Tại sao thai nhi chậm tăng cân

  • Chế độ ăn uống của mẹ: ít quá hoặc nhiều quá

Thai nhi được cung cấp dinh dưỡng từ khẩu phần ăn của mẹ, kho dưỡng chất từ cơ thể mẹ và quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng ở nhau thai. Do đó, nếu mẹ thiếu dinh dưỡng trước và trong thai kỳ sẽ khiến thai nhi nhẹ cân.

Tại sao thai nhi chậm tăng cân

Thai nhi nhẹ cân thường do thói quen ăn uống của mẹ

Bên cạnh đó, mẹ ăn nhiều nhưng không đa dạng các loại thực phẩm cũng dẫn tới thai nhi bị thiếu đa vi chất. Thai phụ ăn quá nhiều cũng dễ dẫn tới béo phì, thừa cân. Từ đó ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ như dễ sinh non, tiểu đường thai kỳ,…

Thiếu sắt và Axit Folic không chỉ gây ra tình trạng dị tật ống thần kinh mà còn khiến trẻ dễ nhẹ cân. Thiếu 2 vi chất này, trẻ sinh ra dễ nhiễm trùng, chỉ số thông minh thấp. (Mẹ có thể tham khảo loại viên sắt không gây táo bón )

Ăn đêm chỉ khiến tình trạng cân nặng của mẹ thêm nặng nề. Việc này không có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho em bé. Để có lợi nhất cho cả mẹ và bé, mẹ chỉ cần uống 1 ly sữa nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng.

  • Mẹ bổ sung canxi quá sớm:

Không phải cái gì mẹ bầu cũng cần bổ sung sớm. Sắt và Axit Folic mẹ bầu nên uống trước và trong suốt quá trình mang bầu. Tuy nhiên, nếu mẹ uống canxi quá sớm lại là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng. Lý do là bởi bổ sung sớm và quá nhiều, canxi sẽ đóng ở bánh nhau. Điều này làm giảm chất lượng bánh rau, giảm trao đổi chất, khiến thai nhi chậm lớn và nhẹ cân. Mẹ uống nhiều canxi có thể khiến bản thân bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận.

Tại sao thai nhi chậm tăng cân

Những tháng đầu của thai kỳ, mẹ nên tích cực ăn thực phẩm bổ sung canxi thay vì uống thuốc

Vì thế, ở những tháng đầu của thai kỳ (trước 16 tuần), mẹ bầu chỉ nên bổ sung Sắt và Axit Folic. Mẹ cần nhớ chưa cần bổ sung canxi sớm trong những tháng đầu. Mẹ bầu nên hết sức lưu ý điều này để  chọn sản phẩm bổ sung vi chất thích hợp theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi.

  • Tình trạng nhau thai kém phát triển:

Nhau thai có ảnh hưởng nhiều tới bào thai vì nó kiểm soát quà trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Bánh nhau nhỏ làm cho quá trình vận chuyển dưỡng chất cùng sự chuyển hóa ở bào thai suy giảm, thai nhi không hấp thụ được dinh dưỡng từ mẹ nên ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi, dẫn tới bé bị thấp còi.

  • Mẹ sử dụng chất kích thích hoặc ở trong môi trường có khói thuốc:

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến thai nhi nhẹ cân, thấp còi. Mặc dù mẹ bầu có thể không sử dụng rượu bia, hút thuốc nhưng hít khói thuốc thụ động cũng là nguyên nhân căn bản khiến thai nhi dễ nhẹ cân.

Tại sao thai nhi chậm tăng cân

Môi trường khói thuốc xung quanh ảnh hưởng đến thai kỳ

  • Mẹ mang thai quá sớm hoặc quá muộn:

Mẹ mang thai trước tuổi 18 hoặc sau tuổi 40 cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến bé bị nhẹ cân. Nguyên nhân là bởi khoảng cách giữa hai lần sinh  nở dày, mẹ ít được nghỉ ngơi, phải lao động nặng. Ngoài ra, mẹ bầu bị một số bệnh khi mang thai cũng là lý do khiến thai nhi nhẹ cân và chậm phát triển.

