Những phương pháp học tập hiệu quả

Học sao cho hiệu quả là kỹ năng mà mọi người đều có thể học, bao gồm cả bạn! Vì thói quen học tập xấu tồn tại song song với thói quen học tập tốt, nên bài viết này sẽ hướng dẫn cách loại bỏ những gì không hiệu quả, tập trung vào chiến lược có ích cho việc học và thay đổi kế hoạch chuẩn bị cho ngày thi. Khi đọc xong bài viết, bạn sẽ biết cách học thông minh hơn thay vì chăm chỉ hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng được cung cấp thêm một số bí quyết để áp dụng khi cần động lực học tập!

  1. 1

    Tạo thẻ ghi chú cho thông tin cần nhớ. Bạn có thể sử dụng thẻ ghi chú cho hầu hết mọi chủ đề, và đây là công cụ tuyệt vời dành cho việc tự kiểm tra kiến thức. Hãy sử dụng thẻ ghi chú để học từ vựng, công thức toán, sự kiện và nhân vật lịch sử, tiến trình và dữ kiện khoa học, v.v. Bạn có thể tự làm thẻ hoặc in thẻ tìm được trên mạng. Việc còn lại là lật mở các thẻ để kiểm tra kiến thức.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Tự làm thẻ ghi chú là việc vô cùng hữu ích vì bạn sẽ phải viết ra toàn bộ thông tin cần học trong quá trình làm thẻ.
    • Bạn có thể tìm thấy các thẻ ghi chú làm sẵn về nhiều chủ đề trên trang web như Quizlet.

  2. 2

    Tạo sơ đồ tư duy để sắp xếp thông tin cần học. Sơ đồ tư duy giúp bạn liên kết nội dung cần ôn tập. Bạn chỉ cần bắt đầu bằng việc vẽ một hình tròn và viết chủ đề vào đó. Tiếp theo, vẽ thêm vài đường thẳng từ giữa vòng tròn và vẽ vòng tròn ở cuối mỗi đường thẳng. Bạn sẽ viết những điểm quan trọng liên quan đến chủ đề vào trong các vòng tròn. Tiếp tục vẽ thêm nhánh cho mỗi vòng tròn với dữ kiện và chi tiết mới về chủ đề đó.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Thử tìm kiếm các sơ đồ tư duy mẫu trên mạng để tham khảo cách người khác áp dụng phương pháp này trong học tập.

  3. 3

    Tự kiểm tra để ôn lại những gì đã học. Vào cuối mỗi buổi học, bạn sẽ dành 15-20 phút để tự kiểm tra nội dung đã học. Làm bài kiểm tra mẫu nếu có thể, nhưng bạn cũng có thể lật mở thẻ ghi chú hoặc che một phần ghi chú để kiểm tra khả năng ghi nhớ thông tin. Đây là cách giúp bạn nhớ những gì đã học và xác định nội dung cần ôn tập lại.[3] X Nguồn tin đáng tin cậy American Psychological Association Đi tới nguồn

    • Nhờ bạn bè hoặc người thân kiểm tra kiến thức của bạn. Họ sẽ đặt câu hỏi về chủ đề nào đó và giúp bạn kiểm tra đáp án.
    • Làm bài thi thử bằng cách sử dụng các câu hỏi trong đề cương ôn tập hoặc các bài kiểm tra mẫu trên mạng.
    • Nếu bạn trả lời sai, hãy đọc kỹ đáp án đúng.

  4. 4

    Giảng dạy cho người khác để bạn hiểu rõ hơn về những gì đã được học. Việc giải thích điều gì đó với người khác giúp bạn nhớ thông tin tốt hơn. Hãy giảng dạy những gì bạn đang học cho bạn cùng lớp, bạn bè hoặc người thân. Bên cạnh đó, đừng quên hỏi xem họ có câu hỏi nào liên quan đến chủ đề đó hay không, và cố gắng giải đáp các thắc mắc của họ.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu bạn không thể trả lời câu hỏi nào đó, hãy tìm câu trả lời để lấp đầy lỗ hổng kiến thức.
    • Nếu bạn chia sẻ kiến thức với bạn cùng lớp, hãy luân phiên "giảng dạy" cho nhau. Như vậy, bạn sẽ có cơ hội tiếp nhận nhiều kiến thức hơn!

