Tại sao ngày 9 3 1945 Nhật đảo chính Pháp

Câu hỏi

Nhận biết

Vì sao Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945 ở Đông Dương?


A.

Thất bại gần kề của phe phát xít nói chung và của Nhật nói riêng

B.

Nhật Bản tiến hành theo kế hoạch chung của phe phát xít

C.

Mâu thuẫn Nhật- Pháp trở lên gay gắt

D.

Phong trào cách mạng dâng cao gây cho Nhật nhiều khó khăn

Tải trọn bộ tài liệu tự học tại đây

  • Tại sao ngày 9 3 1945 Nhật đảo chính Pháp
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 22 trang 89: Vì sao Nhật phải đảo chính Pháp?

Trả lời:

Quảng cáo

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nước Pháp được giải phóng. Chính phủ Đờ-Gôn trở về Pa-ri.

- Ở mặt trận Thái Bình Dương, quân Đồng minh giáng cho Nhật những đòn nặng nề..

- Quân Pháp ờ Đông Dương ráo riết hoạt động, chờ thời phản công Nhật.

=> Mâu thuẫn Pháp – Nhật trở nên gay gắt.

- Trước tình thế thất bại gần kề, Nhật tiến hành đảo chính Pháp, nhằm độc chiếm Đông Dương.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa Lịch sử lớp 9 ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 9 khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Tại sao ngày 9 3 1945 Nhật đảo chính Pháp
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Tại sao ngày 9 3 1945 Nhật đảo chính Pháp

Tại sao ngày 9 3 1945 Nhật đảo chính Pháp

Tại sao ngày 9 3 1945 Nhật đảo chính Pháp

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Tại sao ngày 9 3 1945 Nhật đảo chính Pháp

Tại sao ngày 9 3 1945 Nhật đảo chính Pháp

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: fb.com/groups/hoctap2k7/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Giải bài tập Lịch Sử 9 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 ngắn nhất được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát sách giáo khoa Lịch Sử lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-22-cao-trao-cach-mang-tien-toi-tong-khoi-nghia-thang-tam-nam-1945.jsp

Tại sao ngày 9 3 1945 Nhật đảo chính Pháp

Sĩ quan Nhật tập hợp công dân Pháp tại Việt Nam

Người dịch: Nguyễn Tuấn Anh

Lời nói đầu: Bài này trích dịch Chương 1, cuốn Việt Nam 1945 của DAVID MARR, NXB University of California Press, 2005 – Giải thưởng John K. Fairbank về công trình nghiên cứu xuất sắc của Hiệp hội Châu Á học Mỹ, 1996. Nhan đề bài viết do người dich đặt.

Tối hậu thư

Vào 6:00 giờ tối, ngày 9 tháng 3 năm 1945, Đại sứ Nhật tại Đông Dương, Matsumoto Shunichi, bước vào văn phòng nguy nga của Toàn quyền Pháp – Đô đốc Jean Decoux ở Sài Gòn, để đưa tối hậu thư. Matsumoto đã yêu cầu cuộc họp với lý do ký kết các thỏa thuận hàng năm về cung cấp gạo và hỗ trợ tài chính của Pháp cho quân đội Nhật, các chi tiết của thỏa thuận đã được cấp dưới của họ chăm chỉ dự thảo, dường như để hài lòng lẫn nhau. Tuy nhiên, Decoux đã thắc mắc tại sao Đại sứ Matsumoto yêu cầu nói chuyện riêng sau lễ ký kết. Trong cuộc gặp gỡ cá nhân đó, bắt đầu vào khoảng 6:30 P.M., Decoux kể lại, Matsumoto đã tỏ ra bận tâm và lo lắng, “Điều hiếm gặp ở châu Á.”

Đúng 7 giờ tối, Đại sứ Matsumoto thông báo với Toàn quyền Jean Decoux rằng Tokyo đã chuyển các yêu cầu mới, yêu cầu Pháp chấp nhận vô điều kiện không muộn hơn 9 giờ tối ngày hôm đó: tất cả các lực lượng quân đội và cảnh sát của Đông Dương sẽ được đặt dưới sự chỉ huy và kiểm soát của Quân đội Nhật; không đơn vị nào được di chuyển mà không có sự cho phép trước; các tuyến đường sắt, đường thủy, các hệ thống điện báo và vô tuyến điện sẽ được đặt dưới sự kiểm soát của Nhật.

Đó là khoảnh khắc mà Đô đốc Decoux đã lo sợ và cố gắng tránh trong năm mươi lăm tháng trước đó. Kể từ khi nhậm chức vào tháng 7 năm 1940, ông đã coi mình là người trông coi chủ quyền của Pháp ở Đông Dương, cố gắng giữ lại một cái gì đó của truyền thống anh hùng trong thời kỳ khó khăn, ít nhất là giữ thuộc địa nguyên vẹn về mặt vật chất để có thể trao trả nó lại cho Paris khi chiến tranh thế giới kết thúc.

Bị nhốt

Sau khi được đưa ra tối hậu thư tại Sài Gòn lúc 7 giờ tối, phản ứng đầu tiên của Decoux là gọi Claude de Boisanger, người rõ ràng có nhiệm vụ làm nhân chứng, khi viên toàn quyền phản đối gay gắt Đại sứ Matsumoto và tìm cách cải thiện những yêu cầu hà khắc. De Boisanger cũng tìm cớ đi đến văn phòng liền kề, nơi ông ta bảo một người nào đó báo động cho các chỉ huy quân đội Pháp. Decoux khẳng định với Matsumoto rằng ông cần phải hỏi ý kiến ​​Tướng Aymé và những người khác trước khi chính thức trả lời tối hậu thư, nhưng đại sứ đã liên tục trả lời rằng viên toàn quyền có đủ thẩm quyền để tự mình chấp nhận hoặc từ chối. Matsumoto không muốn rời đi mà không có phản hồi bằng văn bản và thậm chí còn gợi ý với Decoux những từ ngữ phù hợp, nhưng cuối cùng, vào lúc 8:15 tối, ông đồng ý rời khỏi cung điện, nói rõ rằng thư trả lời phải đến trụ sở quân đội Nhật và một đơn vị quân đội Nhật Bản sẽ ở bên ngoài để “đảm bảo an ninh.”

Giả sử rằng văn phòng của Decoux đã cố gắng liên lạc với trụ sở chính của Aymé tại Hà Nội từ khoảng 7:30 tối, nhưng không có bằng chứng cho thấy có bất kỳ tin nhắn được nhận. Rất có thể người Nhật đã cắt các đường dây điện thoại, điện báo liên quan và làm nhiễu các tần số vô tuyến tiêu chuẩn của Pháp. Tướng Tsuchihashi rõ ràng đã biết nội dung các bức điện gửi Hà Nội, sau đó bày tỏ sự ngạc nhiên khi không có lệnh khẩn cấp nào từ Decoux kèm theo thông tin về tối hậu thư của Nhật. Rõ ràng, Decoux vẫn hy vọng một cách tuyệt vọng tránh được xung đột vũ trang, được gia hạn thời hạn tối hậu thư để có thể đàm phán thêm. Mặt khác, de Boisanger cảm thấy tối hậu thư vừa hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với người Pháp vừa thực sự không thể thương lượng đối với người Nhật, do đó, việc chính cần làm là cảnh báo các chỉ huy quân sự. Tướng Delsuc, một chỉ huy quân đội ở Nam Kỳ, và Đô đốc Bérenger, tư lệnh hải quân Đông Dương, được triệu tập đến dinh toàn quyền ngay sau khi Đại sứ Matsumoto rời đi, một quyết định ngu ngốc, khiến người Nhật dễ dàng xác định được vị trí và giam giữ họ một giờ sau đó. Lúc 8:45 tối, Decoux cử ủy viên phụ trách các vấn đề Pháp-Nhật của mình, Đại úy Hải quân Robin, đến gặp Matsumoto với văn bản trả lời, về cơ bản thúc giục tiếp tục các cuộc thảo luận sau 9:00 tối, thời hạn cuối cùng của tối hậu thư.

Một hoạt cảnh cuối cùng của tấn bi kịch ngoại giao Đông Dương giữa Pháp-Nhật kéo dài gần 5 năm, Đại úy Robin vào nhầm tòa nhà. Ở đó, một thông dịch viên người Nhật đeo súng tiểu liên đã cho phép Robin điện thoại cho Đại sứ Matsumoto, sau đó người ta đã cử một chiếc xe đến đón người đưa tin lầm đường của Pháp. Trong khi đó, Tướng Tsuchihashi đã hoãn phát lệnh qua radio. Tuy nhiên, vào lúc 9 giờ 18 phút tối, một thông báo gây hoang mang đã đến rằng giao tranh đã bắt đầu ở Hà Nội. Suy nghĩ đầu tiên của Tsuchihashi là đưa ra tòa viên sĩ quan Nhật, người đã không đợi lệnh theo quy định, trong trường hợp Decoux chấp nhận tối hậu thư. Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ nhanh, ông nhận ra rằng giao tranh có thể nổ ra khắp Đông Dương mà không có tín hiệu nào từ ông, làm đảo lộn các kế hoạch đã được vạch sẵn và gây ra thiệt hại lớn hơn về nhân mạng. Rõ ràng, Tsuchihashi vẫn không biết rằng một thuộc cấp khác ở Hải Phòng đã tiến hành các cuộc tấn công sớm nhất là vào lúc 7 giờ 25 phút tối, có thể là để phản ứng với cảnh báo của Pháp tại địa phương, cũng như thiếu tin tưởng vào việc tiếp nhận tín hiệu vô tuyến từ Sài Gòn. Lúc 8:45 tối ở Lạng Sơn, một toán quân Nhật đã tấn công vào một đám hỗn loạn các sĩ quan Pháp.

Lúc 9:23 tối, khi Đại úy Robin vẫn chưa có mặt, Tướng quân Tsuchihashi quyết định cho rằng Decoux đã không đáp ứng các điều khoản của tối hậu thư và ra lệnh truyền đi nhiều lần mã ‘7.7.7.’, thể hiện sự từ chối của Pháp. Hai phút sau, Robin được dẫn vào căn phòng bên cạnh để trình bức thư của Decoux cho Matsumoto, ông ta đã đọc nó một cách nhanh chóng, sau đó gọi lớn cho Tsuchihashi, “Không nghi ngờ gì nữa, đây là một lời từ chối”. Gần như ngay lập tức sau đó một tiếng súng nổ vang ở một khu vực khác của thành phố, sau đó im lặng.

