Ví dụ về mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất

Quy luật lượng - chất hay còn gọi là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, chỉ cách thức của sự vận động, phát triển, theo đó sự phát triển được tiến hành theo cách thức thay đổi lượng trong mỗi sự vật dẫn đến chuyển hóa về chất của sự vật và đưa sự vật sang một trạng thái phát triển tiếp theo. Ph.Ăng-ghen đã khái quát quy luật này:

“Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”— Ph.Ăng-ghen[1]
 

Nội dung quy luật

Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất bao gồm chất và lượng nhất định, trong đó chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi. Sự biến đổi này tạo ra mâu thuẫn giữa lượng và chất. Lượng biến đổi đến một mức độ nhất định và trong những điều kiện nhất định thì lượng phá vỡ chất cũ, mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được hình thành với lượng mới, nhưng lượng mới lại biến đổi và phá vỡ chất đang kìm hãm nó. Quá trình tác động lẫn nhau giữa hai mặt: chất và lượng tạo nên sự vận động liên tục, từ biến đổi dần dần đến nhảy vọt, rồi lại biến đổi dần để chuẩn bị cho bước nhảy vọt tiếp theo. Cứ căn cứ thế, quá trình động biện chứng giữa chất và lượng tạo nên cách thức vận động, phát triển của sự vật.

Nói ngắn gọn hơn, bất cứ sự vật nào trong quá trình phát triển đều là quá trình biến đổi về lượng dẫn đến biến đổi về chất. Biến đổi về lượng đến một mức nhất định sẽ dẫn đến biến đổi về chất, sản sinh chất mới. Rồi trên nền tảng của chất mới lại bắt đầu biến đổi về lượng. Biến đổi về lượng là nền tảng và chuẩn bị tất yếu của biến đổi về chất. Biến đổi về chất là kết quả tất yếu của biến đổi về lượng. Quy luật biến đổi về chất và lượng cho thấy trạng thái và quá trình phát triển của sự vật.

Tác động ngược

Sự thay đổi về chất tác động trở lại đối với sự thay đổi về lượng. Lượng thay đổi luôn luôn trong mối quan hệ với chất, chịu sự tác động của chất. Song sự tác động của chất đối với lượng rõ nét nhất khi xảy ra bước nhảy về chất, chất mới thay thế chất cũ, nó quy định quy mô và tốc độ phát triển của lượng mới trong một độ mới. Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ: chất mới sẽ tạo ra một lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Sự quy định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng.

Sự thay đổi mang tính quy luật? Lượng đổi dẫn đến chất đổi tiếng Anh là gì? Phân tích ví dụ? Các ý nghĩa triết học?

Lượng và chất có sự ràng buộc và liên hệ với nhau trong các quan hệ tác động và nguyên nhân, kết quả. Cũng có sự thể hiện với chuyển hóa lượng chất và ngược lại. Lượng được hình thành và tích lũy với thời gian và kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đảm bảo. Trong khi chất thể hiện cho kết quả, dấu ấn, bước tiến được thực hiện. Dựa trên các nền tảng lượng, qua quá trình thực hiện mang đến các phản ánh về chất. Các ví dụ dưới đây sẽ mang đến thông tin tiếp cận. Để bạn đọc hiểu hơn với tính tất yếu với sự thay đổi, tác động qua lại của lượng và chất.

Ví dụ về mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Sự thay đổi mang tính quy luật

Ph.Ăngghen khái quát tính tất yếu này: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”.

Quy luật chuyển đổi giữa lượng và chất được hình thành. Xác định trong các tổng hợp của con người. Để thấy được ý nghĩa, tác động, cũng như tất yếu trong phản ánh hệ quả tương ứng. Quy luật này luôn đến từ các chất mới được hình thành. Thông qua các biến đổi về lượng để lại hình thành chất mới.

Như vậy, các biến đổi, vận động là tất yếu diễn ra. Thể hiện với các vận động đi lên, phát triển theo xu hướng tích cực. Đó cũng là các giải thích được thực hiện bởi các nhà triết học. Lượng, chất là quy luật cơ bản, phổ biến của phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Mang đến các đặc trưng xác định trong chuyển hóa được thực hiện.

