Baác ái là gì

Ý nghĩa của từ Bác ái là gì:

Bác ái nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 9 ý nghĩa của từ Bác ái. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa Bác ái mình



6

Baác ái là gì
  2
Baác ái là gì


Có lòng thương yêu rộng rãi hết thảy mọi người, mọi loài. | : ''Giàu tình '''bác ái'''.''


0

Baác ái là gì
  0
Baác ái là gì


Philantropical. Lòng bác ái, philantropy.

Baác ái là gì

Trả lời:

Thiên Chúa là tình yêu, nên ai yêu thương thì ở trong Thiên Chúa ngay từ đời này chứ không cần phải chờ đến sau khi chết mới được sống hạnh phúc với Chúa trên Nước Trời, là nơi đầy yêu thương, an bình và vui sướng vĩnh cửu.

Vì thế, thật là cần thiết cho mọi người có niềm tin Thiên Chúa là Cha cực tốt cực lành phải thi hành cách cụ thể và sống động điều răn yêu thương mà Chúa Kitô đã trả lời cho một kinh sư xưa kia đến hỏi Chúa về điều răn nào lớn nhất.. Chúa nói:

“ Điều răn đứng đầu là , Nghe đây : hỡi Israel, Đức Chúa Thiên Chúa của chúng ta, là Thiên Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mên Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là : ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào trọng hơn các điều răn đó.” ( Mc 12 : 29-31; Mt 22: 34-40)

Có thể nói : Đạo thánh hay Tin Mừng mà Chúa Kitô mang xưống từ trời để dạy cho muôn dân được cứu rỗi và hưởng hạnh phúc vĩnh cửu có thể được thâu tóm trong hai điều răn quan trọng nói trên. Ai mến yêu Chúa thì yêu mến sự thiện, sự lành, và do đó, biết xa tránh sự dữ, sự gian ác và mọi tội lỗi, vì Thiên Chúa chê ghét mọi tội lỗi và những gì nghịch cùng bản chất thiện hảo, thánh thiện, yêu thương của Người.

Vì Chúa là tình thương tuyệt đối, nên yêu thương tha nhân ,hay bác ái với mọi người nghèo khó là tiêu chuẩn, là thước đo Thiên Chúa sẽ dùng để`phán đoán con người là loài có lý trí và tự do bao lâu còn sống trên đời này. Đó là lý do vì sao Thánh Phaolô đã nói với các tín hữu Cô-Rin-Tô xưa kia như sau:

“ Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến (đức ái)

Cả ba đều tồn tại

Nhưng cao trọng hơn cả là đức mến”. ( 1 Cor 13: 13)

Đức mến cao trọng hơn cả vì nó chính là bản chất của Thiên Chúa , Đấng đã vì yêu thương vô vị lợi, mà đã tạo dựng và cứu chuộc con người nhờ Chúa Kitô, Đấng cũng vì yêu thương mà đã vui lòng xuống trần gian, trở nên Con Người thật về mọi phương diện, trừ tội lỗi để tự hiến mình làm hy tế dâng lên Thiên Chúa Cha để đền tội thay cho nhân loại đáng phải phạt vì tội lỗi. Chúa Giêsu cũng đã nên gương mẫu cho chúng ta về đức ái khi Người yêu thương và cầu nguyện cho cả những kẻ đã sỉ nhục và đóng đinh Người.trên thập giá, như ta đọc thấy trong Tin Mừng Thánh Luca :

“ Lậy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm.” ( Lc 23: 34)

Đó là lời cầu xin thiết tha của Chúa Giê su dâng lên Chúa Cha khi Người còn đang bị treo trên thập giá. Chúa xin Chúa Cha tha cho những kẻ đóng đinh Người và còn biện hộ thay cho chúng là chúng không biết việc chúng làm !..Như thế chứng tỏ Chúa yêu thương, tha thứ cho cả kẻ thù đến mức ngoài sự tưởng tượng của con người .