Nhật hất cẳng Pháp

Các đơn vị quân đội Pháp đã phản ứng với hành động thù địch của Nhật theo nhiều cách khác nhau, từ đầu hàng ngay lập tức hay kiên quyết bảo vệ vị trí của họ cho đến cố gắng chạy trốn và lẩn tránh.

Tại Nam Kỳ và Campuchia, hầu hết các đơn vị quân đội đều ít kháng cự và đã đầu hàng quân Nhật vào trưa ngày 10 tháng 3, có thể theo lệnh của tướng Delsuc đang bị giam giữ. Một số nhóm đã cố gắng thiết lập các căn cứ kháng chiến ở đồng bằng sông Cửu Long hoặc chạy trốn chủ yếu theo hướng Thái Lan, nhưng trong vòng vài tuần, chỉ còn lại một số ít người châu Âu lưu lạc, kiếm thức ăn từ dân làng, liên tục lo sợ những kẻ phản bội [thông báo] đến người Nhật.

Tại Lào, những nỗ lực kháng chiến quy mô nhỏ như vậy đã thành công hơn, vì các đội thuộc chính phủ Pháp Tự do có thể dựa vào các gia đình quý tộc Mèo (Hmong), Thái Lan và Lào cụ thể để được hỗ trợ tiếp tế, khuân vác và thông tin về các di chuyển của [quân] Nhật.

Tại An Nam (Trung Kỳ), đơn vị thuộc địa đóng quân tại cố đô Huế là đơn vị duy nhất chiến đấu kiên cường. Hầu hết các vị trí tại thành nội Huế có kiến trúc theo phong cách Vauban đều bị chiếm từ rất sớm. Một đơn vị biệt kích Nhật cải trang thành dân thường Việt Nam ẩn nấp bên trong những cánh cổng lớn trước giờ đóng cửa thường lệ, trói chặt những người gác cổng lúc 9:00 tối, rồi lo lắng chờ đợi tín hiệu tấn công, sẽ đến 25 phút sau đó. Một số công dân Pháp đi xem phim Tarzan ở trung tâm thành phố, đã bị một toán lính Nhật vây bắt ngay sau khi phim mới bắt đầu chiều. Sự kháng cự kiên cường của quân Pháp tập trung ở đồn Mang Cá, họ đầu hàng vào chiều ngày 10 tháng 3 sau khi viên chỉ huy bị thương và hết đạn. 251 trong số 1.140 lính Pháp tại Huế đã thiệt mạng, một tỷ lệ rất cao trong hai mươi giờ chiến đấu.

***

Tối ngày 9 tháng 3 năm 1945, [Đổng lý ngự tiền] Phạm Khắc Hòe, thư ký riêng cho Hoàng đế An Nam, Bảo Đại, đang thư giãn ở nhà thì thành phố Huế bị rung chuyển bởi những vụ nổ. Trong khi tiếp tục bữa ăn, ông ta nhận ra tiếng pháo và tiếng súng máy hạng nặng, phần lớn đến từ hướng doanh trại quân đội Pháp và các cơ quan hành chính. Sáng hôm sau, tiếng súng đã tắt, Hòe lái xe đến cung điện hoàng gia để báo cáo công việc, nhưng ông thấy cổng bị khóa và dán đầy những tuyên bố thiết quân luật của Nhật. Khi quay lại, ông Hòe bị chặn bởi một đội tuần tra Nhật được trang bị vũ khí đầy người, người lãnh đạo lạnh lùng ra lệnh cho ông ta ra khỏi ô tô và đưa ông ta đến gặp phụ trách cảnh sát địa phương, một viên quan ba (đại úy) trẻ đeo kính, mang một thanh kiếm samurai. Khi nhìn thấy thẻ bài quan bằng ngà voi của ông Hòe, viên đại úy chào ông một cách kính trọng và giải thích bằng tiếng Pháp, “Quân đội Thiên Hoàng chỉ truất quyền của thực dân Pháp thôi, chớ không đụng chạm đến Nam triều.Ông Hòe sau đó được áp giải về tận nhà.

Hoàng đế An Nam, Bảo Đại, đã tránh được toàn bộ cuộc xung đột. Ông ta có chuyến đi săn vào ngày 9 (Người vợ Pháp của Lãnh sự Yokoyama đã tham gia cuộc đi săn của Bảo Đại, một dấu hiệu cho thấy người Nhật biết rõ mọi động thái của Hoàng đế và đó có thể nguyên nhân ông vắng mặt trong quá trình đảo chính), khi trở về vào đêm 9 tháng 3, ông bị chặn lại ở một chốt kiểm soát của Nhật. Đại úy Kaneko Noboru, chỉ huy của một đơn vị hoạt động bí mật, nhưng hiện giờ đeo băng tay với ký tự AN (có nghĩa là “An ninh” và có lẽ là An-Nam) chồng lên mặt trời mọc, xác định những người ngồi ở ghế sau là Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương. Thông qua một thông dịch viên, Kaneko thông báo với họ rằng sự áp bức của thực dân Pháp đã kết thúc, và “từ ngày mai, người dân An Nam và đất nước An Nam có thể hướng tới sự thịnh vượng huy hoàng”. Người ta thấy, Hoàng đế run lên vì xúc động và khóc rất nhiều, Hoàng đế nói với Kaneko rằng ông hy vọng có thể hợp tác với Nhật để vượt qua mọi khó khăn.

