Vì sao phải sám hối nghiệp chướng

Tại sao cần phải sám hối những Nghiệp đã tạo?

  • Viết bình luận

Vì sao phải sám hối nghiệp chướng
1623

Vì sao phải sám hối nghiệp chướng
23/01/2022 - 18:58

Đừng cho rằng trong đời này ta không gây tội, mà không ân cần cầu sám hối, vì trong Kinh nói:"kẻ phàm phu mỗi khi động chân cất bước là có tội”.

Lại trong những đời quá khứ đã gây nên nhiều điều ác nghiệp, không thể kể xiết, nó thường theo dõi như bóng theo hình. Nếu không sám hối thì tội ác ngày càng sâu. Nên biết rằng hễ che giấu tội lỗi của mình, thì Phật còn không dung cho, tỏ rằng để sám hối thì ngài Tịnh Danh kính chuộng. Bởi thế nên biết chúng sinh bị chìm đắm mãi trong bể khổ cũng do thói hay che giấu tội lỗi.Vì thế ngày nay chúng con xin hết lòng sám hối.

Ba chướng: Một là phiền não, hai là nghiệp chướng, ba là quả báo. Ba thứ chướng này làm nhân cho nhau, như do phiền não mới sinh ác nghiệp, do ác nghiệp mà phải khổ báo. Vì thế ngày nay chúng con xin hết lòng sám hối.

Vì sao phải sám hối nghiệp chướng

Thứ nhất sám hối các nghiệp chướng phiền não, vì những phiền não ấy đều do ý gây ra. Và khi ý nghiệp phát khởi, thì thân nghiệp, khẩu nghiệp theo đó phát động. ý nghiệp có tham lam, có giận dữ, có ngu muội. Bởi ngu muội mới sinh tà kiến mà gây lắm việc ác. Vì vậy Kinh nói: “Ba nghiệp tham, sân, si làm cho chúng sinh đoạ lạc trong ba đường: địa ngục, ngã quỉ, súc sinh, chịu khổ vô cùng. Nếu được làm người cũng phải chịu những ác báo phiền não: nghèo nàn, túng thiếu, côi cút, lại thêm tính nết hung hăng, càn bướng, ngu độn, không biết phải quấy”.

Ý nghiệp đã gây nhiều ác quả như thế, nên ngày nay chúng con dốc lòng đem hết thân mệnh nương về chư Phật, Bồ tát, các bậc thánh nhân, đã thấu tỏ chân lý, đủ mọi điều quở tránh. Gọi phiền não này là oán gia, vì phiền não làm dứt mất tuệ căn, tuệ mệnh của chúng sinh; cũng gọi phiền não này là cái thác chảy mạnh, vì lôi quấn chúng sinh vào bể khổ sinh tử; cũng gọi phiền não này là xiềng xích, vì ràng buộc chúng sinh trong ngục sinh tử không khi nào ra khỏi, cứ phải quanh quẩn mãi trong sáu nẻo bốn loài, gây nghiệp ác vô cùng, chịu quả khổ không ngớt.

Thế mới biết những hoạn hoạ ấy đều do phiền não mà ra. Cho nên ngày nay vận tâm tăng thượng cầu xin sám hối. Từ vô thỉ đến nay, chúng con hoặc chịu quả báo trong sáu đường, hễ có tâm thức, thường ôm mối ngu hoặc đầy dãy tâm can, hoặc nhân mầm tam độc
tạo nên tất cả tội, hoặc nhân tam lậutạo nên tất cả tội, hoặc nhân tam khổtạo nên tất cả tội,hoặc duyên tam đảo tạo ra tất cả tội, hoặc tham tam hữu tạo nên tất cả tội. Những tội như thế vô lượng vô biên não loạn tất cả bốn loài chúng sinh trong sáu đường. Ngày nay hổ thẹn đều xin sám hối.