Quy luật vận động, phát triển:

Khi lượng thay đổi tất yếu sẽ làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng. Bởi các tổng hợp, giá trị được giữ lại để thực hiện cho các thay đổi, thích ứng phù hợp. Cũng như với năng lực, kinh nghiệm, con người có được môi trường tiếp cận công việc mới. Và ngược lại, khi chất thay đổi sẽ tạo nên những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Khi thể hiện với thực tế trong năng lực, chức vụ, quyền hạn tương ứng,…

Đây là quy luật tất yếu, khách quan xảy ra. Phổ biến của sự vật, hiện tượng trong mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy. Càng thể hiện các ý nghĩa con người tìm kiếm trong nhu cầu phát triển và tìm kiếm lợi ích lớn của mình.

2. Lượng đổi dẫn đến chất đổi tiếng Anh là gì?

Lượng đổi dẫn đến chất đổi tiếng Anh là A quantitative change leads to a qualitative change.

3. Phân tích ví dụ

Ví dụ về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Dựa trên quá trình học tập của một học sinh. Thể hiện với các giai đoạn học tập và các bước chuyển đổi hình thành chất.

Trong năm học bạn không ngừng tích lũy kiến thức, đó gọi là lượng. Với thời gian, bạn có được sự đảm bảo để học tập, nghiên cứu, củng cố kiến thức. Trong khi đó bạn vẫn là học sinh lớp 12, tức là chất chưa đổi chỉ có lượng đổi. Các kiến thức mới được nạp thêm. Bạn giải được càng nhiều các dạng bài tập khác nhau khi càng gần kết thúc thời gian học.

Lượng tích lũy đến khi thi cuối năm (điểm nút). Đây chính là vị trí được xác định của các chuyển đổi được thực hiện. Bạn tham gia vào kỳ thi THPT Quốc gia, và đỗ vào trường Đại học. Như vậy, bạn sẽ có một vị thế mới. Bạn tham gia học với vai trò là một sinh viên năm nhất, khi đó thì chất đã thay đổi. Các chương trình học lại đảm bảo cho chuyên ngành. Nên các kiến thức mới lại được tổng hợp qua các năm cho tới khi tốt nghiệp.

Tùy thuộc vào ý nghĩa muốn nhận biết đối với các giá trị thay đổi theo thời gian. Khi đó, các chất mới được hình thành với ý nghĩa trong dấu mốc cuộc đời của mỗi người.

Quy luật thực hiện theo hiệu quả học tập và thời gian phản ánh:

Quy luật chuyển hóa này thể hiện ở chỗ: Thời gian dài, học sinh tích lũy lượng (kiến thức) cho mình. Bằng việc tham gia các tiết học, nghe các thầy cô giảng. Làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… Với các hiệu quả thể hiện đối với bài tập, kiểm tra được hoàn thành. Cũng như xác định với thành quả tích lũy kiến thức. Khi thi đại học và trở thành sinh viên. Đánh dấu dấu mốc mới, cũng là thành quả cho giai đoạn lượng trước. Được coi là chất mới được sinh ra.

Điểm nút >> Bước nhảy:

Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, cũng như xác định với thời gian học đảm bảo. Học sinh sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao hơn. Các kỳ thi, bài kiểm tra,… được coi là điểm nút. Để qua đó thực hiện các bước nhảy. Tiến tới các kỳ học mới, khối học mới. Cũng như có thể chuyển cấp học. Với các điểm nút khác nhau, đều sinh ra chất mới. Lại tiếp tục thực hiện các vận động biến đổi.

Trong suốt 12 năm học, học sinh phải thực hiện nhiều bước nhảy khác nhau. Gắn với mỗi cột mốc khi tham gia vào học tập. Trước hết là bước nhảy để chuyển từ một học sinh trung học lên học sinh phổ thông. Hay bước nhảy trong kì thi đại học để trở thành một sinh viên. Các chất mới được hình thành với hiệu quả lượng được tích lũy. Và luôn có các chuyển đổi đó để tạo ra một con người giỏi hơn, có ý chí và định hướng cho mục tiêu tương lai.