Mẹ cần làm gì khi thai nhi “chậm lớn”, nên ăn gì để con nhanh tăng cân

Ngay khi bác sĩ chẩn đoán mẹ có dấu hiệu thai nhi nhẹ cân mẹ phải làm sao? Mẹ cần điều tiết lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để sớm khắc phục tình trạng này cho bé:

Tại sao thai nhi chậm tăng cân

Ăn uống đầy đủ và hợp lý giúp mẹ và bé phát triển an toàn trong thai kỳ

  • Ăn đủ chất và đa dạng các loại thực phẩm:

Mẹ cần ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc, các loại hạt và thực phẩm giàu protein. Mẹ có thể ăn thêm hạt chia , đậu đen, đậu xanh. Nếu không ăn nhiều được một lúc, mẹ có thể chia nhỏ thành 4-6 bữa/ ngày. Điều này để đảm bảo thai nhi nhận được đầy đủ dinh dưỡng.

Thức ăn giàu đạm mẹ bầu cần phải lưu ý là tôm, cua, trứng sữa. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên ăn nhiều những thức ăn này. Bởi những thực phẩm này đảm bảo em bé được cứng cáp, khỏe mạnh.

  • Ăn nhiều thịt bò và lươn:

Thịt bò thực sự là một trong những thực đơn quan trọng hàng đầu đối với mẹ bầu. Không chỉ chứa lượng sắt lớn, thịt bò còn chứa rất nhiều vi chất dinh dưỡng khác. Đặc biệt, loại thực phẩm này giàu protein giúp em bé phát triển khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, lươn cũng là một thực phẩm được các bác sĩ khuyên dùng cho mẹ bầu thường xuyên, nhất là với những mẹ bầu có thai nhi nhẹ cân.

  • Bổ sung Sắt và Axit Folic đầy đủ, bổ sung canxi đúng thời điểm

Ngay khi có kế hoạch có bầu và khi biết mình mang bầu, mẹ cần bổ sung ngay Sắt và Axit Folic trong suốt thai kỳ để giúp bé không bị dị tật ống thần kinh cũng như tránh xa nguy cơ thấp còi. Có rất nhiều loại sắt và Axit Folic khác nhau nhưng mẹ nên tìm những sản phẩm có nghiên cứu lâm sàng đầy đủ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Mẹ nên lựa chọn những sản phẩm Sắt hữu cơ, đồng thời có bổ sung thêm Vitamin C, B6, B12 để tăng khả năng hấp thụ tối đa, tái tạo hồng cầu và tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé. Đối với canxi, mẹ bầu chỉ nên bổ sung sau 16 tuần. Mẹ cũng nên nói không với những sản phẩm Vitamin tổng hợp có chứa canxi trong những tháng đầu thai kỳ.

  • Giữ tinh thần thoải mái và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể mẹ bầu nhanh chóng phục hồi và khỏe mạnh. Mẹ bầu cũng không nên làm những công việc nặng nhọc và suy nghĩ quá nhiều. Bởi điều này sẽ khiến thai nhi khó phát triển. Mẹ có thể dành thời gian để tập thể dục, đi bộ nhẹ nhàng vào thời điểm mát mẻ trong ngày.

  • Sinh hoạt điều độ và hợp lý

Mẹ bầu không nên thức quá khuya mà nên đi ngủ lúc 10h đêm. Mẹ cũng nên thường xuyên kiểm tra cân nặng của cả mẹ và bé. Đồng thời, tuyệt đối tránh xa rượu bia, thuốc lá và những chất kích thích. Vì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ chậm phát triển. Ngay việc ở trong môi trường ô nhiễm hoặc phải tiếp xúc với khói thuốc cũng khiến thai nhi nhẹ cân.

Tổng hợp: Huyền Trang

CHELA-FERR FORTE

Đưng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm

Nhiều bà bầu “dở khóc dở cười” khi cố gắng tăng cân cho con nhưng chỉ có mỗi mẹ lên ký. Việc thai nhi không tăng cân, chậm lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển trong toàn thai kỳ cũng như cuộc sống sau này. Vì thế, mẹ nên tham khảo những bí quyết dưới đây để giúp bé yêu tăng cân an toàn và hiệu quả.