(còn tiếp)

Nguồn trích: Kinh Từ Bi Thủy sám

Pháp tu sám hối Kim Cương Tát Đỏa

7 tâm cần phát khởi khi thực hành sám hối (25-01)

Tại sao quá trình tu tập tâm linh của bạn gặp nhiều chướng ngại? (13-01)

Nghiệp không bao giờ ngủ quên (10-01)

Không sám hối Nghiệp chướng không tiêu trừ, oan khiên nhiều kiếp theo mãi (10-01)

Để dứt trừ ba nghiệp cần tu Sám hối (31-12)

Tịnh hoá nghiệp chướng thế nào cho đúng? (28-12)

Giới luật Kim cương thừa và nghi thức sám hối (07-12)

Quy luật Nghiệp dành cho những ai? (24-11)

Ý NGHĨA NÊU BIỂU SẮC THÂN ĐỨC PHẬT KIM CƯƠNG TÁT ĐOẢ (23-01)

Diệt trừ nhân sinh ra tội báo qua phương pháp sám hối phiền não chướng (26-12)

Sám hối có tịnh hóa được hết tội đã gây ra? (08-12)

Hỏi đáp: Nghiệp chướng gì sinh làm Người khiếm khuyết, bệnh tật (07-12)

Những câu chuyện về nhân quả báo ứng (Phần 1) (06-12)

Hỏi đáp: Nghiệp chướng gì sinh làm Quỷ cõi Địa ngục? (05-12)

Ác nghiệp và những cảnh giới Địa ngục sẽ trải qua (03-12)

Lễ lạy Phật mỗi ngày – Công đức và lợi ích

Tại sao lạy Phật, chúng ta tiêu nghiệp

Đức Phật cho biết công đức tu hành của mười phương Phật rất lớn. Trong đời thường, chúng ta chỉ mới thấy một vị chân tu đạo đức, lòng chúng ta đã được thanh thản, nghiệp ác đã lắng xuống, huống chi Phật là đấng trọn lành.

Lạy Phật bằng niềm tin, thấy Phật bằng mắt, bằng tâm, Trí Giả đại sư gọi là thấy hảo tướng Phật thì nghiệp tiêu và hảo tướng của ta sanh ra. Người thực dạ tu hành thì hảo tướng sẽ hiện ra trước nhất trong đôi mắt. Nhờ lạy Phật, cảm tâm Phật, nên tác động cho tâm ta được yên tĩnh và thể hiện ra đôi mắt hiền lành, trong sáng. Kế tiếp, tướng hảo hiện ra trên môi, trên lưỡi. Miệng tươi như hoa, lời nói hiền hòa từ ái, âm thanh nghe mát lòng. Hoặc tướng hảo hiện ra trên thân có dáng đi nhẹ nhàng thanh thoát, người nhìn thấy phát tâm tu. Đó là tướng lành hiện sớm nhất khi tu có công đức. Còn những tướng khác đòi hỏi phải có quá trình tu hành, nhiều khi phải đến đời sau mới đổi được.

Bản thân tôi thuở nhỏ không có hơi tụng kinh, vì bị suy tim và bệnh suyễn. Nhưng bằng tâm thành, tôi lạy Phật từ ngũ bách danh đến lạy vạn Phật, lạy hồng danh sám hối. Một khoảng thời gian, nhờ công đức lạy Phật, nghiệp tiêu, bệnh suyễn tự nhiên hết và nhịp tim cũng bình thường. Vì thế, một hơi thở của tôi có thể kéo dài được rất lâu và tụng kinh, giảng kinh nhiều, giọng càng thanh ra.

Ít nhất một ngày phải lạy một thời hồng danh sám hối và dành khoảng thời gian khác để niệm Phật trong tâm; đừng để tâm niệm những việc thế gian. Pháp lạy Phật, niệm Phật có công năng quét sạch nghiệp ác của chúng ta và làm cho ta an vui. Đó là lấy pháp rửa nghiệp thế gian; nhưng nghiệp đạo thì chịu thua. Nghĩa là ta đi chùa nhiều, hay ở chùa tu, mà chỉ thấy việc xấu ác thì chẳng còn ai cứu ta được nữa.

Với pháp hồng danh sám hối, chúng ta tự cải tạo thân tâm cho lời nói và việc làm càng giống Phật càng tốt. Từ đó, bước chân vào đời hành đạo mà còn gặp người gây khó khăn, chúng ta tự biết còn dư nghiệp của đời trước, phải sám hối ngay bằng cách niệm Phật để xóa nghiệp. Tôi có kinh nghiệm về pháp này. Khi thấy người sắp gây sự, tôi liền nhiếp tâm niệm Phật, thì sự hiền dịu trong tâm tỏa ra nét mặt, trong lời nói, sẽ tác động vào đối tượng hung dữ, khiến họ không thể nào hung hăng được nữa. Sám hối thực phải có kết quả tiêu tội như vậy.

Vì tội tạo từ tâm, nên sám hối theo Pháp Hoa cần thực hiện từ chân tâm. Chân tâm và Pháp giới đồng một thể. Trên tinh thần đó, chúng ta nương Phật lực, nhiếp tâm tu hành, dồn tất cả nợ nần, tội lỗi về chân tánh. Trả nghiệp ở chân tánh, thông được tất cả, nên xóa được tất cả các nghiệp.

Trước khi sám hối, phải tạo sự liên hệ với Phật bằng cách nguyện hương. Dùng năm phần tâm hương của ta để nối liền với năm phần Pháp thân của Phật. Thỉnh được Phật đến trước mặt rồi, chúng ta mới đảnh lễ và thành khẩn thưa với Phật rằng:

Con xưa đã tạo bao ác nghiệp,
Đều bởi vô thỉ tham sân si,
Từ thân khẩu ý mà sanh ra,
Tất cả con nay xin sám hối.

Nghĩa là ta ăn năn những lỗi lầm đã tạo từ vô lượng kiếp trước và hứa không dám tái phạm nữa. Thật vậy, quỳ trước Phật với ý thức sám hối bằng tâm thành cao độ, nên Phật lực soi rọi thân tâm khiến chúng ta cảm nhận được nghiệp chướng của ta từ vô lượng kiếp. Cho nên ngày nay vừa sanh lại cuộc đời, chưa làm điều gì tội lỗi mà đã nhận ngay quả khổ rồi.

Đức Phật dạy nhìn quả hiện tại để biết được nghiệp ác đời trước. Ngày nay nghèo đói vì do bỏn sẻn, hoặc gian tham trộm cắp từ nhiều đời. Riêng tôi, sanh trong gia đình nghèo, từ thuở nhỏ phải ăn cơm với nước muối, hoặc ăn khoai mì. Tôi lạy sám hối, nhớ lời Phật dạy, nhận ra nghiệp chướng nhiều đời của mình, nên ăn năn đến độ rơi nước mắt. Từ đó về sau, nỗ lực bồi công lập đức, hết lòng làm công cho Phật, chẳng dám tiêu xài, thậm chí ý nghĩ thụ hưởng cũng không hề khởi lên. Tôi chỉ một lòng tích lũy công đức để chuẩn bị tư lương đầy đủ cho cuộc hành trình Bồ tát đạo dài xa trong vô số kiếp tới.

Chân tình sám hối, thấy được nghiệp, mới có thể xóa bỏ vết nhơ tội lỗi và trở thành con người đạo đức. Trái lại, cứ mỗi ngày hay mỗi tháng, hai lần lạy Phật sám hối, nhưng chứng nào tật nấy còn nguyên vẹn, quả là nói láo quá mức.