  5. 5

    Kết hợp các hoạt động phù hợp với phương pháp học tập của bạn. Bạn cần tìm ra phương pháp học tập phù hợp nhất với mình. Người học qua hình ảnh tiếp thu kiến thức tốt hơn khi được xem nội dung; người học qua âm thanh tiếp nhận thông tin bằng cách nghe; người học qua cảm xúc vận động học tốt hơn khi được hành động. Hãy thiết kế buổi học bằng cách áp dụng phương pháp phù hợp với bạn.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu là người học qua hình ảnh, bạn sẽ tô sáng ghi chú hoặc nội dung. Bạn cũng có thể thử kết hợp việc xem phim tài liệu hoặc phần trình chiếu vào trong buổi học. Hoặc, bạn sẽ vẽ sơ đồ tư duy để thể hiện suy nghĩ dưới dạng hình ảnh.
    • Nếu bạn là người học qua âm thanh, hãy thử hát các ghi chú, đọc to hoặc nghe sách nói.
    • Nếu thích học qua cảm xúc vận động, bạn có thể thử diễn đạt nội dung bài học qua hành động hoặc đi bộ trong khi bạn đọc hoặc nghe sách nói. Việc lật mở thẻ ghi chú hoặc vẽ sơ đồ tư duy cũng hiệu quả.

  6. 6

    Lập hoặc tham gia nhóm học tập để học hỏi lẫn nhau. Việc học nhóm giúp bạn học tốt hơn vì các thành viên trong nhóm có thể chia sẻ ý tưởng và giảng dạy bài học cho nhau. Hãy lập nhóm học tập với các bạn cùng lớp, rồi lên lịch học nhóm ít nhất một lần mỗi tuần. Cố gắng tập trung để bạn có thể đạt được kết quả tốt nhất từ các buổi học.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Hỏi từng thành viên trong nhóm xem khi nào họ có thời gian trống để bạn có thể xếp lịch học nhóm phù hợp. Ví dụ, bạn sẽ lên lịch học nhóm vào thứ ba hàng tuần tại thư viện sau khi tan trường.
    • Nếu tất cả thành viên đều bận rộn với các hoạt động sau giờ học, bạn có thể lên lịch học tại thư viện hoặc quán cà phê nào đó vào mỗi trưa thứ bảy.
    • Cứ học nhóm nhiều lần mỗi tuần nếu các bạn có thời gian.

  1. 1

    Sắp xếp tài liệu học tập sao cho bạn dễ dàng tìm được những gì cần thiết. Có thể bạn phải hoàn thành nhiều thứ; vì vậy, hãy sử dụng thời gian một cách khôn ngoan. Đặt toàn bộ giấy tờ, tập vở, tài liệu và dụng cụ học tập tại một nơi riêng biệt để bạn không mất thời gian quý báu cho việc tìm kiếm. Như vậy, bạn có thể nhanh chóng lấy ra những gì cần dùng và bắt đầu việc học.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ví dụ, bạn sẽ xếp bút chì, bút mực, bút highlight, tẩy trong bóp viết đặt trong cặp. Nếu có bàn học riêng tại nhà, bạn có thể đặt cốc đựng dụng cụ học tập trên bàn. Thử sử dụng bút màu khi viết ghi chú cá nhân để tăng cảm giác thích thú.
    • Nếu thầy/cô gửi bài tập và tài liệu dưới dạng tập tin máy tính, hãy lưu các tập tin đó vào Google Drive để bạn có thể truy cập từ mọi thiết bị. Bằng cách này, bạn cũng luôn có những gì cần thiết.
    • Bạn có thể dùng dụng cụ bấm lỗ để bấm lỗ trên bài tập, tài liệu và giấy tờ khác, rồi xếp chúng vào bìa còng. Một lựa chọn khác là xếp chúng vào bìa hồ sơ. Hãy chọn bìa còng hoặc bìa hồ sơ có hình ảnh mà bạn thích hoặc trang trí theo sở thích của bạn!
    • Xếp sách hoặc tập vở vào trong cặp hoặc đặt cạnh góc học tập.

  2. 2

    Lên lịch học tập hằng ngày. Thay vì cố gắng hoàn thành tất cả bài vở trong một ngày, bạn sẽ hoàn thành một ít mỗi ngày. Trước tiên, hãy chọn khoảng thời gian mà bạn cảm thấy tập trung nhất. Việc tiếp theo là sắp xếp môn học cho từng ngày. Xếp lịch học cùng với thời khóa biểu hoặc đặt tại bất kỳ đâu mà bạn có thể thấy mỗi ngày.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Mỗi người đều năng nổ vào một thời điểm khác nhau trong ngày. Có lẽ bạn tập trung tốt nhất vào buổi sáng, nhưng cũng có thể bạn thích học ngay sau khi tan trường hoặc trước khi đi ngủ. Hãy chọn thời điểm phù hợp nhất với bạn.
    • Nếu bạn chơi thể thao hoặc tham gia hoạt động ngoại khóa, đừng quên các hoạt động này khi bạn lên lịch học. Giả sử bạn có thói quen chơi thể thao mỗi ngày sau khi tan trường, lịch học phù hợp với bạn có thể là một giờ trước khi đi ngủ và một giờ trước khi đến trường để có thời gian chơi thể thao.