Các cảm xúc của Bảo Đại đêm đó có thể liên quan đến sự không chắc chắn về tương lai của cá nhân ông, vì người ta đồn đại khắp nơi rằng người Nhật có ý để Hoàng tử Cường Để, người cư trú lâu đời ở Tokyo, thay thế ông lên ngôi nhà Nguyễn. Tuy nhiên, vào chiều hôm sau, một nhà ngoại giao cấp cao của Nhật, Yokoyama Masayuki, vào cung điện hoàng gia và nói với Bảo Đại rằng Tokyo muốn ông đứng đầu một chính phủ để “duy trì trật tự xã hội”. Yokoyama nói thêm rằng Nhật đã sẵn sàng thừa nhận một tuyên bố độc lập của người An Nam trong Khối thịnh vượng Đại Đông Á.

Không có gì nghi ngờ là Bảo Đại đã chỉ thị cho Phạm Quỳnh, Bộ trưởng Nội vụ (và trên thực tế là Thủ tướng), soạn thảo một bản tuyên ngôn bằng tiếng Pháp và trình cho Yokoyama, Yokoyama thấy nó phù hợp ngoại trừ một điều khoản bày tỏ lòng biết ơn đối với các lực lượng vũ trang Nhật Bản. Đoạn văn sau đó bị xóa bỏ. Phạm Quỳnh lên lịch họp toàn thể nội các vào sáng hôm sau, 11 tháng 3, nơi ông đọc bản tuyên ngôn trang trọng trước sự chứng kiến của quốc vương. “Chính phủ Việt Nam” – một tên gọi mới – đã bãi bỏ Hiệp ước Bảo hộ đã ký với Pháp năm 1884, tuyên bố độc lập và khẳng định quyết tâm cộng tác với Nhật. Không ai trong năm thành viên nội các khác phản đối hay đề nghị sửa đổi, Bảo Đại chỉ thị cho thư ký Phạm Khắc Hòe chuẩn bị một văn bản chính thức để ký. Bộ trưởng Nghi lễ, Ưng Úy, cho rằng ngày 14 tháng 3 là một ngày tốt lành để tiến hành nghi lễ thông báo cho tổ tiên của triều đại về biến cố kịch tính này.

Bảo Đại kết thúc cuộc họp bằng cách mời mọi người đến phòng của mẹ mình để chơi mạt chược và ăn tối với thịt min (bò tót) săn được trong chuyến đi săn mới nhất của ông. Không có tài liệu nào về việc những người có mặt suy nghĩ dự đoán về số phận của những chủ cũ người Pháp của họ dưới tay người Nhật.

Tại những nơi khác của An Nam, vài nghìn quân thuộc địa chạy về những ngọn núi phía tây, nhưng vô ích, vì lương thực nhanh chóng cạn kiệt và binh lính bản xứ bỏ rơi các sĩ quan Pháp và hạ sỹ quan của họ. Trong vòng vài tuần, các nhân viên tình báo của Gaullist cho rằng việc kháng cự thêm ở An Nam là không thể, “do sự thù địch của cư dân và sự tăng cường các điệp viên Nhật.” Một vài người Pháp đã đến được Lào, số còn lại chết hoặc bị bắt.

***

Tại Bắc Kỳ, đúng như dự đoán của cả hai bên, hầu hết các sự kiện nghiêm trọng đều xảy ra ở đây.

Tại Hà Nội, quân đội Nhật, những người đã được huấn luyện kỹ càng để có thể đánh chiếm một số địa điểm khác nhau cùng một lúc, đã được triển khai lặng lẽ bắt đầu lúc 7 giờ tối ngày 9 tháng 3, bắt một số sĩ quan Pháp tại nơi làm việc hoặc tại nhà của họ. Lúc 7 giờ 55 phút tối, khi Tướng Mordant đang nói chuyện với Paul Mus, một đặc vụ chìm của chính phủ Pháp Tự do, ở tư dinh của mình, thì bộ chỉ huy lực lượng vũ trang gọi điện báo cáo vụ nổ súng trước đó tại bến phà. Sau khi ra lệnh cho cấp dưới liên lạc với người Nhật, để ngăn chặn những diễn biến phức tạp, Mordant đã cho Mus sử dụng ô tô và tài xế của mình để đi khắp thành phố tĩnh lặng. Vài phút sau, Mus nghe thấy tiếng đạn của quân Nhật rít xung quanh xe như tiếng mèo kêu meo meo. Mus đã rơi vào vụ nổ súng đầu tiên ở Hà Nội, gần tòa nhà trụ sở chính. Đại tá Guyot tổ chức phòng thủ ngay lập tức và sau đó đã bị giết, còn Đại tá Cavalin thì tập trung đốt các tài liệu mật. Chỉ huy Nhật, nhận ra rằng ông ta đã đi trước thời hạn của Tướng Tsuchihashi, nên do dự tấn công. Khi tín hiệu 7.7.7. cuối cùng đã đến và các đơn vị lại tiến về phía trước, quân Pháp kiên cường chống trả. Bộ chỉ huy lực lượng vũ trang đã phải chống lại ba cuộc tấn công trước khi đầu hàng lúc 5:00 sáng ngày 10.

