vì sao vậy? Xin cảm ơn.

Tại sao nước đá nổi trên nước thường sinh học 10

Tại sao đá lạnh lại nổi trên mặt nước?

Trả lời của bạn Baoloc H: Nước được tạo thành bởi 1 nguyên tử oxy liên kết với 2 nguyên tử hiđro bằng liên kết cộng hóa trị và liên kết này bị kéo lệch về phía nguyên tử oxy khiến cho nước bị phân cực (mang điện dương ở khu vực gần nguyên tử hiđro và mang điện âm ở khu vực gần nguyên tử oxy).Chú ý liên kết này tạo thành một góc 104 độ 5 phút. Chính vì vậy nước có khả năng liên kết với nhau bằng lực hút tĩnh điện (liên kết hiđro) giữa O của phân tử này với H của phân tử kia. Nếu 2 nguyên tử này liên kết nằm trên 1 đường thẳng thì lực liên kết là mạnh nhất, còn nếu ko thẳng hàng thì liên kết vẫn tồn tại nhưng với lực yếu hơn.
Trong nước đá, các liên kết đều ở trạng thái bền nhất, tức lực liên kết phải là mạnh nhất, chính vì vậy các phân tử nước trong nước đá phải liên kết với nhau theo một cấu trúc mạng nhất định, khác với nước lỏng: các phân tử nước liên kết với nhau một cách tự do. Do đó, ở thể lỏng, số phân tử nước trong một đơn vị thể tích là nhiều hơn so với ở thể rắn. Điều này khiến cho nước đá có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước lỏng. Vậy là nước đá sẽ nổi trên nước lỏng.

Khi chúng ta thả những cục đá vào trong một cốc nước, chúng thường nổi lên trên mặt nước chứ không chìm xuống dưới đáy cốc. Vì sao lại như vậy?

Mỗi lần uống nước đá, chắc hẳn ai đều thấy hiện tượng khá quen thuộc là những viên đá thường sẽ nổi lên trên mặt nước. Điều này hơi khó hiểu vì cục đá nặng như vậy sao lại không thể chìm xuống được?.

Tại sao nước đá nổi trên nước thường sinh học 10
Đá luôn nổi lên khi thả vào nước. (Ảnh: SlideShare)

Trong vật lý chúng ta đều biết rằng các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Nếu cứ theo nguyên lý này để giải thích thì ở cùng một khối lượng,nước đá ở 0oC sẽ có thể tích nhỏ hơn nước ở nhiệt độ thường. Và theo công thức tính khối lượng riêng D = m/V mà xét,nước đá sẽ có khối lượng riêng lớn hơn nước lỏng bình thường.

Vì thế, theo logic đá phải chìm xuống nước chứ không thể nổi được? Lý do ở đây là gì? Nó có liên quan đến lực đẩy Ác-si-mét không?

Trong thực tiễn, đá nổi trên mặt nước chứng tỏ rằng ở cùng một khối lượng tương đương, thể tích của đá phải lớn hơn thể tích nước thường để khối riêng của đá nhỏ hơn khối lưởng iêng của nước lỏng.

Nước được tạo thành bởi 1 nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử Hbằng liên kết cộng hóa trị và liên kết này bị kéo lệch về phía nguyên tử O khiến cho nước bị phân cực. Vì thế các phân tử nước có thể hình thành được các liên kết H. Theo khảo sát qua các thí nghiệm, người ta nhận thấy rằng khi nhiệt độ >4oC,các phân tử nước chuyển động mạnh, vì thế các liên kết H bị bẻ gãy khi các phân tử nước va chạm vào nhau do chuyển động nhiệt và lực hút tĩnh điện (ảnh a theo hình dưới đây).

Tại sao nước đá nổi trên nước thường sinh học 10
Mô tả cấu trúc 1 phân tử nước. (Ảnh: San Diego Omnium)

Khi nước lỏng bị làm lạnh, đông đá và tạo thànhtinh thể lục giác mở (tinh thể của tuyết),các phân tử nước phải rời xa nhau. Vì lí do này mà thể tích của đá tăng lên khi chuyển từ lỏng sang rắn, dẫn tới khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước lỏng. Do đó mà đá nổi lên trên nước lỏng!

