Bạc bạc là gì

Bạc (Silver) là một trong những kim loại quý được ứng dụng nhiều trong đời sống hằng ngày như đúc thành tiền xu, đồ trang sức, đồ điện tử, nhiếp ảnh, vật gia dụng hằng ngày. Vì những ứng dụng tuyệt với đó nên hôm nay giacongsatthep.com sẽ cung cấp cho các bạn một vài thông tin bổ ích mà có thể các bạn rất quan tâm. Hãy cùng theo dõi các bạn nhé!

1. Bạc là gì?

Bạc là một trong những kim loại quý hiếm được khai thác sâu dưới lòng đất, là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố ký hiệu Ag. Bạc là kim loại màu trắng, mềm, có tính dẫn điện cao nhất trong bất kỳ nguyên tố nào và có độ dẫn nhiệt cao nhất trong tất cả kim loại.

Bạc bạc là gì
Bạc là gì?

Bạc là kim loại quý có giá trị lâu dài, được sử dụng làm đồ trang sức, chén đũa và các đồ dùng trong gia đình. Bên cạnh trang sức bạc mang công dụng làm đẹp thì còn có những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, phong thuỷ của người dùng.

2. Lịch sử phát triển của Bạc

Bằng chứng về các mỏ bạc đầu tiên có từ năm 3000 trước Công Nguyên ở Anatolia, một nơi ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại. Đến năm 1200 trước Công Nguyên, phần lớn hoạt động khai thác bạc ở nơi đó đã chuyển sang phía đông Hy Lạp, khi nền văn minh Hy Lạp cổ đại mở rộng. Vào năm 100 sau Công Nguyên, các mỏ bạc của Tây Ban Nha đã nuôi sống nền kinh tế của Đế chế La Mã.

Mức độ phổ biến của bạc đã tăng lên trong những năm 1000 đến 1500, nhờ vào công nghệ được cải tiến, nhiều mỏ hơn và kĩ thuật sản xuất tốt hơn. Cuộc tìm kiếm bạc và các kim loại quí khác đã tạo ra các đội tàu Tây Ban Nha đi thuyền trên khắp thế giới, tìm kiếm sự giàu có và vùng đất mới để chinh phục. Đó là một phần quan trọng của chế độ thương nghiệp. 

Sản lượng bạc ở Mỹ đạt đỉnh điểm vào những năm 1870 và đến cuối thế kỷ 19, con người đã sản xuất hơn 120 triệu ounce mỗi năm. Một trong những tác dụng phổ biến nhất của bạc đối với con người là sử dụng bạc như một đơn vị tiền tệ.

3. Có những loại bạc nào?

Hiện nay, bạc được sử dụng làm trang sức có một số loại chính đó là:

  • Bạc nguyên chất: còn gọi là bạc ta chứa 99.9% hàm lượng bạc. Bạc ta khi chưa được đánh bóng có màu trắng đục và mềm hơn các loại bạc khác.
  • Bạc 925: cũng có thành phần bạc 92.5% và 7.5% là thành phần các kim loại quý khác để tăng độ sáng, độ bóng và độ cứng. Loại bạc này có màu trắng sáng nhất và độ bóng vượt trội so với bạc ta. Từng đường nét, chi tiết trong trang sức bạc 925 đều được chế tác tinh xảo bắt mắt.
  • Bạc xi: Bạc xi có hàm lượng bạc nguyên chất là 92,5% nhưng khác biệt của bạc xi là với các loại bạc khác là chúng được xi, mạ một lớp kim loại quý khác bên ngoài, thường là vàng trắng, vàng vàng và vàng hồng. Đặc điểm nổi bật của loại bạc này là bền, đẹp, lấp lánh và có độ cứng cao. Xu hướng ngày nay trang sức bạc xi đang dần chiếm lĩnh thị trường và rất được sự ưa chuộng của khách hàng vì những ưu điểm nổi trội đó.
  • Ngoài ra thì còn có bạc Thái, bạc Ý và một số loại bạc khác.

4. Đặc điểm của Bạc

Mặc dù phần lớn các bài báo thường cập nhật biến động giá vàng trên thị trường toàn cầu, bạc cũng được nhiều người xem là có tầm quan trọng lớn trong việc tìm hiểu các biến động tiềm năng của thị trường hàng hóa và thị trường nói chung. Điều này là do thực tế nhiều người mua và người bán giao dịch bạc dựa trên các xu hướng vĩ mô toàn cầu.

Các nhà đầu tư và nhà giao dịch mua bạc thông qua thị trường hàng hóa. Thị trường hàng hóa phổ biến cho kim loại quí tồn tại ở Nhật Bản, London, châu Âu và Mỹ. Các cá nhân có thể mua bạc theo hình thức thanh, xu và thỏi.

5. Tính chất vật lí và hóa học của Bạc

5.1. Tính chất vật lý

  • Bạc có tính mềm, dẻo (dễ kéo sợi và dát mỏng), màu trắng, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất trong các kim loại.
  • Bạc là kim loại nặng có khối lượng riêng 10,49 g·cm−3, nhiệt độ nóng chảy là 960,50C.

5.2. Tính chất hóa học

 Kém hoạt động (kim loại quý), nhưng ion Ag+ có tính oxi hóa mạnh, bạc có thế điện cực chuẩn (E0Ag+/Ag= + 0,80V).

Tác dụng với phi kim

Bạc không bị oxi hóa trong không khí dù ở nhiệt độ cao. 

Tác dụng với ozon: 2Ag + O3 → Ag2O + O2

Bạc bạc là gì
Tính chất hóa học của Bạc

Bạc không tác dụng với HCl và H2SO4 loãng, nhưng tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh, như HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nóng.

3Ag + 4HNO3 (loãng) →  3AgNO3 + NO  + 2H2O
2Ag + 2H2SO4 (đặc, nóng) →  Ag2SO4 + SO2 + 2H2O

Tác dụng với các chất khác

  •  Bạc có màu đen khi tiếp xúc với không khí hoặc nước có mặt hidro sunfua
4Ag + 2H2S + O2 (kk) → 2Ag2S + 2H2O
  •  Bạc tác dụng được với axit HF khi có mặt của oxi già
2Ag + 2HF (đặc) + H2O2 → 2AgF + 2H2O
2Ag + 4KCN (đặc) + H2O2 → 2K[Ag(CN)2] + 2KOH

6. Trạng thái tự nhiên

Bạc trong tự nhiên là hỗn hợp của hai đồng vị ổn định Ag107 và Ag109 với Ag107 là phổ biến nhất (51,839%). Bạc được tìm thấy ở dạng tự nhiên, liên kết với lưu huỳnh, asen, antimoan, hay clo trong các loại khoáng chất như argentit (Ag2S) và silver horn (AgCl). Các nguồn cơ bản của bạc là các khoáng chất chứa đồng, đồng-niken, vàng, chì và chì-kẽm có ở Canada, Mexico, Peru, Úc và Mỹ.

7. Ứng dụng của Bạc

Ứng dụng cơ bản nhất của bạc là như một kim loại quý và các muối halôgen. Đặc biệt bạc nitrat được sử dụng rộng rãi trong phim ảnh.

Các ứng dụng khác còn có:

  • Các sản phẩm điện và điện tử, trong đó cần có tính dẫn điện cao của bạc, thậm chí ngay cả khi bị xỉn.
  • Các loại gương cần tính phản xạ cao của bạc đối với ánh sáng được làm từ bạc như là vật liệu phản xạ ánh sáng. Các loại gương phổ biến có mặt sau được mạ nhôm.
  • Kim loại này được chọn vì vẻ đẹp của nó trong sản xuất đồ trang sức và đồ bạc.
  • Bạc được sử dụng để làm que hàn, công tắc điện và các loại pin dung tích lớn như pin bạc-kẽm hay bạc-cadmi.
  • Sulfua bạc, còn được biết đến như bạc Whiskers, được tạo thành khi các tiếp điểm điện bằng bạc được sử dụng trong khí quyển giầu sulfua hiđrô.
  • Fulminat bạc là một chất nổ mạnh.
  • Clorua bạc có tính trong suốt và được sử dụng như chất kết dính cho các loại kính.
  • Iốt đua bạc được sử dụng nhằm tụ mây để tạo mưa nhân tạo.
  • Trong truyền thuyết, bạc thông thường được coi là có hại cho các loài vật siêu nhiên như người sói và ma cà rồng. Việc sử dụng bạc trong các viên đạn cho súng là các ứng dụng phổ biến.
  • Ôxít bạc được sử dụng làm cực dương (anos) trong các pin đồng hồ.

8. Tác dụng với sức khoẻ của trang sức bạc?

Nhiều người vẫn nghĩ rằng kim loại có tác động không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên thực tế, bạc (Ag) có nhiều tác dụng quý giá đến sức khỏe con người. Mặc dù thuộc nhóm kim loại nặng (cùng với chì, thủy ngân, cadmium và vàng), nhưng không giống với các kim loại nặng kia, bạc hoàn toàn không chứa độc tố gây hại với người và động vật.

Bạc với khả năng dễ uốn, có tính dẫn truyền và có khả năng tiêu diệt các mầm bệnh nên được dùng để điều trị nhiễm trùng, làm khô vết thương, nha khoa và cấy ghép phẫu thuật, làm sạch nước, bảo quản thực phẩm…

Trong y học, Hyppocrates – ông tổ ngành y, từng dùng bạc để chữa bệnh.Ông đã ghi chép trong y văn của mình rằng: “Bạc có tính chất ngăn ngừa và chống lại một số loại bệnh”. Trong thế chiến thứ nhất, bạc chính là “dược phẩm” chống lại bệnh tật nơi chiến trường trước khi xuất hiện các loại thuốc kháng sinh.  Dung dịch muối bạc được FDA (Mỹ ) chấp thuận cho sử dụng làm chất kháng khuẩn vào năm 1920.