Tướng Mordant rời khỏi dinh thự của mình đến Hoàng thành trong thời gian tạm im tiếng súng vào tối hôm trước, dành thời gian tiêu hủy các tài liệu và đưa ra lời khuyên cho Tướng Massimi, chỉ huy quân đồn trú [tại Hoàng thành], sau đó đi bộ đến nhà một người bạn với ý định rõ ràng là chạy trốn khỏi Hà Nội, Tuy nhiên, vào buổi sáng, Mordant đã đầu thú chính quyền Nhật. Trong khi đó, người của Tướng Massimi tại Hoàng thành đã chống lại các cuộc tấn công liên tiếp. Quân Nhật ép tướng bị bắt Aymé ra lệnh cho tướng Massimi đầu hàng, nhưng không thành công. Một nghệ sĩ thổi kèn người Pháp bị bắt đã thổi bản “Cessez le feu!” (ngừng bắn) nhưng không có kết quả. Vào chiều ngày 10, tình hình trở nên vô vọng, Tướng Massimi cho nổ bãi chứa nhiên liệu và bãi đậu xe cơ giới trước khi đầu hàng. Mặc dù cuộc giao tranh ở Hà Nội chỉ kéo dài chưa đầy 24 giờ, nhưng mức độ khốc liệt của nó được bộc lộ qua những tổn thất: một bên là 87 người châu Âu và khoảng 100 người Việt Nam bị giết, bên kia là 115 người Nhật.

***

Tại Bắc Ninh. Vào ngày 8 tháng 3 năm 1945, nghe tin Toàn quyền Decoux được gọi đến Sài Gòn để tham vấn với quân Nhật và quan sát các đơn vị Quân đội Đế quốc chuẩn bị cho cuộc chiến có thể xảy ra, các nhà hoạt động bí mật của Đảng Cộng sản ở Hà Nội đã gửi một điện báo tới trụ sở Trung ương Đảng, nằm trong một “An toàn khu” bí mật cách thành phố chưa đầy hai mươi km về phía bắc. Trường Chinh, tổng bí thư của Đảng, là người rất khôn ngoan, dù thường quá quan tâm đến chi tiết, quyết định triệu tập một cuộc họp của các thành viên có sẵn của Ủy ban Trung ương để thảo luận về cách phản ứng trước việc mối quan hệ Pháp-Nhật kéo dài 53 tháng sẽ bị chấm dứt bằng bạo lực, điều mà ông đã dự đoán trong các tạp chí định kỳ của Đảng trong gần một năm nay. Khi các thành viên bắt đầu tập trung vào buổi tối hôm sau tại một ngôi chùa ở làng Đồng Kỵ, tỉnh Bắc Ninh, thì từ xa đã có thể nghe thấy những tiếng nổ đầu tiên của đặc công Nhật và những trận pháo kích dữ dội bất ngờ vào các vị trí của Pháp ở Hà Nội. Chẳng bao lâu sau họ được báo cáo là các lính khố đỏ thuộc địa Việt Nam đã chạy trốn dọc theo Đường số 1 gần đó, và một số người tham gia cuộc họp của Đảng đã vội vã chạy ra ngoài để khuyến khích những người ủng hộ tại địa phương thu gom súng đạn bị vứt rải rác dọc đường.

Tránh mọi hành động vội vàng, Trường Chinh và các cộng sự của ông đã dành gần ba ngày để xem xét tình hình chung và đưa ra phản ứng của Đảng. Một Chỉ thị đáng chú ý (Nhật Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta) dài 1.750 chữ do Trường Chinh soạn thảo và ban hành ngày 12 tháng 3 dưới danh nghĩa Ban Thường vụ Trung ương, đã truyền tải một cách cô đọng những cơ hội vô song dành cho Đảng và các nhóm mặt trận Việt Minh của Đảng. Dựa trên thông tin rải rác về chiến trận có được cho đến thời điểm đó, Chỉ thị đã giả định một cách chính xác rằng các lực lượng thuộc địa Pháp sẽ không thể phục hồi sau những cú sốc ban đầu do Quân đội Hoàng gia gây ra. Mặt khác, những người Nhật chiến thắng sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý Đông Dương theo ý mình, đặc biệt là trước mối đe dọa về cuộc xâm lược của Đồng minh.

***

Tại Hải Phòng, quân Nhật tập trung vào doanh trại Bouet, sở chỉ huy của Lữ đoàn 1 Bắc Kỳ do Đại tá Henry Lapierre chỉ huy. Họ sử dụng súng cối hạng nặng và hỏa lực súng máy yểm trợ các cuộc xâm nhập và tấn công quy mô cấp trung đội vào các tòa nhà xung quanh. Đến 10:00 sáng ngày 10 tháng 3, không một binh lính thuộc địa nào có thể di chuyển mà không phơi mình dưới làn đạn giết người. Khi quân Nhật bắt đầu sử dụng đại bác để tiêu diệt hết vị trí này đến vị trí khác, Đại tá Lapierre đã ra lệnh cho quân của mình ngừng bắn. Được một trung úy Nhật áp giải đến gặp chỉ huy cuộc tấn công, Đại tá Lapierre thấy mình bị ép buộc ký vô số giấy tờ lệnh các đơn vị cấp dưới tại các nơi đầu hàng. Sau khi rõ ràng rằng Lapierre không đồng ý, người ta bắt đầu tìm kiếm các cuốn sách mật mã của Lapierre để tạo ra mệnh lệnh đầu hàng, nhưng chỉ tìm thấy đống tro tàn. Cuối ngày, người Nhật dàn xếp với nhau để giải quyết các đơn vị đồn trú còn lại của Lữ đoàn 1.