Tại sao thai nhi chậm tăng cân

Nhiều bà bầu “dở khóc dở cười” khi cố gắng tăng cân cho con nhưng chỉ có mỗi mẹ lên ký. Việc thai nhi không tăng cân, chậm lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển trong toàn thai kỳ cũng như cuộc sống sau này. Vì thế, mẹ nên tham khảo những bí quyết dưới đây để giúp bé yêu tăng cân an toàn và hiệu quả.

Nguyên nhân nào dẫn đến việc thai nhi không tăng cân?

– Chế độ ăn uống không đầy đủ trong thai kỳ khiến bé không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

– Chiều cao khiêm tốn, thấp bé của mẹ cũng dễ khiến thai nhi không tăng cân.

– Chức năng cuốn rốn gặp vấn đề, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu, cũng như ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi trong thai kỳ.– Nhau thai kém phát triển làm cho quá trình vận chuyển các chất cùng các sản phẩm chuyển hóa ở bào thai bị giảm, thai nhi không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ nên ảnh hưởng tới sự phát triển, dẫn đến còi cọc, không tăng cân.

Tại sao thai nhi chậm tăng cân

– Mẹ bầu bị cao huyết áp, nhiễm độc thai nghén đều ảnh hưởng đến việc cung cấp máu và chất dinh dưỡng đến với thai nhi.

– Thai nhi gặp dị tật, ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả cân nặng của bé.

Thai nhi không tăng cân có ảnh hưởng gì?Trong thai kỳ, nếu thai nhi không tăng cân thì khi ra đời, bé nhẹ cân phải chịu những thiệt thòi như dễ bị ngạt, viêm phổi do hít phải phân xu, đa hồng cầu, bị hạ đường huyết trong nhiều tuần…

Ngoài ra, tình trạng chậm phát triển của thai nhi trong tử cung còn ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ. Trẻ nhẹ cân thường có chỉ số thông minh, chỉ số phối hợp nhìn – vận động, mức độ đọc thấp hơn những bé đủ ký. Các vấn đề về cư xử như kích động, chậm phát triển trí tuệ cũng dễ xảy ra hơn.

Mẹ nên làm gì khi thai nhi không tăng cân?

Vấn đề thai nhi nhẹ cân luôn là nỗi lo lắng của nhiều mẹ bầu. Trước những nguy cơ mà thai nhi nhẹ cân, suy dinh dưỡng có thể gặp phải thì mẹ nên thực hiện những biện pháp sau để phòng tránh và khắc phục tình trạng nhẹ cân cho bé:

– Ăn đủ chất và ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt nên ăn nhiều trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc, các loại hạt, và các thực phẩm giàu protein. Thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn như trước đây, mẹ nên chia bữa ăn thành 4 – 5 bữa nhỏ mỗi ngày để đảm bảo thai nhi trong bụng nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng.

– Ăn đủ các loại thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa từ 150 – 170g/ngày. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên tăng từ 10 – 12kg, mẹ mang đa thai nên tăng từ 15 – 20kg.

– Mẹ cũng đừng quên bổ sung đầy đủ các loại vitamin B1, B6, B9, E, C, chất sắt, canxi,… để bé phát triển xương, tránh tình trạng thiếu máu dẫn đến việc bị thiếu cân.– Dù bận bịu đến đâu mẹ cũng nên dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn bởi khi nghỉ ngơi, cơ thể sẽ nhanh chóng phục hồi năng lượng, từ đó khi mẹ ăn thì chất dinh dưỡng mới có điều kiện bổ sung cho thai nhi.

– Ngoài ra, mẹ cũng nên để tinh thần thoải mái, đừng quá lo lắng và căng thẳng khi bé của bạn không tăng cân. Điều này càng làm mẹ dễ rơi vào tình trạng stress khi mang thai, từ đó càng ảnh hưởng đến thai nhi. Để giảm mệt mỏi trong thai kỳ, chị em nên tập một số bài tập hít thở sâu bằng mũi sau đó thở tất cả không khí ra qua miệng hoặc thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng.

– Tuyệt đối tránh xa rượu, bia, các chất kích thích và các loại đồ uống có ga bởi chúng không chỉ khiến bé của bạn không tăng cân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

– Mẹ cũng cần chú ý thường xuyên đi khám thai để được kiểm tra cân nặng của mẹ và thai nhi để sớm có cách khắc phục tình trạng không tăng cân, tránh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé sau này.