Sám hối đúng pháp phải thực hiện trên nền tảng trả nghiệp cũ, không vay thêm nghiệp mới. Nhưng trả ít mà vay thêm nhiều thì chắc chắn đời sau khổ hơn nữa và con đường đạo nghiệp ắt hẳn khó tiến xa.

Đức Phật cho biết do nhiều đời từng sát sanh hại mạng, cho nên ngày nay chúng ta phải chiêu cảm quả khổ của bệnh hoạn, yếu đuối, thân thể bất toàn, hoặc bị đánh giết, nên luôn sống trong sợ hãi. Tôi thường quan sát cuộc sống trong hiện tại mà cảm nhận được tiền nghiệp của tôi. Tự suy nghĩ bao nhiêu người được sống trong an lành, không biết chiến tranh là gì. Tại sao tôi mới bảy tuổi mà đã phải khổ sở chạy giặc. Nhận ra tiền khiên nghiệp chướng từ nghiệp sát mà ra thân phận nông nổi như vầy; cho nên đối trước Phật, lòng dặn lòng từ đây về sau, không bao giờ dám sát hại nữa.

Tuy cả đạo tràng cùng đọc chung bốn câu kệ sám hối của kinh Hoa Nghiêm: Con xưa đã tạo bao ác nghiệp…; nhưng mỗi người có hoàn cảnh riêng và tạo ác nghiệp không giống nhau, nên trả quả báo cũng khác nhau. Vì vậy, cùng một lời kinh mà ý của mỗi người sám hối với Phật đều khác nhau.

Theo Phật, ý thức sâu sắc nguồn gốc của tất cả tội đều phát xuất từ tham, sân, si. Tham sân si là tội trong lòng, thuộc về ý nghiệp và tác động ra bên ngoài khiến cho thân và khẩu tạo tội theo. Thật vậy, do u mê của ý nghiệp khiến cho thân ưa sát hại, trộm cắp, tà dâm; khiến cho miệng ưa nói láo, nói lưỡi đôi chiều, nói đâm thọc, nói lời hung ác. Ý chủ động tạo ra tội và chuyên chở tất cả tội lỗi từ nguyên thủy chồng chất vô số kiếp mang đến hiện đời, chứa đầy đủ trong tâm.

Với nền tảng là tiền khiên nghiệp chướng tham sân si, hay tích lũy ba nghiệp của ý xấu xa như vậy, nên ngày nay mang thân tồi tàn và lời nói khó thương. Nhưng nếu ai nói động đến thì ta liền phản ứng, mạnh nhất là giết, hay ít nhất cũng văng lời thô tục.

Thiết nghĩ nếu nghiệp ác quá khứ không có, tất nhiên ta phải được hưởng phước, thì người nhìn thấy liền sanh kính trọng; từ đó thân và khẩu nghiệp của ta không thể bộc phát. Thực lòng tu, nhận rõ túc nghiệp và quyết tâm sám hối cho tiêu nghiệp đời trước thì sự khó khăn, bệnh hoạn, yếu đuối … không đến với ta nữa.

Vì vậy, sám hối phải xóa được nghiệp tiền khiên. Không sám hối nghiệp quá khứ, có tu gì cũng là xây lâu đài trên cát. Mặc dù ý nghiệp tiềm ẩn bên trong tạo tội, nhưng nhờ có thân và khẩu bên ngoài giúp chúng ta phát hiện ra được nghiệp ác trong lòng của mình. Theo tôi, khi người vô cớ gây khó khăn, tôi thường nghĩ đời trước mình từng như vậy, nên đời này hiện ra tướng khó thương. Tôi nhớ lời Phật dạy, không dám giận họ; vì nhờ họ mà tôi biết được túc nghiệp của mình. Thành tâm sám hối, quyết trả nghiệp cũ và họ không còn gây sự là biết mình đã trả xong oan trái đời trước.

Đối cảnh hàng ngày, chúng ta luôn tâm niệm bất cứ điều gì xảy ra cũng là tiền khiên nghiệp chướng. Nếu càng tính toan, phấn đấu, chúng ta sẽ càng bực mình và tự chuốc lấy đau khổ. Nhưng biết xóa túc nghiệp trong lòng chúng ta, hoàn cảnh bên ngoài tự thay đổi tốt. Trên căn bản ấy, tu đúng pháp, nghiệp tiêu dần. Chẳng hạn sau một thời gian tu hành, chúng ta sám được nghiệp bệnh và trở thành khỏe mạnh. Xưa kia, tôi thường đau yếu. Tôi nhắm vô nghiệp này mà sám; bỗng dưng hết bệnh một cách dễ dàng. Đến nay, bệnh không tái phát, tự biết mình đã xóa được nghiệp này. Hoặc chúng ta rơi vào hoàn cảnh nghèo, sám cho tiêu nghiệp tham, thì cuộc sống cũng sẽ khá dần lên. Bản thân tôi nhờ nương Phật lực và sử dụng được kho báu của Ngài, cũng xóa được nghiệp nghèo đói.

Sám hối xóa được bệnh và nghèo, chúng ta lo trừ khử tiếp hai nghiệp là ngu dốt và xấu xí; vì mang thân ngu và xấu mà đi đến đâu thì cũng phải khổ. Tôi tự ý thức khi bốn nghiệp là nghèo, ngu, bệnh và xấu còn đeo đẳng, mang nặng, thì phải lo cởi bỏ lần, mỗi ngày tiến lên một ít. Tu sao từ bệnh trở thành khỏe; từ nghèo trở thành khá, từ ngu trở thành trí, từ xấu xí trở thành cao sang, cho đến có đủ ba mươi hai hảo tướng như Phật. Điều quan trọng là trong lòng luôn có Phật ngự trị để chúng ta nương tựa sám hối. Chúng ta không đơn độc. Phật chứng minh thiện chí của chúng ta là trả nghiệp cũ và không tạo nghiệp mới.

Nhờ nương Phật lực, chúng ta trả nghiệp dễ hơn. Thật vậy, tôi nhờ hưởng phước báu vô tận của Phật mà thoát được kiếp lầm than. Nhờ sử dụng được phần nào kho báu trí tuệ của Phật mà tâm trí sáng ra và giải quyết việc tốt đẹp. Sự cảm nhận này được ngài Ca Diếp nói lên trong thí dụ cùng tử. Thân phận gã nghèo nàn, khổ sở, không vốn liếng, không có tài, hay đó cũng chính là hình ảnh của chúng ta. Tuy nhiên, nhờ sống với Phật và làm thuê cho Ngài, ăn hột cơm của Ngài, theo sự chỉ dạy của Ngài giúp chúng ta nuôi dưỡng được mạng sống và phát triển được khả năng, tạo được đạo nghiệp. Từ đó, đức hạnh thăng hoa, thân tướng quang minh, khỏe mạnh. Thành tựu được như vậy, tuy chưa đạt đến quả vị Phật, nhưng đã sử dụng được kho tàng phước báu và trí tuệ của Đức Phật. Lúc ấy, dứng trên lập trường Phật để giáo hóa chúng sanh, tức giai đoạn hai, thay Phật lo cho người. Riêng tôi, thường nghĩ làm gì cũng để cúng dường Phật, không nhằm mục đích riêng tư, nhưng vẫn hưởng được lợi lạc, tăng trưởng tri thức.

Tóm lại, thực tâm tu pháp Hồng danh sám hối, càng đảnh lễ Phật, chúng ta càng xóa được tiền khiên nghiệp chướng. Chúng ta dùng đức hạnh Phật để trang nghiêm thân tâm và tu tạo thêm công đức; nhờ đó, người nhìn thấy phải sanh tâm hoan hỷ, cũng như trí tuệ và đạo đức của ta và người đều thăng hoa. Đó là chơn sám hối, mang lại lợi ích thiết thực cho ta và người trên bước đường tiến tu đạo hạnh; đồng thời báo đáp được công ơn muôn một của Đức Từ phụ.

(Trích Ý nghĩa sám hối hồng danhHT.Thích Trí Quảng)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đồng trọn thành Phật đạo

Từ bi bao trùm khắp pháp giới
Thiện Ý đối đãi khắp nhân gian

Nam Mô A Di Đà Phật ????????????????????????

Vì sao phải sám hối nghiệp chướng
Vì sao phải sám hối nghiệp chướng

FB: Tu học mỗi ngày

Ý nghĩa và lợi ích của sám hối

Trong Phật giáo sám hối không phải là "rửa tội" như một số quan niệm của các tôn giáo khác, mà là một hành động mạnh dạn nhận ra lỗi lầm để tự mình sửa đổi. Phật giáo không bao giờ tin có một vị thần nào có thể xá tội hay buộc tội mà Sám hối là một phương pháp phản tỉnh chính mình.

>>Kiến thức

Sám hối có xóa được hết tội? Sám hối thế nào cho đúng cách?

Trong quá trình sống, hẳn loài người ai cũng ít nhiều gây ra tội, gây ra nghiệp. Vậy, nếu ta biết sám hối, thì sám hối là gì, sám hối có tiêu hết tội khổ không? Sám hối thế nào mới đúng cách?

Bạch Thầy: Sám hối là gì và sám hối có tiêu hết tội khổ không và sám hối như thế nào mới đúng cách?

Đáp: Sám hối là biết xấu hổ, hối cải những tội lội của mình sau khi biết việc đó là sai lầm tội lỗi. Việc nhận ra các việc làm sai lầm tội lỗi đó là nhờ vào Trí Tuệ trong mỗi chúng ta. Nhưng nếu như chúng ta chưa đạt được Trí Tuệ như chư Phật hay Bồ Tát để biết được việc nào là đúng việc nào là sai lầm tội lỗi thì cần phải nhờ đến Phật Pháp soi rọi, đối chiếu các việc làm đó với lời dạy của Đức Phật mà đặc biệt là so sánh với 5 Tịnh Giới, 10 Thiện Giới.

Bài liên quan

Những điều cần biết về “Sám hối” trong Đạo Phật

Sám hối và chuyển hóa tội bất hiếu với cha

Nếu thấy phù hợp thì đó là việc làm thiện đưa đến Phước báu trong tương lai, nếu trái ngược thì biết đó là việc làm sai lầm tội lỗi đưa đến quả xấu trong tương lai.

Nếu vì không biết mà tái phạm thì cần phải sám hối đúng pháp. Việc sám hối đúng pháp như trong bài Kinh Tàm và Quý Đức Phật đã dạy rất rõ. Đây cũng là bài kinh Đức Phật dạy về sám hối đúng Pháp, ý nghĩa Tàm Quý là thấy rõ lỗi lầm, xấu hổ ăn năn quay đầu sám hối và nguyện từ bỏ việc xấu ác không bao giờ tái phạm vào nữa.

Như vậy, trong lời dạy nầy cần làm đó là nhận ra được các việc làm sai lầm tội lỗi mà sám hối. Việc thứ hai quan trọng hơn đó là nguyện từ bỏ các việc ác mà không bao giờ tái phạm vào nữa.

Vì sao phải sám hối nghiệp chướng
Việc sám hối đúng pháp như trong bài Kinh Tàm và Đức Phật đã dạy rất rõ.

Đức Phật cũng thuyết bài Kinh tương đương là bài Kinh Về Ba Hạng Người.

Hạng người thứ nhất là hạng người đi từ chỗ sáng tới chỗ sáng, tức chỉ cho các bậc trí tuệ như Đức Phật hay những vị Bồ Tát đã giác ngộ vạn pháp, hiểu rõ luật nhân quả ... từ khi sinh ra đời cho đến khi nhập Niết Bàn không bao giờ phạm vào các tội lỗi.

Bài liên quan

Kinh nhân quả đạo đức

Ý nghĩa cội rễ của Luật Nhân Quả

Hạng người thứ hai là hạng người đi từ chỗ tối đến chỗ sáng là hạng người phạm vào tội lỗi mà biết ăn năn sám hối nhờ gặp được và tin vào Phật Pháp, tin vào nhân quả nghiệp báo mà nguyện từ hết bỏ các việc ác, không bao giờ tái phạm, đây cũng là hạng người Trí Tuệ được Đức Phật tán thán ca ngợi.

Điển hình nhất cho hạng người nầy là có tướng cướp Vô Não, vì yêu thích học thần thông mà nghe lời người thầy ngoại đạo để đi chặt 100 ngón tay để đổi lấy thần thông. Vì còn thiếu mấy ngón tay nữa nên về định chặt tay của mẹ mình, cũng may nhờ Đức Phật đến hoá độ kịp thời nên Vô Não nhận rõ ra đó là lỗi lầm, liền buông dao quỳ sám hối trước Đức Phật và Mẹ.

Đức Phật dạy Vô Não hãy từ bỏ luôn con dao trong tâm: tức là tham, sân, si trong tâm mới được an tịnh mãi mãi. Vô Não đã vâng theo lời dạy của Đức Phật, lập tức đã từ bỏ Tham, Sân, Si nên đắc quả A La Hán, từ đây không bao giờ trở lại làm ác nữa, từ đó luôn được an lạc giải thoát.

Tuy dư nghiệp quả khổ xưa kia Ngài đã tạo ra giờ có gánh chịu nhưng vì tâm ngài hết oán thù sân hận nên Ngài đã hỷ xả tất cả trong nhẹ nhàng cho dù bị người ta có mắng chửi, đánh đập.

Hạng người thứ hai nầy có rất nhiều người, nhiều hành giả đã chứng thánh quả giải thoát luân hồi. Trong khi ấy chúng ta thì tuy có sám hối về bao lỗi lầm như vì tâm vẫn còn vô minh tham sân si mà đã tạo ra tội lỗi từ bao đời kiếp trước.

Tuy có sám hối nhưng sự sám hối của chúng ta chưa thật đầy đủ nghĩa là gốc tham sân si vẫn còn nên lại tái phạm để rồi cứ luân hồi khổ mãi trong vòng luân hồi lục đạo, khi có tí Phước thì sinh làm tiên làm người, khi hết phước, lại nhiều tội lỗi thì đoạ làm súc sanh trâu, ngựa ...

Thậm chí là đoạ vào địa ngục với bao khổ ải, phải nhờ Đức Bồ Tát Địa Tạng, Bồ Tát Quán Thế Âm ... từ bi dẫn đường chỉ lối về đường chánh để đầu thai đi lên. Như vậy chúng ta phần lớn cũng được xếp vào hạng người thứ hai nầy nhưng chưa trọn vẹn.

Hạng người thứ ba là hạng người đi từ chổ tối đến chổ tối tức hạng không tin Phật Pháp, không tin nhân quả nghiệp báo nên tạo ra bao việc xấu ác, tội lỗi mà không biết đó là việc ác mà cứ cho rằng việc đó là đúng nên muôn đời cứ trôi lăn trong tam đồ ác đạo, địa ngục ngạ quỷ súc sanh chịu bao tội khổ vô cùng.

Vì sao phải sám hối nghiệp chướng
Cũng như bạn ăn một nắm muối thì thấy mặn chát khó ăn, nhưng khi bỏ nắm muối vào 10 lít nước uống từ từ vài ngày thì bạn sẽ không cảm thấy mặn chát nữa.

Vậy sám hối có hết nghiệp xấu không?