Tại Lạng Sơn, một lần nữa giống như các năm 1885 và 1940, là nơi quân Pháp chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nó bắt đầu với một mưu kế. Chỉ huy địa phương của Nhật đã mời Tướng René Lemonnier, Tư lệnh Lữ đoàn 3 Bắc Kỳ, dùng bữa tối lúc 6:30 chiều ngày 9. Lemonnier lịch sự từ chối, nhưng không muốn gây phản cảm về mặt ngoại giao, ủy quyền cho ba sĩ quan cấp cao đi cùng vị quan dân sự tỉnh Lạng Sơn đến dự tiệc. Vào lúc 8 giờ tối, người dẫn chương trình thông báo cho những vị khách Pháp của mình rằng họ đã bị bắt. Trụ sở của Tướng Lemonnier tại Thành Lạng Sơn bị tấn công bắn phá từ 9:00 tối. và đến gần trưa ngày 10, Lemonnier buộc phải đầu hàng. Được người Nhật yêu cầu ra lệnh cho các đơn vị cấp dưới hạ vũ khí, Lemonnier từ chối và bị chặt đầu. Với việc các đơn vị Nhật tiếp tục gặp phải sự kháng cự dữ dội khi tấn công các pháo đài gần đó trong ngày 11, các chiến thuật tàn bạo tương tự đã được sử dụng đối với bốn khách ăn tối trước đây, với kết quả giống hệt nhau. Đại tá Robert thậm chí đã đề nghị một khẩu súng lục để tự sát trong danh dự, nhưng bị từ chối và bị chặt đầu.

Ngay sau nửa đêm ngày 12 tháng 3, quân Nhật tung hai trung đoàn bộ binh đánh Đồng Đăng, vị trí cuối cùng của Pháp, hết đạn và đầu hàng lúc 10:00 sáng. Dường như rất tức giận với con số thương vong cao của mình, viên chỉ huy Nhật ra lệnh cho sĩ quan cao cấp còn sống của Pháp quỳ gối trước quân đội thuộc địa của chính mình, những người sững sờ nhìn họ bị hành quyết. Đến sáng hôm sau, 53 người sống sót ở Đồng Đăng đã bị chặt đầu hoặc đâm bằng lưỡi lê cho đến chết. Một lính Pháp tên Cron, bị thương do kiếm chém nhưng sống sót nhờ giả chết cho đến khi quân Nhật rời đi. Tổng số tù nhân châu Âu và Đông Dương bị quân Nhật giết ở khu vực Lạng Sơn có thể đã vượt quá hai trăm. (Theo Jean Dubourg, trong Les Crimes japonais aprés le 9 Mars 1945 – Saigon, 1948, khẳng định rằng khoảng 400 tù binh Pháp đã bị giết tại Lạng Sơn, nhưng không có nguồn nào được đưa ra. Con số này tương đương hơn một phần ba tổng số quân ‘châu Âu’ tại Lạng Sơn, một số người trong số họ đã chết trong chiến đấu). Tướng Tsuchihashi đến Lạng Sơn khoảng một tuần sau khi trận giao tranh kết thúc đã thẩm vấn kỹ lưỡng các sĩ quan về những sự cố này. Tổng lãnh sự Nishimura Kumao, người đi cùng Tsuchihashi đến Lạng Sơn, nghe một trung úy phiên dịch viên nói rằng các sĩ quan Pháp đã dũng cảm khi bị hành quyết, họ đã hát bài ‘Marseillaise.’ Trong khi đó, các cuộc tấn công bằng bom chậm trễ sau đó của Lực lượng Không quân 14 Hoa Kỳ dường như đã giết chết hàng trăm tay súng thuộc địa Việt Nam đang bị quân Nhật giam giữ bên trong Thành Lạng Sơn.

Tại Hà Giang, chỉ huy quân đồn trú Pháp đã bị bắt khi đang làm trọng tài một trận bóng đá giữa lính Nhật và lính Trung Hoa đến từ bên kia biên giới. Sau đó ông ta đã bị xử tử. Từ những bức ảnh của Bình Minh (Hà Nội), ngày 15 tháng 4 năm 1945, có thể thấy các công sự bê tông lớn ở Lào Cai không bị hư hại cho thấy quân Pháp đã đầu hàng Nhật mà không có kháng cự đáng kể nào.