Cũng vì yêu thương mà trong suốt ba năm đi rao giảng Tin Mừng Cứu độ, Chúa Giêsu đã chữa lành cho biết bao bệnh nhân, những người người câm, điếc, đui, mù, què và bị quỷ ám. Chúa cũng đã làm phép lạ biến bánh và cá ra nhiều cho trên năm ngàn người ăn no nê, khi họ đi theo Chúa để nghe Người giảng dạy mà không có của ăn cuối ngày.. Đặc biệt, Chúa đã chữa cho 10 người phong cùi được lành, nhưng chỉ có một người ngoại trở lại cám ơn Chúa.! ( Lc 17: 11-18)

Chúa nêu gương yêu thương, bác ái để dạy các môn đệ xưa kia và tất cả chúng ta ngày nay những kẻ tin yêu Người, phải yêu thương và cầu nguyện cho cả kẻ thù nữa, vì có như vậy thì mới xứng đáng là “ con cái của Cha anh em , Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất lương.” ( Mt 5: 45)

Như Thế, có thể nói đức mến hay đức ái là thước đo chính xác của đức tin. Nghĩa là, .Ai yêu mến nhiều thì có đức tin mạnh và chân thật hơn kẻ dửng dưng hay coi thường, khinh chê người khác. Chân lý này thật đúng khi áp dụng vào đời sống người tín hữu Chúa Kitô., Đấng “đã hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho muôn người”. ( Mt 20:28)

Do đó, là tín hữu Chúa Kitô, chúng ta được mời gọi không những sống đức tin mạnh mẽ, đức cậy vững vàng mà nhất là thực thi đức ái cách sâu đậm để “ người khác thấy những công việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha của anh em Đấng ngự trên Trời.” ( Mt 5: 16)

Thực thi đức ái không những đòi hỏi phải yêu người khác như yêu chính mình mà còn phải thể hiện tình thương đó bằng việc bác ái cụ thể như Thánh Gia-cô-bê đã khuyên dạy như sau:

“Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân, và không đủ của ăn hàng ngày mà có ai trong anh em lại nói với họ :” hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no” nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần thì nào có ích gì ? ( Bc 2 :15-16)

Câu “có thực mới vực được Đạo” được áp dụng thích đáng trong trường hợp này. Nghĩa là đức ái phải có việc làm đi kèm để chứng minh. Chúa Giêsu cùng vì muốn chứng tỏ lòng yêu thương con cái loài người tội lỗi mà đã hy sinh, vui lòng vác thập giá, chịu mọi khổ hình và chết nhục nhã trên thập giá để đền tội cho cả loài người và cho chúng ta hy vọng được sống hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa trên Nước Trời mai sau.

Phải nói có hy vọng thôi chứ không bảo đảm chắc chắn ngay từ bây giờ, vì con người còn có tự do để chọn lựa, hoặc sống theo đường lối của Chúa hay khước từ Chúa để sống theo ý riêng mình và làm những sự dữ đối nghich với tình thương, công bằng và thánh thiện của Thiên Chúa. Nói rõ hơn, dù công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô là vô giá và đủ cho ta được cứu rỗi, nhưng nếu ta không cộng tác với ơn Chúa để quyết tâm sống Tin Mừng Cứu Độ là mến Chúa , yêu người và xa tránh mọi tội lỗ, thì công nghiệp cứu chuộc của Người sẽ trở nên vô ích,.. vì Chúa không thể cứu những ai thiếu thiện chí cộng tác đó.

Một trong những phương thế hữu hiệu để cộng tác vào ơn cứu độ của Chúa Kitô là thực thi đức ái cách nồng nàn theo gương Chúa Kitô, Đấng đã hy sinh cả mạng sống mình cho nhân loại, như Chúa đã nói với các môn đệ xưa “ không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình.” ( Ga 15: 13)

Chúa gọi chúng ta là bạn hữu nghĩa thiết của Người và Chúa đã chết cho tình thân đó.

Như vậy, về phần chúng ta, chúng ta phải làm gì để đề đáp lại tình thương quá cao vời đó của Chúa Cứu Thế Giêsu? Phải chăng chúng ta cũng phải yêu thương ,tha thứ như Chúa đã yêu thương và tha thứ cho chúng ta ?

Trong thời Cựu Ước, Ông Tôbia là người đã sống đức ái cách cụ thể là chuyên đi chôn xác kẻ chết và còn dạy con ông phải làm việc từ thiện , bố thí cho kẻ nghèo khó như sau:

“ Đối với ai nghèo khổ, con đừng ngoảnh mặt làm ngơ, để rồi đối với con, Thiên Chúa cũng sẽ không ngoảnh mặt làm ngơ.Tùy con có bao nhiêu hãy cho bấy nhiêu…

Thật vậy, việc bố thí cứu cho khỏi chết và không để rơi vào cõi âm ty. Vì trước Nhan Đấng Tối Cao, của bố thí là một lễ vật quý giá cho những ai làm việc bố thí.” ( Tb 4: 7-11)

Trái ngược với gương bác ái của ông Tobia, Tin Mừng Thánh Luca kể cho chúng ta dụ ngôn về người nghèo La-za-rô và người giầu có không có lòng bác ái.Người giầu có hàng ngày ăn uống linh đình trong khi người nghèo La-za-rô ngồi ăn xin ở cửa mà không được người giầu có kia bố thí cho chút của ăn dư thừa. Cuối cùng cả hai đều chết. Nhưng người giầu có bị phạt xuồng âm phủ..còn Lâza rô được lên Thiên Đàng bên Tổ Phụ Abraham.( Lc 16 : 19-23). Người giầu bị phạt không phải vì tội giầu có khi còn sống trên trần gian mà bị phạt vì tội thiếu bác ái, không thương bố thí chút gì cho người nghèo Lazarô hàng ngày ngồi ăn xin ở của nhà mình.

Cụ thể hơn nữa, Tin Mừng Thánh Matthêu, chương 25 nói về ngày Phán Xét chung. Khi Chúa sai Thiên Thần phân chia con người ra thành hai loại, như người mục tử tách chiên ra khỏi dê. Với những người đứng bên tay phải, Chúa sẽ nói với họ như sau:

“ Nào những kẻ ChaTa chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc đã dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thủa tạo thiên lập địa.Vì xưa Ta đói các người đã cho ăn, Ta khát các ngươi đã cho uống. ..Ta đau yếu các người đã thăm nom. Ta ngồi tù Các ngươi đã thăm viếng…”

Ngược lại, Với những người đứng bên trái, Chúa phán:

“ Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta, mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó., vì xưa ta đói các ngươi không cho ăn, Ta khát các ngươi không cho uống…” ( Mt 25 :34- 42)

Như vậy, rõ ràng cho thấy tiêu chuẩn để Chúa phán xét con người là đức ái, tức là lòng thương yêu kẻ Khác như chính mình. Ai không yêu thương anh chị em mình và giúp đỡ họ khi họ gặp gian nan khốn khó, thì Chúa coi như đã không bác ái với chính Chúa, vì Người thực sự hiện diện nơi những anh chị em nghèo đói, đau yếu và bị tù đầy như dụ ngôn trên đã chuyển một thông điệp cảnh báo cho chúng ta đang sống trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, nơi có rất nhiều người sống ích kỷ , dửng dưng với những người nghèo khó, bệnh tật cần được giúp đỡ, thông cảm. Chúa đang thách đố chúng ta nhìn thấy Người hiện diện nơi những anh chị em nghèo đói, bệnh tật và kém may mắn đó,.để mở lòng thương giúp đỡ họ trong pham vi khả năng của mình.

Tóm lại, không thể mến Chúa cách đẹp lòng Người không yêu thương, thực thi bác ái đối với anh chị em mình đang cần được thương giúp về mọi mặt, tinh thần và vật chất, như cơm áo, nhà ở thuốc men…

Vậy, ai là người dám sống và thực hành bác ái với mọi người không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ và địa vị xã hội để nên nhân chứng tình yêu cho Chúa trước bao nhiêu người chưa biết Chúa và dửng dưng với những người nghèo khó, bệnh tật và vô gia cư ở khắp nơi trong thế gian vắng bóng tình thương và lòng nhân đạo này?

Ước mong những giải đáp trên thỏa mãn câu hỏi đặt ra.

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn