Tại sao Bà Huyện Thanh Quan lại đi Qua Đèo Ngang

-Tâm trạng buồn

*Những hình ảnh gợi tả nỗi buồn đó:

-Buổi chiều tà:Gợi nỗi buồn man mác trong lòng người

--"Một mảnh tình riêng ta với ta":Nỗi cô đơn tuyệt đối,không thể chia sẻ với ai.

Bà buồn như vậy vì trong lúc vào kinh đô Huế dạy cung nữ học tập,bà đã phải xa nhà,xa quê hương.=>Lý do bà Huyện Thanh Quan buồn như vậy

QĐND - Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi và định đô ở Huế. Từ đó, Thăng Long mất địa vị đầu não của đất nước về chính trị và văn hóa. Bà Huyện Thanh Quan là người Thăng Long chính gốc, dù bản thân chưa từng sống với nhà Lê, nhưng hít thở cái tâm thức chung ấy của thời đại, hẳn cũng không tránh khỏi cái tâm sự hoài Lê.

Và, cũng bởi thế, Bà Huyện Thanh Quan nhìn hiện tại mà nhớ đến quá khứ. Thậm chí, nỗi nhớ làm con người như rơi vào ảo giác. Bà Huyện Thanh Quan sống trong một thời đại đầy biến động. Theo quy luật động học văn hóa, trung tâm bao giờ cũng thay đổi nhanh hơn và nhiều hơn ngoại biên. Trong một không-thời gian biến dịch như vậy, từ một cảnh quan cụ thể là chùa Trấn Bắc, Bà Huyện Thanh Quan dễ khái quát lên thành một quy luật xã hội: “Sóng lớp phế hưng coi đã rộn/ Chuông hồi kim cổ lắng càng mau”.

Quy luật này không chỉ chi phối một cảnh quan nào đó của Thăng Long, mà toàn bộ Thăng Long và qua đó toàn bộ non sông đất nước. Đây là sự thăng hoa của thơ Thanh Quan và càng ở những bài thơ sau thì sự thăng hoa này càng lớn. Vì thế, trong bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ”, tâm sự hoài Lê trong Bà Huyện Thanh Quan đã trừu tượng hóa thêm một bậc nữa:

Tạo hóa gây chi cuộc hý trường?

Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,

Nước còn cau mặt với tang thương.

Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

Đến đây, có thể nói, cái chữ tâm sự hoài Lê ở Bà Huyện Thanh Quan, nếu có thì cũng đã dần dần trở nên rỗng nghĩa, mất nội dung cụ thể. Thăng Long thời Lê chỉ còn là một biểu tượng của một quá khứ vàng son đã một đi không trở lại. Thậm chí chỉ còn là biểu tượng của một dĩ vãng chung chung một hoài niệm, một nỗi nhớ về nỗi nhớ. Nỗi nhớ cấp hai này tạo thành nội dung sống của Bà Huyện Thanh Quan.

Nếu lâu đài ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương được xây dựng bởi những động từ chỉ hành động, tính từ chỉ phẩm chất, và trạng từ chỉ cách thức và mức độ thì tháp (ngà) thơ Bà Huyện Thanh Quan lại chỉ được kiến tạo bằng những danh từ mà phần lớn lại là danh từ Hán Việt: “tạo hóa”, “hý trường”, “tinh sương”, “thu thảo”, “tịch dương”, “tuế nguyệt”... Nhiều câu thơ của Thanh Quan dường như chỉ là sự ghép lại của những danh từ: “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/ Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”.

Danh từ chỉ sự vật ở cấp độ khái niệm. Làm thơ bằng những danh từ, nghĩa là Bà Huyện nhìn sự vật ở những bản chất của nó, bỏ qua tất cả những gì là cụ thể, sống động. Một người như thế là giữ một khoảng cách với cuộc sống, xa lánh cuộc đời, lẩn trốn hiện tại. Khoảng cách đó ở nhà thơ còn được nhân lên một lần nữa, bởi các danh từ của Thanh Quan toàn là danh từ Hán Việt. Cùng chỉ một loài thực vật, nhưng "cỏ" (thuần Việt) và "thảo" (Hán Việt) gieo vào tâm trí bạn đọc những cảm xúc và tưởng tượng khác nhau. Cỏ bao giờ cũng gợi nhắc đến một thứ cỏ cụ thể nào đó. Nó đánh thức trong ta những kỷ niệm. Còn thảo thì chỉ là một âm vang xa xôi, trang trọng và nhòe nghĩa. Như vậy, sự khác nhau giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt không đơn thuần ở sắc thái ngữ nghĩa, ở độ âm vang của con chữ, mà còn ở một cách nhìn.