***

Vài giờ sau khi Nhật Bản tiếp quản vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, các chỉ huy của Đồng minh ở Trung Quốc, Ceylon và Ấn Độ đã có trong tay những thông tin vô tuyến rời rạc từ các đơn vị thuộc địa của Pháp đang bị tấn công, cũng như các báo cáo từ các đội bí mật của họ đang hoạt động ở Đông Dương. Khoảng nửa đêm, người Mỹ ở miền nam Trung Hoa nhận được thông tin từ đồn Pháp ở Lạng Sơn, báo cáo về một cuộc tấn công lớn của Nhật và yêu cầu Đồng minh không kích vào các mục tiêu đã định. Tướng Claire Chennault, tư lệnh Không Lực 14 của Mỹ, ngay lập tức xin phép Tổng hành dinh Mặt trận Trung Hoa ném bom quân Nhật và được trả lời “Hãy cho chúng xuống địa ngục”. Tuy nhiên, khi máy bay đến Lạng Sơn, các bên đã ở quá gần nhau nên có nguy cơ ném bom nhầm. Tại Trùng Khánh vào sáng ngày 10 tháng 3, Chennault hỏi Thống chế Tưởng Giới Thạch rằng liệu Trung Hoa có giúp đỡ người Pháp ở Đông Dương hay không, nếu họ có thể kháng cự quyết liệt. Tưởng trả lời một cách khó hiểu “Hỗ trợ có thể được cung cấp”, đồng thời nói thêm rằng nếu các đơn vị Pháp chạy trốn qua biên giới, họ có thể được phép ở lại một địa điểm do Trung Hoa chỉ định.

Trong vòng vài ngày sau cuộc đảo chính, các đơn vị tình báo Đồng minh theo dõi đường truyền vô tuyến Đông Dương thấy rằng mặc dù cuộc kháng chiến nói chung đã sụp đổ, nhưng một số đơn vị chiến đấu thuộc địa đáng kể đã tìm cách thoát được sự vây bắt của quân Nhật và rút lui về hướng Quảng Tây và Vân Nam. Khi các thành viên của Cơ quan Tình báo Chiến lược Hoa Kỳ (OSS) tại Trung Hoa đề xuất thả dù vũ khí, thiết bị và các đội huấn luyện du kích cho một chỉ huy người Pháp, người trước đây đã cung cấp thông tin cho họ qua một đài phát thanh bí mật, [chỉ huy] Mặt trận Trung Hoa quyết định yêu cầu hướng dẫn chính sách từ Washington. Một loạt các cuộc tham vấn và thông điệp khó hiểu diễn ra sau đó, phản ánh các quan điểm khác biệt trong nhiều năm về Đông Dương. Trong khi đó, Chennault ngoài thuốc men đã miễn cưỡng thả dù thiết bị hoặc vật tư khác, và âm thầm cho phép tổng cộng 34 phi vụ ném bom, đánh phá và trinh sát trên khắp Đông Dương từ ngày 12 đến ngày 28 tháng Ba.

Trong khi đó, các sĩ quan cấp cao tại Bộ Tư lệnh Đông Nam Á (SEAC), có trụ sở chính tại Kandy – Ceylon, đã nhanh chóng phê duyệt việc thả vũ khí và đạn dược cho một số đơn vị Pháp đang rút lui. Với mười lăm trong số hai mươi ba đài thu phát bí mật do Anh kiểm soát vẫn hoạt động ở Đông Dương, có vẻ như có thể hình dung được rằng các hoạt động du kích mở rộng có thể được tổ chức chống lại quân Nhật. Tuy nhiên, đến cuối tháng 3, hầu như tất cả các đài thu phát đều không có phản hồi. 1210 đặc vụ người bản xứ và châu Âu của SEAC đều đã chết, bị bắt hoặc chạy trốn sang Trung Hoa hay Bắc Lào. Với việc ưu tiên cho cuộc tấn công của Đồng minh ở Miến Điện, có ít máy bay đặc nhiệm hơn trước đây để thả các biệt đội mới vào Đông Dương và duy trì tiếp tế cho họ.

Tin tức về cuộc đảo chính của Nhật tới Paris thông qua một đơn vị Pháp Tự do quan hệ chặt chẽ với người Anh ở Calcutta. Tin tức về các sự kiện ở Đông Dương trên báo chí hoàn toàn bị lu mờ trước tin tức về các đơn vị Mỹ vượt sông Rhine thành công và các lực lượng Liên Xô của Tướng G. K. Zhukov đến Oder, sẵn sàng tiến vào Đức. Tuy nhiên, vào ngày 12 tháng 3, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa, Paul Giacobbi, nói ”đôi khi cảm động về lòng trung thành” của các dân tộc Đông Dương đối với Pháp, và dự đoán rằng “không lâu nữa lá cờ của chúng ta [Pháp] sẽ lại bay trên Hà Nội, Huế và Sài Gòn tự do cũng giống như Strasbourg và Metz”(vừa được giải phóng khỏi quân Đức). Cùng ngày hôm đó, Đại sứ Pháp Henri Bonnet đã trình một công hàm lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ yêu cầu giúp đỡ ngay lập tức ở Đông Dương. Ngày 13, Tướng Charles de Gaulle, người đứng đầu chính phủ lâm thời Pháp, đã quát mắng Đại sứ Mỹ Jefferson Caffery vì thiếu sự trợ giúp đường không của Mỹ ở Đông Dương, làm ông ta lo ngại khi hỏi liệu rằng Washington có đang đẩy Pháp vào quỹ đạo của Nga hay không. Tuy nhiên, ngoài những cơn nổi giận có tính toán như vậy, de Gaulle không thể làm được gì nhiều để cứu các đơn vị quân đội thuộc địa còn sót lại ở Đông Dương.