Sau khi thực hiện bước nhảy sẽ hình thành chất mới:

Chất mới trong mỗi người được hình thành và tác động trở lại lượng. Và mang đến khác biệt, chuyển đối tích cực hơn so với chất cụ. Như sự chín chắn, trưởng thành, hiểu biết, nhiều mối quan tâm hơn. Cũng như dần giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và trưởng thành. Các bước nhảy phải được đảm bảo với lượng hiệu quả. Như với việc học tập phải đảm bảo với khung năng lực. Để có thể đỗ đại học và trở thành sinh viên. Tại các điểm nút cũng chính là đặc điểm tiến hành bước nhảy.

Tiếp tục lại có các thay đổi về lượng:

Và tại đây, một quá trình tích lũy về lượng (tích lũy kiến thức) mới lại bắt đầu. Bởi các chương trình học xây dựng khác nhau cho sinh viên đại học. Cũng như cách chúng ta tổ chức cuộc sống cũng khác đối với các sinh viên thuê trọ. Khi đó, hiệu quả học tập có đảm bảo để bạn hoàn thành các chương trình học không. Trả lời đối với các chất mới có được sinh ra một cách có ý nghĩa như các dấu mốc chay không.

Quá trình này khác hẳn so với quá trình tích lũy lượng ở bậc trung học hay phổ thông trung học. Tức là xác định với chất mới đã được hình thành. Các lượng được điều chỉnh, biến đổi cũng dựa trên nền tảng của các chất mới này.

4. Các ý nghĩa triết học

Hai mặt thống nhất:

Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cùng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Trong tính chất tồn tại với sự vận động và phát triển. Chất với các hệ quả phản ánh trong các giá trị lượng tìm kiếm được. Thực hiện với chuyển hóa tất yếu. Từ đó mang đến tiếp cận với các lợi ích mới.

Hai mặt đó không tách rời nhau, mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Phản ánh lẫn nhau với các điều kiện đảm bảo về lượng dẫn đến các thay đổi về chất. Sự thay đổi sẽ dẫn tới sự chuyển hóa của sự vật, hiện tượng. Và theo hướng vận động tích cực để tìm kiếm các giá trị mới. Cũng như mang đến củng cố, hiệu quả đáp ứng với các yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao.

Lượng dẫn đến thay đổi về chất ở một giới hạn nhất định:

Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất. Cần tổng hợp cũng như tích lũy đảm bảo yêu cầu. Trong đó, việc tích lũy được thực hiện trong giai đoạn của lượng. Đến khi đủ các điều kiện đó, mới tiến tới điểm nút để thực hiện các bước nhảy. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ.

Khái niệm độ chỉ mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng. Cũng như sự tác động qua lại và tính tất nhiên. Vì vậy, trong giới hạn của độ, vẫn chỉ diễn ra với các tổng hợp lượng. Chưa có dấu mốc hay các sự kiện diễn ra. Cũng như chưa mang đến các khác biệt, thay đổi trong tổng hợp lượng. Sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác. Chưa xác định với các dấu mốc mới. Cũng như chưa làm thay đổi trong tính ổn định, nhận về phát triển và tiềm năng.

Điểm nút, bước nhảy:

Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Với các chất ban đầu tồn tại. Việc giữ nguyên không đảm bảo mang đến giá trị bảo đảm qua thời gian. Khi lượng thay đổi đền một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay đổi về chất. Cũng như mang đến tầm cao và ý nghĩa mới. Đáp ứng cho rất nhiều đối với năng lực, kinh nghiệm,… của con người.

Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điếm nút, với những điều kiện nhất định đảm bảo. Tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Cứ như thế mà các vận động theo chiều hướng phát triển đi lên được thực hiện. Tiếp cận và hướng đến các giá trị bền vững.

Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Thể hiện cho cách thức mang đến chất mới. Diễn ra với thực hiện dấu mốc. Nó không phản ánh là một khoảng thời gian. Chỉ được xác định là giới hạn mà tại đó có sự thúc đẩy, biến đổi lượng sinh ra chất mới.

Các bước nhảy với tính chất, mức độ khác nhau. Tùy vào việc đánh giá đối với dấu mốc ý nghĩa, quan trọng như thế nào. Ta có: Bước nhảy nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác,…

Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển. Đồng thời, đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới. Là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng.