Xoa bụng bầu có tốt không

Khi mang bầu, bà mẹ nào cũng yêu thích việc xoa bụng bởi đó là phương thức giao tiếp đặc biệt của hai mẹ con, giúp mẹ cảm nhận được sinh linh bé nhỏ đang lớn lên từng ngày trong bụng. Thực tế, các bác sĩ cũng cho biết mẹ xoa bụng là cách thể hiện tình cảm và kích thích thai nhi phát triển phản xạ tốt hơn. Tuy vậy, trong những thời điểm dưới đây, mẹ nên tránh không xoa bụng bầu nhiều để đảm bảo an toàn. 

Những tuần cuối thai kỳ 

Từ tuần thứ 32 trở đi, thai nhi phát triển nhanh hơn, nước ối giảm dần, không gian trong tử cung cũng hẹp đi. Vì vậy vị trí của thai nhi trong bụng mẹ lúc này tương đối cố định. Việc sờ chạm vào bụng bầu vào những tháng đầu thai kỳ không ảnh hưởng nhiều lắm đến vị trí của thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên từ khoảng 30-32 tuần, nếu thường xuyên chạm vào bụng bầu, mẹ có thể kích thích khiến bé chuyển động nhiều, thay đổi ngôi thai và có nguy cơ bị dây rốn quấn cổ. 

Xoa bụng bầu có tốt không

Không muốn sinh con ra bị dị tật, mẹ bầu tuyệt đối đừng làm những việc này!

Không chỉ yếu tố di truyền mà thai nhi trong bụng mẹ còn bị tác động không ít bởi các yếu tố bên ngoài.

3 tháng cuối là giai đoạn nhạy cảm, lúc này, thời điểm lâm bồn đang càng ngày càng đến gần hơn. Nếu muốn đảm bảo “mẹ tròn con vuông” thì chị em nên đặc biệt cần tránh xoa bụng bầu.

Đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm nên các hành đồng tác động vào bụng bầu như xoa, vỗ có thể khiến bé bị xoay ngôi thai theo chiều bất lợi.

Trong tam cá nguyệt cuối cùng, tử cung người mẹ cũng trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Xoa bụng bầu có thể khiến nhau thai bị tổn thương, kích thích tạo ra các cơn co, gây sinh non ảnh hưởng trực tiếp đến em bé.

Bà bầu bị nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo là một biến chứng thai kỳ khiến cả mẹ và thai nhi sẽ gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn vượt cạn.

Khi bà bầu bị nhau tiền đạo, bánh nhau sẽ bám ở phần dưới, che một phần hoặc toàn bộ tử cung thay vì bám ở mặt trước hay sau đáy tử cung.

Biến chứng thai kỳ này làm cho thai nhi gặp nhiều khó khăn khi muốn đi qua ống sinh.

Khi được xác định mắc phải chứng nhau tiền đạo, mẹ tuyệt đối cần tránh xoa bụng bầu vì việc này có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Có dấu hiệu sinh non

Nếu mẹ có tiền sử sinh non, sẩy thai hay thai lưu, ra huyết khi mang thai thì việc lạm dụng xoa bụng bầu quá nhiều có thể gây nên những cơn co thắt kích thích tống đẩy bé ra ngoài sớm hơn dự tính.

Bé sinh non phải chịu nhiều thiệt thòi về sức khỏe cũng như trí tuệ so với những em bé khác.

Vì thế, mẹ nên chú trọng đến thể trạng cũng như các thói quen sinh hoạt của mình để con không bị sinh thiếu ngày tháng, ốm yếu, chậm phát triển.

Những việc mẹ nên lưu ý khi muốn xoa bụng bầu

Nói như vậy không có nghĩa là mẹ tuyệt đối cần tránh xoa bụng bầu. Xoa bụng bầu nếu thực hiện hợp lý và đúng cách sẽ tạo được sợi dây liên kết tình cảm giữa me và thai nhi.

Đồng thời, trí não của thai nhi cũng sẽ được kích thích phát triển nhanh chóng, bé ra đời thông minh lanh lợi.

Tuy nhiên, mẹ bắt buộc phải chú ý đến những vấn đề như thời điểm xoa bụng bầu, không nên dùng những động tác mạnh bạo hay kéo dài để massage bụng bầu.

Nói như vậy không có nghĩa việc xoa bụng bà bầu chỉ toàn mặt hại. Nếu được thực hiện đúng cách, massage bụng không chỉ là cách hay để giao tiếp với thai nhi mà còn kích thích trí não bé phát triển, cho bé cảm nhận nhiều hơn về thế giới bên ngoài. Đây cũng là cơ hội để mẹ cảm nhận những chuyển động của em bé trong bụng như xoay mình, đưa chân, vung tay,…

Xoa bụng bà bầu sao cho tốt?

Dưới đây là một số lưu ý cho mẹ để xoa bụng an toàn và đúng cách. Điều quan trọng là bạn cần luôn lắng nghe cơ thể để nhận biết những dấu hiệu bất thường nếu có vì mỗi người phụ nữ có cơ địa và thói quen sinh hoạt khác nhau.

  • Xoa bụng nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay, không dùng cả bàn tay để xoa bụng, không áp chặt tay vào bụng.
  • Không xoa bụng lâu quá 5 phút hoặc xoa đi xoa lại nhiều lần trong ngày.
  • Không nên xoa bụng trong 2 tháng cuối thai kỳ vì dễ dẫn đến sinh non.
  • Nếu sử dụng tinh dầu massage hoặc kem chống rạn, nên chọn sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như hoa cúc, oải hương, chanh, trà,… để hạn chế nguy cơ kích ứng da.

Trong khi xoa bụng cần lắng nghe chuyển động của con, nếu thấy thai đạp ít hẳn hoặc thậm chí không đạp, cần đến ngay bác sĩ để kiểm tra. Với thai nhỏ vẫn chưa máy, đạp, mẹ bầu cần chú ý đến các dấu hiệu dọa sảy thai như chảy máu âm đạo, đau bụng dưới âm ỉ, kéo dài.

Ở giai đoạn đầu thai kỳ mẹ bầu nên xoa bụng theo hướng vòng tròn, để hạn chế sự dịch chuyển của thai nhi theo các động tác của mẹ, tránh cuống rốn bị rối. Những tháng đầu, thai nhi nằm cố định nên mẹ rất dễ nhận biết đâu là đầu, đâu là chân của bé. Từ đó dễ dàng hơn trong việc mát xa từ đầu xuống chân.

3. Bà bầu xoa bụng ở mức độ bao nhiêu

Dù ở giai đoạn nào của thai kỳ, việc bà bầu xoa bụng cũng nên nhẹ nhàng và  hạn chế xoa bụng. Tuyệt đối không mạnh tay sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Xoa bụng bầu như thế não?

Mẹ hãy dùng đầu ngón tay xoa nhẹ nhàng lên bụng, không dùng cả bàn tay nhé. Mỗi ngày mẹ chỉ nên xoa bụng 4 lần và không nên xoa bụng quá 5 phút/lần. Nếu sử dụng dầu, kem mát xa, mẹ nhớ chọn các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên nhé.

Tại sao không được sờ rốn khi mang thai?

Đặc biệt mẹ bầu càng không nên dùng tay vê rốn, chà xát rốn thể kích thích tử cung co thắt gây sảy thai. Việc vệ sinh rốn rất quan trọng. Ngoài ra, mẹ cũng nên thăm khám thai kỳ thường xuyên để theo dõi sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Tại sao bầu không được gãi bụng?

Cách chữa trị tình trạng mẹ bầu bị ngứa bụng - Không nên cào, gãi: Khi bị ngứa, bạn không nên cào, gãi vì nó có thể gây kích thích da và khiến những cơn ngứa của bạn ngày càng nghiêm trọng hơn. Để làm dịu cơn ngứa, bạn không nên gãi mà thay vào đó hãy dùng khăn ấm hoặc khăn mát để chườm lên vùng da ngứa.

Khi có thai thì bụng sẽ như thế não?

Bụng của phụ nữ mang thai sẽ cứng và tròn hơn so với bụng béo. Bụng của người phụ nữ mang thai không giống với to do tăng cân. Bụng to do béo thường sẽ không cứng và chảy xệ, còn bụng to do mang thai, khi xoa sẽ thấy tròn và cứng hơn. Đặc biệt, bụng có thai sẽ thêm đường màu nâu xuất hiện dọc theo giữa bụng.