Bạc có thể diệt được hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh cho người chỉ với một lượng nhỏ. Kể cả vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) gây nhiễm khuẩn da, nhiễm trùng và vi khuẩn  E. Coli gây bệnh đường ruột, nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Ion bạc trong nước có thể tiêu diệt được 260 loại vi khuẩn, vi trùng, nấm… với nồng độ 0,1-0,01mg/l.

Trong y học hiện đại, người ta ứng dụng bạc để điều trị các bệnh nội khoa, bênh về đường hô hấp, viêm mũi họng, cơ xương khớp, bệnh ngoài da, dị ứng, củng cố hệ miễn dịch. Bạc giúp các mạch máu đàn hồi, do đó mà nó rất quan trọng trong việc hình thành xương và liền sẹo, hồi phục da. Theo một số nghiên cứu, đeo nhẫn bạc có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Đối với trẻ nhỏ, bạc có tác dụng diệt khuẩn, phòng và điều trị các bệnh như viêm mũi họng, bệnh ngoài da, điều trị phỏng, chấm chồi rốn do nhiễm trùng…

Khi phản ứng với độc tính, bạc sẽ thay đổi màu sắc. Vì vậy, bạn có thể sử dụng bạc để kiểm tra xem liệu có chất gây độc hại hay không. Trong cung đình ngày xưa, bạc thường được dùng để làm bát đũa cho các bậc vua chúa nhằm mục đích tránh bị bỏ độc vào thức ăn.

9. Tại sao trang sức bạc lại hay bị đen?

Bạc bị đen là do sự kết hợp của bạc với lưu huỳnh, tạo thành muối bạc-lưu huỳnh kết tủa đen không tan bám trên bề mặt bạc. Nguyên nhân do phản ứng của bạc với các chất có chứa lưu huỳnh. Các chất chứa lưu huỳnh có thể có trong không khí, trong suối nước nóng, và quan trọng hơn cả là trong tuyến mồ hôi của con người…

Vì vậy bạc để lâu không đeo, vẫn có thể bị đen như bình thường nếu nơi bạn để bạc có chứa trong không khí hợp chất của lưu huỳnh. Với những người tuyến mồ hôi có chứa nhiều lưu huỳnh, bạc sẽ mau bị đen. Có những người tuyến mồ hôi ít hoặc không chứa lưu huỳnh thì có thể đeo bạc. Thậm chí 1 số người tuyến mồ hôi có khả năng khử muối bạc-lưu huỳnh, nên khi đeo bạc, thì bạc lúc nào cũng sáng bóng.

10. Làm sạch trang sức bạc như thế nào?

Sau một thời gian dài, trang sức bạc có thể bị xỉn màu làm mất đi vẻ đẹp vốn có. Ngoài một số cách làm trắng thủ công như sử dụng kem đánh răng, đun trong dung dịch muối và chanh,… thì bạn nên mang trang sức bạc đến các cửa hàng trang sức uy tín để được làm sạch, làm trắng tốt nhất có thể.

Bạc bạc là gì
Làm sạch trang sức bạc như thế nào?

Trang sức bạc rõ ràng là thứ không hề xa lạ đối với người tiêu dùng bao gồm cả nam và nữ, được chế tác thành rất nhiều sản phẩm: lắc, vòng, dây chuyền, nhẫn,… Nhưng trong thực tế, có rất nhiều sản phẩm bạc kém chất lượng mà người tiêu dùng vẫn còn chưa biết đang tồn tại trên thị trường hiện nay. Vì vậy, khách hàng cần lưu ý chọn mua ở những cơ sở uy tín để đảm bảo được chất lượng sản phẩm cũng như quyền lợi của mình khi mua hàng.

11. Ý nghĩa phong thuỷ của bạc?

Bên cạnh những tác dụng ấn tượng đối với sức khỏe, trang sức bạc kết hợp cùng đá quý có màu sắc phù hợp với từng cung mệnh sẽ đem lại may mắn cho người đeo. Trang sức bạc và đá quý vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cao, lại tốt rất tốt đối với sức khỏe và mang lại tài lộc cho chủ nhân. Trong cuộc sống hoặc ở trong công việc làm ăn, trang sức không chỉ dùng dể thể hiện được gu thời trang, thể hiện thẩm mỹ và là “tấm bùa hộ mệnh” thần kỳ.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về những kiến thức cơ bản về Bạc cũng những ứng dụng và vai trò của Bạc đối với cuộc sống. Đây là một kim loại phổ biến và được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về kim loại này cũng như có thêm đóng góp gì cho bài viết tính chất của Bạc, các bạn có thể để lại bình luận ở dưới bài viết nhé! Giacongsatthep.com chúc bạn ngày mới tốt lành.