Sám hối đúng pháp sẽ hết nghiệp nhân xấu và sẽ làm tiêu và nhẹ nghiệp quả xấu rất nhiều. Nghĩa là khi nhận rõ được các lỗi lầm đã tạo ra nhờ trí tuệ Phật pháp soi rọi mà nguyện từ bỏ việc ác mãi mãi thì từ đây tội lỗi không còn bị chồng chất lên nữa và những tội lỗi xưa nhờ đó mà nó được nhẹ bớt.

Cũng như bạn ăn một nắm muối thì thấy mặn chát khó ăn, nhưng khi bỏ nắm muối vào 10 lít nước uống từ từ vài ngày thì bạn sẽ không cảm thấy mặn chát nữa. Nếu như ai gặp thắng duyên mà sám hối từ bỏ được gốc rễ tham, sân, si thì mãi mãi sẽ không còn khổ đau, các nghiệp xấu chỉ là cái quả dư nghiệp như một cơn gió thổi qua nhanh mà không trở lại nữa.

Sám hối như thế nào mới đúng pháp để hết tội lỗi?

Con đường để sám hối đúng pháp là con đường Tu Tập Tứ Diệu Đế để biết rằng vạn pháp là vô thường, duyên sanh vô ngã. Từ đây sanh ra trí tuệ hoàn toàn tin sâu Phật pháp, tin nhân quả mà không bao giờ làm việc ác nữa. Những việc xấu ác xưa kia nhờ xấu hổ xám hối mà chúng nhanh tiêu trừ.

Quan trọng là tinh tấn tu Tứ Diệu Đế viên mãn thì chứng thánh quả A La Hán, thoát khỏi được mọi khổ đau trong luân hồi lục đạo. Lại phát nguyện tu hành lục độ ba la mật để cứu độ chúng sanh thì Phước báu vô lượng, mau thành Phật quả.

Sám hối là một pháp môn tu tập, là đại nguyện thứ tư: Tứ giả sám hối nghiệp chướng của Bồ Tát Phổ Hiền để Ngài hướng dẫn hết thảy Bồ Tát và chúng sanh cùng tu tập.

Vì sao phải sám hối nghiệp chướng
Rất mong các hành giả đọc tụng qua ít nhất một lần để nhờ vào ánh sáng Phật pháp mà biết được tội lỗi của mình mà biết cách sám hối và tu tập để luôn được an lạc giải thoát.

Quý hành giả muốn học cách sám hối đúng pháp thì chư Phật, Bồ Tát Tổ Sư đã dạy rất rõ trong nhiều Kinh Luật Luận hay các bài sám tụng như:

1. Kinh Tàm Quý

2. Kinh Đức Phật thuyết về Ba Hạng Người

3. Kinh Mười Thiện Giới

4. Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát

5. Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

6. Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai

7. Kinh Hồng Danh Sám Hối

Về các kinh văn sám hối như:

1. Lương Hoàng Sám

2. Thủy Sám Pháp Văn

3. Sám Quy Mạng Thập Phương ...

Đó là một số kinh và sám văn điển hình về Sám Hối mà Đức Phật, Chư Bồ Tát Tổ Sư đã chỉ dạy. Rất mong quý hành giả đọc tụng qua ít nhất một lần để nhờ vào ánh sáng Phật pháp mà biết được tội lỗi của mình mà biết cách sám hối và tu tập để luôn được an lạc giải thoát.

Bài viết này chỉ để trả lời vắn tắt về Phương Pháp Sám Hối đúng Pháp, còn chỗ nào thiếu sót, rất mong quý hành giả hoan hỷ góp ý bổ sung cho được đầy đủ.

Tội từ tâm khởi đem tâm sám

Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu

Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không

Thế mới thật là chân sám hối.

Đệ tử chúng con từ vô lượng kiếp đến nay vì do vô thỉ tham, sân, si từ thân miệng ý phát sinh ra bao nhiêu tội lỗi, hôm nay chí thành cầu ai sám hối.

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)