Cầu Giấy đến Đống Đa bao nhiêu km

Thời trước Cầu Giấy là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Từ năm 1831 thời nhà Nguyễn thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Sau khi giải phóng Thủ đô năm 1954 thuộc quận VI. Đến năm 1961, Hà Nội mở rộng địa giới, xóa bỏ các quận, lập ra 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành, từ đó huyện Từ Liêm được lập lại, gồm đất hai quận V và VI, dân cư sống tập trung tại các vùng như: Vùng Kẻ Bưởi (Nghĩa Đô, Nghĩa Tân); Vùng Kẻ Vòng (Dịch Vọng, Mai Dịch); Vùng Kẻ Cót-Giấy (Quan Hoa, Yên Hòa); Vùng Đàn Kính Chủ (Trung Hòa).

Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập các thị trấn: Cầu Giấy (trên cơ sở tách ra từ xã Dịch Vọng), Nghĩa Đô (trên cơ sở giải thể xã Nghĩa Đô và tách một phần diện tích xã Cổ Nhuế) thuộc huyện Từ Liêm.

Ngày 17 tháng 9 năm 1990, thành lập thị trấn Mai Dịch thuộc huyện Từ Liêm (trên cơ sở giải thể xã Mai Dịch và điều chỉnh một phần diện tích thị trấn Cầu Diễn).

Ngày 17 tháng 4 năm 1992, thành lập thị trấn Nghĩa Tân trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của thị trấn Nghĩa Đô.

Ngày 22 tháng 11 năm 1996, Chính phủ Việt Nam ra Nghị định 74-CP thành lập quận Cầu Giấy trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm. Trong đó, thị trấn Cầu Giấy được đổi tên thành phường Quan Hoa. Khi mới thành lập, quận có 7 phường: Dịch Vọng, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa.

Ngày 5 tháng 1 năm 2005, điều chỉnh lại địa giới các phường Quan Hoa và Dịch Vọng, đồng thời thành lập phường Dịch Vọng Hậu. Như vậy, quận Cầu Giấy có 8 phường: Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa, giữ ổn định đến nay.

Ngày 27 tháng 4 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1263/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2021). Theo đó:

  • Điều chỉnh 10,32 ha diện tích tự nhiên thuộc địa giới hành chính phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm về phường Nghĩa Tân quản lý
  • Điều chỉnh 1,86 ha diện tích tự nhiên thuộc địa giới hành chính phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm về phường Mai Dịch quản lý.

Quận Cầu Giấy có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 phường: Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc quận Cầu Giấy

Nơi đây cũng là cái nôi văn hiến và nghề cổ truyền: làng Giấy (Thượng Yên Quyết) từng có 9 tiến sĩ, làng Cót (Hạ Yên Quyết) cũng có 9 tiến sĩ, làng Nghĩa Đô (làng Nghè) 3 tiến sĩ, cử nhân tú tài thì lên đến hàng trăm người. Vùng Bưởi có nghề dệt lụa, gấm, làm giấy. Làng Vòng (Dịch Vọng Hậu) làm cốm nổi tiếng tới bây giờ. Làng Giấy làm giấy phất quạt, gói hàng. Làng Giàn có nghề làm hương. Trên địa bàn quận ngay nay có nhiều đình đền khá tôn nghiêm như: đền Lê (thờ hai chị em họ Lê đã giúp Lê Đại Hành phá quân Tống); chùa Hoa Lăng (thờ mẹ của sư Từ Lộ); chùa Hà; chùa Thánh Chúa. Làng Nghĩa Đô cũng là quê ngoại của nhà văn Tô Hoài. Đình Mai Dịch thờ vị nhân thần thời hậu Lý Nam Đế là Lý Phật Tử. Sở dĩ Lý Phật Tử được dân làng Mai Dịch tôn làm Thành hoàng làng bởi vùng đất Từ Liêm là một địa bàn chiến lược quan trọng, nơi phát tích của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc do Lý Nam Đế phát động. Cầu Giấy là cây cầu bắc qua sông Tô Lịch tại nơi nay là đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tên cầu đã được dùng để đặt cho Ô Cầu Giấy xưa và Quận Cầu Giấy hiện nay. Địa điểm của cây cầu này cũng chính là '''Ô cầu Giấy'''. '''Nghĩa trang Mai Dịch''' là một nghĩa trang liệt sĩ ở Hà Nội, Việt Nam. Đây cũng là nơi an nghỉ dành cho những nhân vật chính trị cấp cao như bộ trưởng, thứ trưởng các bộ trong chính phủ, các ủy viên Trung ương Đảng trở lên; các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ được giải thưởng Hồ Chí Minh; các tướng lĩnh xuất sắc; anh hùng lực lượng vũ trang,...

Trên địa bàn quận Cầu Giấy có đến hơn 80 cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ. Một số trường Đại học và Viện nghiên cứu lớn là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội, Học viện Múa Việt Nam, Đại học Thương mại, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trường Đại học Lao động - Xã hội, Trường đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (trước đây là trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội),Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân, Trung tâm nhiệt đới Việt- Nga... Các trường THPT nổi tiếng: Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội - Amsterdam,Trường Trung học phổ thông chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ, Trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành, Trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Trường Trung học phổ thông Cầu Giấy, Trường THPT Lý Thái Tổ, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trường THPT Nguyễn Siêu...

Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Bệnh viện 19-8 Bộ Công an, Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội, Bệnh viện E

Trên địa bàn quận có nhiều cơ quan nhà nước như: Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tổng cục Đường bộ, Tổng cục Dân số, Tổng cục Hải quan, Ban Tôn giáo Chính phủ, Hội Nông dân Việt Nam, Cục Hàng hải, Cục Đường sông, Cục Đăng kiểm, Sở Công thương, Truyền hình Công an Nhân dân, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội,..

Khu đô thị Dịch Vọng

khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính

Khu tập thể Nghĩa Tân

Khu đô thị Yên Hòa

Khu đô thị Trung Yên

Khu đô thị Nam Trung Yên

Khu đô thị Cầu Giấy

Khu đô thị Nghĩa Đô

Khu đô thị An Sinh Hoàng Quốc Việt

Khu đô thị Constrexim Complex Dịch Vọng

Khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng

Khu đô thị Vimeco II

Khu đô thị Mai Dịch

Khu đô thị Mandarin Garden

...

Công viên Cầu Giấy

Quận Cầu Giấy có các công viên:

Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 3 (Sơn Tây - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long), tuyến số 5 (Hồ Tây - An Khánh), tuyến số 8 (An Khánh - Dương Xá), trong đó tuyến số 3 đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (một phần của tuyến Sơn Tây - Nhổn - Yên Sở) hiện đang được thi công; tuyến số 5 hiện đang được đầu tư xây dựng.

■ Tuyến số 3 (Đang xây dựng): (Quận Nam Từ Liêm) ← Ga Lê Đức Thọ - Ga Đại học Quốc gia Hà Nội - Ga Chùa Hà → (Quận Ba Đình)