Bà Huyện Thanh Quan không chỉ giữ một khoảng cách với cuộc đời, mà còn giữ khoảng cách với cả chính mình. Khi trên đỉnh Đèo Ngang, thi nhân nói ta với ta là đã có sự phân thân. Ta tự chia ta thành một cái ta khác để chia sẻ mảnh tình riêng cho bớt cô đơn. Nhưng dẫu sao chữ ta này cũng vẫn là nhân xưng ngôi thứ nhất. Tuy nhiên, điều này chỉ diễn ra một lần, khi cảm xúc của thi nhân lên đến đỉnh điểm. Còn ở tất cả những trường hợp khác, Bà Huyện Thanh Quan đều tự gọi mình ở ngôi thứ ba số ít. Một cách tự xa lạ hóa mình. Đó là "người" (“Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường”); "kẻ" (Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ”), đặc biệt là "khách" (“Ngơ ngẩn lòng thu khách bạc đầu”; “Dặm liễu sương sa khách bước dồn”; “Dặm liễu bâng khuâng khách nhớ nhà”). Tự nhận mình là khách, Bà Huyện Thanh Quan không chỉ gián cách mình với mình, mà, quan trọng hơn, gián cách mình với cuộc đời. Bà khẳng định mình chỉ là một người khách đến với cuộc đời này. Đến rồi đi không có gắn bó gì hết. Nhất là ở đây và bây giờ. Điều này còn được thể hiện rõ một lần nữa qua nhan đề các bài thơ của thi nhân. Hai nhan đề có từ qua (“Qua Đèo Ngang”, “Qua chùa Trấn Bắc”), hai có từ nhớ (“Chiều hôm nhớ nhà”, “Nhớ nhà”), một có từ hoài (cổ), cũng là nhớ (“Thăng Long thành hoài cổ”). Như vậy, khoảng cách giữa thi nhân và cuộc đời được thiết lập ở cả ba cạnh khía: Qua: Không gian; hoài cổ: Thời gian và nhớ nhà: Tâm lý. Nghĩa là, người lữ khách ấy chỉ có đi qua cuộc đời, không ghé lại đây để rồi chỉ có nhớ, hoài, nhớ hoài, hoài nhớ.

Bà Huyện Thanh Quan vẫn trung thành với thể thơ luật Đường chính thống. Thơ Đường Bà Huyện Thanh Quan, điều quan trọng là vẫn giữ được hồn Đường. Đây là điều ít nhà thơ đạt được, kể cả những thi nhân Trung Hoa sau Đường. Bởi vậy, nếu nói về việc làm thơ Nôm Đường chuẩn nhất, Đường nhất ở Việt Nam thì thứ nhất phải kể đến Bà Huyện Thanh Quan. Sự Việt hóa thơ Đường ở thi nhân, nếu có, chính là việc nhà thơ kín đáo để lộ nữ tính của mình vào bài thơ. Thi nhân nói nhiều đến mai, liễu vốn là những từ chỉ phụ nữ trong thi liệu Đông phương.

Tuy số lượng bài để lại không nhiều, nhưng, có thể nói, thơ Bà Huyện Thanh Quan là những dấu son của thơ Việt Nam trung đại. Nghĩ đến Bà Huyện Thanh Quan tôi cứ nghĩ tới bức chân dung “Người đàn bà xa lạ” của họa sĩ Nga I. N. Kram-xkoi (1837-1887); ngồi bất động trên xe ngựa và sau lưng là kinh thành Pê-téc-bua mù sương. Cũng đẹp một vẻ đẹp sang trọng, đài các và cách vời như thế. Còn nghĩ đến thơ bà, tôi mường tượng đến một chiều thu, khi mặt trời đã tắt, nhưng còn hắt lên nền trời những dải sáng vàng rực, thuần khiết, và người thợ trời nào đã cắt dải sáng đó thành những bài thơ tuyệt tác.

PGS, TS ĐỖ LAI THÚY