  3. 3

    Luân phiên thay đổi các môn học để tránh kiệt sức. Đừng cố gắng học một môn quá lâu vì có thể bạn sẽ cảm thấy nhàm chán. Hơn nữa, việc này có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ những gì đã học. Thay vào đó, hãy đặt giới hạn thời gian tập trung cho từng môn học, rồi chuyển sang nội dung khác.[9] X Nguồn tin đáng tin cậy American Psychological Association Đi tới nguồn

    • Ví dụ, bạn sẽ học môn toán và tiếng Anh vào trưa thứ hai. Nếu bạn có thể học trong 2 tiếng, hãy học toán trong 45 phút, nghỉ giải lao 15 phút, rồi học tiếng Anh 45 phút. Bạn cũng có thể dành 15 phút cuối buổi học để làm bài kiểm tra hoặc ôn tập.
    • Học trước những môn mà bạn không thích thú lắm để bạn có động lực hoàn thành và đổi chủ đề.

  4. 4

    Xây dựng góc học tập. Sẽ rất tuyệt nếu bạn có bàn học riêng, nhưng việc sử dụng bàn thông thường cũng hiệu quả. Đảm bảo góc học tập có ánh sáng tốt và loại bỏ những thứ không cần thiết hoặc yếu tố gây xao lãng có thể làm giảm sự tập trung của bạn. Đặt những gì cần cho việc học, chẳng hạn như bút, bút highlight và tập vở ở gần góc học tập để tiện sử dụng.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn cũng có thể thay đổi địa điểm học tập nếu điều đó tiện hơn cho bạn. Ví dụ, thỉnh thoảng bạn sẽ thích học ở thư viện hoặc quán cà phê.
    • Nghe nhạc trong khi học để tăng sự thú vị. Hãy tạo danh sách các bài nhạc truyền cảm hứng mà không khiến bạn mất tập trung. Bạn có thể nghe nhạc không lời nếu dễ dàng mất tập trung, nhưng cứ thoải mái chọn bất kỳ thể loại nhạc nào mà bạn thích.

  5. 5

    Loại bỏ những thứ gây xao lãng để bạn có thể tập trung vào việc học. Bạn thường dễ tập trung khi không có những yếu tố gây xao lãng. Hãy dặn những người xung quanh không làm phiền trong khi bạn đang học. Bên cạnh đó, tắt tivi và đặt điện thoại ở chế độ im lặng để bạn không có thôi thúc bật màn hình.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu có sự bừa bộn gần góc học tập, bạn nên dọn dẹp ngăn nắp khi điều đó khiến bạn mất tập trung.
    • Thử dùng ứng dụng hoặc trang web cải thiện năng suất làm việc có thể chặn mạng xã hội và ứng dụng hoặc trang web gây xao lãng trong khi bạn tập trung học.

  6. 6

    Đừng cố nhồi nhét kiến thức trước ngày kiểm tra vì việc này không hiệu quả. Giống như hầu hết mọi người, bạn cần vài ngày để thật sự ghi nhớ nội dung bài học, nên việc nhồi nhét kiến thức vào buổi tối trước ngày kiểm tra thường không hiệu quả. Có thể bạn sẽ quên sạch những gì đã học vào tối hôm trước. Thay vào đó, hãy học theo lịch đã định để bạn có thể học mỗi lần một ít.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Có thể bạn đã nghe bạn bè huênh hoang về hiệu quả của việc nhồi nhét kiến thức, nhưng bạn không biết rõ những gì diễn ra ở "hậu trường". Hãy phớt lờ những gì người khác nói và làm điều tốt nhất cho bạn.
    • Thử làm điều gì đó vui nhộn và thư giãn vào buổi tối trước ngày thi, chẳng hạn như tắm bồn hoặc xem bộ phim yêu thích cùng một người bạn. Như vậy, bạn sẽ mong chờ "phần thưởng" đó và có động lực để học tập theo lịch đã đặt ra.

  1. 1

    Xem lại ghi chú vào cuối ngày để ghi nhớ kiến thức đã học. Có thể bạn cần đọc lại ghi chú vài lần để nhớ nội dung. Hãy dành vài phút mỗi ngày cho việc xem lại những gì đã học. Bạn không cần dành nhiều thời gian cho việc này.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Hãy tận dụng thời gian trống, chẳng hạn như khi chờ xe buýt, chờ bố mẹ đến đón, hoặc trong khi chờ tham gia các sự kiện sau giờ học.

  2. 2

    Tập trung vào những khái niệm quan trọng thay vì tiểu tiết. Bạn sẽ dễ dàng cảm thấy quá tải vì có quá nhiều thông tin phải học. Tuy nhiên, bạn không cần nhớ hết ghi chú và nội dung trong sách giáo khoa để có kết quả học tập tốt. Thay vào đó, bạn chỉ cần học các ý chính mà thầy/cô đã nhắc đến trên lớp. Tiếp theo, tận dụng các tiểu tiết và ví dụ trong ghi chú hoặc tài liệu để giúp bạn hiểu rõ nội dung chính.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Đối với môn văn, bạn có thể bắt đầu từ chủ đề của câu truyện, rồi tìm hiểu cách tác giả sử dụng thủ pháp văn học để củng cố cốt truyện.
    • Khi học môn toán, bạn chỉ cần tập trung vào các công thức đang học và cách vận dụng. Việc tiếp theo là giải các bài toán do thầy/cô giao cho bạn thực hành.
    • Đối với môn lịch sử, bạn sẽ chú trọng các yếu tố lịch sử và xã hội dẫn đến chiến tranh thay vì sự kiện cụ thể và con người.

  3. 3

    Đọc to thông tin chính để tăng khả năng ghi nhớ. Việc đọc to có thể giúp bạn ghi nhớ thông tin tốt hơn; vì vậy, hãy áp dụng phương pháp này cho những điểm quan trọng. Bạn cần chọn nơi nào đó không làm phiền người khác, rồi chầm chậm đọc to ghi chú hoặc tài liệu để ghi nhớ nội dung.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn cũng có thể thử đọc to khi không hiểu rõ nội dung nào đó.

  4. 4

    Tìm sự liên kết giữa những gì bạn đang học và đã biết. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy những gì đang học trên lớp không thể áp dụng vào cuộc sống, nhưng điều đó thường không đúng. Việc liên kết những gì bạn đang học và đã biết có thể giúp bạn hiểu rõ nội dung hơn và nhớ tốt hơn. Hãy tìm sự liên kết giữa những gì bạn đang học và trải nghiệm thực tế.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ví dụ, bạn áp dụng kiến thức toán học để xác định diện tích của bức tường khi mua sơn mới.
    • Tương tự như vậy, bạn có thể tìm cách liên kết các nhân vật trong câu truyện đã đọc với những người mà bạn biết trong cuộc sống.

  5. 5

    Viết lại ghi chú với thông tin chi tiết hơn để tạo đề cương ôn tập. Việc lập đề cương ôn tập giúp bạn dễ dàng xem lại nội dung và ôn tập trong các buổi học tiếp theo. Bạn chỉ cần bắt đầu bằng việc nhập ghi chú vào văn bản trống trên máy tính. Tiếp theo, xem sách giáo khoa hoặc nguồn trực tuyến để bổ sung thông tin vào ghi chú có sẵn. Bên cạnh đó, hãy trả lời các câu hỏi trong sách hoặc bất kỳ câu hỏi nào xuất hiện trong khi bạn đang học.[17] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Đây là cách học tập hiệu quả vì nó đòi hỏi bạn làm nhiều hơn việc đọc ghi chú và sách giáo khoa. Đọc, suy nghĩ và viết là các yếu tố quan trọng tạo nên buổi học hiệu quả.
    • Có thể bạn sẽ thích viết ghi chú bằng tay. Hãy chuẩn bị sẵn một ít bút hoặc bút lông màu cho việc này. Bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn khi được viết lại ghi chú bằng các dụng cụ khác biệt.

  6. 6

    Xem các hướng dẫn trực tuyến nếu bạn chưa hiểu nội dung. Không sao cả nếu bạn không thể hiểu hết từng chủ đề ngay lập tức. May mắn thay, bạn có thể tìm tài liệu hướng dẫn video hướng dẫn trực tuyến để giúp bạn học tốt hơn. Hãy tìm sự giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn để bạn nhận được sự hỗ trợ cần thiết.[18] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ví dụ, Khan Academy có nhiều video hướng dẫn miễn phí. Bạn cũng có thể tìm xem các video trên YouTube.