Tại sao nước đá nổi trên nước thường sinh học 10
Cấu trúc lục giác mở trong tinh thể đá. (Ảnh: ResearchGate)

Nếu khó hiểu quá, có thể theo cách giải thích sau để dễ hiểu hơn:

“Trong nước đá, các liên kết ở trạng thái bền nhất, tức lực liên kết là mạnh nhất, vì thế các phân tử nước trong nước đá phải liên kết với nhau theo một cấu trúc mạng nhất định, khác với nước lỏng các phân tử nước liên kết tự do. Do đó, ở thể lỏng, số phân tử nước trong một đơn vị thể tích là nhiều hơn so với ở thể rắn. Điều này khiến cho nước đá có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước lỏng. Vậy nên nước đá sẽ nổi trên nước lỏng.”

Điều này là cơ sở cho việc giải thích tại sao băng giá lại có thể nổi trên mặt hồ nước ở những vùng có khí hậu lạnh. Băng giá nổi trên mặt nước,lớp nước ấm hơn sẽ ở phía dưới lớp băng này, vì vậy các loài động vật như cá hay thực vật thủy sinh có thể sống qua mùa đông khắc nghiệt.

Tại sao nước đá nổi trên nước thường sinh học 10
Câu cá trêm nặt hồ đóng băng. (Ảnh: Pogoda WP)

Ngoài ra, khi nước lỏng chuyển sang dạng đá, thể thích tăng lên, thế nên ta không được đổ đầy nước vào bình hay chai thủy tinh rồi cho vào tủ lạnh. Bởikhi hình thành nước đá thể tích nước đá giãn nở làm vỡ chai hay bình đựng, rất nguy hiểm!

Video:

154326 điểm

trần tiến

Vì sao nước đóng đá nổi trên nước thường?

Tổng hợp câu trả lời (1)

Khi nước đóng đá, khoảng cách giữa các phân tử nước dãn rộng hơn là khi ở trạng thái nước lỏng => Nước đá tăng thể tích so với ở dạng lỏng => Khối lượng riêng nhỏ hơn nước thường. ==> Nước đá nổi trên nước thường.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Nêu những điểm khác nhau giữa vi khuẩn lam và tảo lục
  • Loại tế bào nào trong cơ thể động vật có nhiều lizôxôm nhất?
  • Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có: A. nhiệt dung riêng cao. B. lực gắn kết. C. nhiệt bay hơi cao. D. tính phân cực.
  • Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong: A. quá trình đường phân. B. chuỗi chuyền điện tử. C. chu trình Crep. D. chu trình Canvin.
  • Tế bào vi khuẩn có kích nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng A. xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ B. có tỷ lệ S/V lớn, trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh sản nhanh hơn tế bào có kích thước lớn C. tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện D. tiêu tốn ít thức ăn
  • Đặc điểm của các bào tử sinh sản của vi khuẩn là: A. không có vỏ, màng, hợp chất canxi dipicolinat. B. có vỏ, màng, hợp chất canxi dipicolinat. C. có màng, không có vỏ, có canxi dipicolinat. D. có màng, không có vỏ và canxi dipicolinat.
  • Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật đạt cực đại ở pha A. tiềm phát. B. cấp số. C. cân bằng động. D. suy vong.
  • Môi trường tổng hợp dùng nuôi cấy vi sinh vật có các đặc điểm sau: A. Môi trường đã biết thành phần và số lượng các chất chứa trong môi trường đó. B. Môi trường đã biết số lượng nhưng chưa biết thành phần các chất chứa trong môi trường. C. Các chất lấy từ thiên nhiên, phù hợp nuôi sống vi sinh vật. D. Môi trường đã biết thành phần hóa học nhưng với hàm lượng ngẫu nhiên.
  • Nhóm vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ làm nguồn năng lượng thì được gọi là nhóm vi sinh vật A. hóa dưỡng B. tự dưỡng C. dị dưỡng D. quang dưỡng
  • Vì sao Cacbon là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng đối với sự sống?

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

xem thêm