  1. 1

    Nghỉ giải lao 10-15 phút sau mỗi giờ học. Khi bạn muốn sử dụng thời gian một cách thông minh, chắc hẳn bạn sẽ cho rằng nghỉ giải lao là một ý tưởng tồi tệ. Tuy nhiên, việc tập trung học trong khoảng thời gian quá dài có thể khiến bạn mệt mỏi. Vì vậy, đừng quên nghỉ giải lao trong các buổi học để thả lỏng đầu óc. Khi trở lại với việc học, bạn sẽ cảm thấy sảng khoái và sẵn sàng tiếp tục việc học.[19] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu bạn cảm thấy dễ dàng mất tập trung, hãy thử phương pháp Pomodoro. Bạn sẽ đặt hẹn giờ sau 25 phút và cố gắng tập trung học trong suốt khoảng thời gian đó. Nghỉ ngơi khoảng 2-3 phút, rồi lại tiếp tục học thêm 25 phút. Bạn có thể học 4 lần 25 phút với những quãng nghỉ giao lao ngắn. Sau lần thứ 4, bạn có thể chọn dừng việc học cho ngày hôm đó hoặc nghỉ giải lao 15 phút trước khi tiếp tục việc học.[20] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Tận dụng thời gian giải lao để làm việc gì đó giúp bạn có thêm năng lượng, chẳng hạn như ăn nhẹ hoặc đi dạo. Đừng bật tivi hoặc trò chơi điện tử vì việc này khiến bạn mất tập trung.

  2. 2

    Vận động trong khi nghỉ giải lao để tăng khả năng tập trung. Hoạt động cardio làm tăng tuần hoàn máu, giúp cho não hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, việc vận động cũng giúp cải thiện trí nhớ. Hãy thử đi bộ, nhảy dang tay dang chân, hoặc nhún nhảy trên nền nhạc yêu thích của bạn trong khi nghỉ giải lao.[21] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Chọn hình thức tập luyện mà bạn thích để có khoảng thời gian giải lao thú vị.

  3. 3

    Ăn nhẹ lành mạnh để trí não hoạt động tốt hơn. Việc ăn nhẹ trong khi học có thể giúp bạn tập trung và học lâu hơn. Chỉ cần bạn chọn thức ăn nhẹ lành mạnh thay vì đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe. Đặt thức ăn nhẹ ở gần góc học tập hoặc lấy thức ăn khi bạn nghỉ giải lao. Sau đây là một vài món ăn nhẹ có thể giúp bạn tập trung trong khi học:[22] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Hoa quả
    • Hạt hạnh nhân
    • Bỏng ngô
    • Hỗn hợp hạt và trái cây khô
    • Cà rốt và sốt đậu gà
    • Sô-cô-la đen
    • Sữa chua Hy Lạp
    • Vài lát táo và bơ lạc
    • Nho

  4. 4

    Ngủ 8-10 tiếng mỗi đêm để bạn được nghỉ ngơi đầy đủ. Thanh thiếu niên từ 14 đến 17 tuổi cần ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm để có sức khỏe tốt.[23] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn Nếu bị thiếu ngủ, bạn sẽ cảm thấy việc học như một việc nặng nhọc. Khi buồn ngủ, bạn không thể tiếp nhận được nhiều thông tin như khi đã ngủ đủ giấc.[24] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Người từ 18 tuổi trở lên cần ngủ 7-9 tiếng mỗi đêm, còn trẻ từ 6 đến 13 tuổi cần ngủ 9-11 tiếng.

  • Hãy tự thưởng cho bản thân sau một buổi học hiệu quả bằng cách thực hiện điều gì đó mà bạn thích, chẳng hạn như nhắn tin cho một người bạn, vẽ, chơi trò chơi điện tử hoặc đọc sách.
  • Kiên nhẫn với bản thân khi bạn thiết lập thói quen học tập mới. Bạn cần thời gian để quen với việc học.
  • Nhờ giúp đỡ khi bạn không hiểu nội dung bài học.

Bài viết này đã được cùng viết bởi Nathan Fox, JD. Nathan Fox là giáo viên LSAT, đồng tổ chức chương trình Thinking LSAT Podcast và là người đồng sáng lập LSATdemon. Nathan là tác giả của sáu cuốn sách LSAT bao gồm cuốn Bách khoa Lý luận Fox LSAT. Ông đạt được 179 điểm trong kỳ thi đầu vào trường luật Tháng 2/2007 và có bằng Tiến sĩ Luật của Đại học California, Đại học Luật Hastings. Bài viết này đã được xem 12.699 lần.

Chuyên mục: Phổ thông và Đại học

Trang này đã được đọc 12.699 lần.