***

Vì một lý do nào đó, vào tối ngày 9 tháng 3, quân Nhật không tấn công hai lực lượng của Tướng Sabattier ở ngay phía tây và tây bắc của Hà Nội, điều này giúp họ có thời gian để sơ tán về phía biên giới với Vân Nam. Tuy nhiên, Sabattier nhanh chóng mất liên lạc với hầu hết các đơn vị trực thuộc của mình; Pháo và phương tiện cơ giới đã bị phá hủy tại các bờ sông vì thiếu phà hoặc bè, và quân Nhật đã thành công trong việc chặn hai lối ra biên giới quan trọng nhất là Lào Cai và Hà Giang. Ngày 11 tháng 3, chỉ huy Lữ đoàn Bắc Kỳ 2, Tướng Marcel Alessandri, quyết định tước vũ khí của các tay súng người Đông Dương của ông ta và để mặc cho ai tự xoay sở lo liệu lấy. Điều này có thể đã giải phóng một số người trong số họ, nhưng chắc chắn nó đã làm tổn thương những người khác rất sâu sắc, và nó đã sớm được những người theo chủ nghĩa dân tộc Việt Nam sử dụng như là biểu tượng cho sự xảo quyệt của thực dân Pháp. Paul Mus, người đã gặp một số Hạ sỹ quan bản địa và những người lính khi họ rời khỏi vùng núi, đã không thể trả lời câu hỏi nóng nảy của họ về lý do tại sao cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù chung Nhật Bản đã tan rã quá đột ngột, bở họ lại trơ trọi không có vũ khí, và nguy cơ bị trả thù.

Tướng Sabattier nhận được lệnh qua radio từ Tướng de Gaulle ở Paris yêu cầu duy trì sự hiện diện thực tế ở miền Bắc Đông Dương bằng bất cứ giá nào, vì đó là biểu tượng cho sự tồn tại chủ quyền của Pháp. Tuy nhiên, sự truy đuổi không ngừng của quân Nhật, tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp ngày càng tăng, bệnh tật và tinh thần quân đội giảm sút đã khiến điều này trở nên bất khả thi. Các sĩ quan thuộc địa kỳ cựu đặc biệt khó chịu khi phát hiện ra một số nhóm thiểu số vùng cao đã hợp tác với quân Nhật để săn lùng các đơn vị Pháp bị cô lập. Sự trợ giúp đáng kể của Mỹ và Trung Hoa có thể giúp Sabattier bảo vệ được một số vị trí trên núi, nhưng bất chấp những lời khẩn cầu từ Thủ tướng Churchill, cả Tổng thống Roosevelt và Thống chế Tưởng Giới Thạch đều không có ý định viện trợ cho các lực lượng Pháp, [lực lượng] mà chỉ vài tuần trước đó đã là một bên của thỏa thuận phòng thủ với Nhật. Trong tháng 4 và tháng 5, khoảng 5700 binh lính Đông Dương, trong đó có 2469 người châu Âu, đã được Trung Hoa cho phép vượt qua biên giới tại nhiều địa điểm khác nhau, bị tước vũ khí và bị đối xử khinh bỉ một cách lộ liễu.

Kết luận

Đến ngày 15 tháng 5, Tướng Tsuchihashi tuyên bố các chiến dịch đã hoàn tất và chuyển một số lữ đoàn đi nơi khác. Trên toàn Đông Dương, khoảng 2100 sĩ quan và lính người châu Âu đã thiệt mạng hoặc mất tích khi Nhật cướp chính quyền ngày 9 tháng 3 năm 1945. Tổn thất của binh lính thuộc địa bản xứ không được thống kê, nhưng có lẽ đã vượt quá số tử vong của người châu Âu. Khoảng 15000 thành viên của các lực lượng vũ trang Đông Dương đã bị Nhật bắt giữ, 12000 trong số họ là người châu Âu.

Nhiều người Pháp tin rằng người Nhật đã đánh gục họ vào tháng 3 năm 1945 đơn giản chỉ vì ác cảm – để phá hủy tiền đồn cuối cùng của người da trắng ở châu Á, khi rõ ràng chiến thắng ở Thái Bình Dương năm 1941-42 của họ đã biến thành tro bụi. Người Pháp nhớ từng ví dụ về sự ngược đãi của người Nhật sau ngày 9 tháng 3, trong khi quên rằng người Nhật ít nhất đã đảm bảo cung cấp cho họ một lượng lương thực tối thiểu trong thời điểm hàng trăm nghìn người Việt Nam đang chết đói quanh đó.

Mặc dù một số người Nhật chắc chắn hài lòng khi cuối cùng đã phá bỏ được cấu trúc thuộc địa lỗi thời của Pháp ở Đông Dương, và một số thích thú với việc bạc đãi công dân Pháp sau cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3, nhưng không có bằng chứng lịch sử nào cho thấy những cảm xúc đó được hình thành trên cơ sở chính sách của Nhật. Quân Pháp đã bị lật đổ vì những lý do quân sự đơn giản, có thể là không cần thiết, trước ý định của Mỹ nhằm tấn công các đảo chính của Nhật, nhưng đó là một biện pháp phòng ngừa hợp lý khi xem xét dữ liệu tình báo có được vào thời điểm đó.

Sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Nhật và yếu tố bất ngờ về mặt chiến thuật làm giảm nguy cơ xung đột kéo dài với Pháp, hoặc thậm chí là đảo ngược tình thế. Mặt khác, quan hệ song phương căng thẳng vào đầu tháng 3 đến mức cả Tướng Tsuchihashi và Đô đốc Decoux đều không thể tuân theo tiền lệ 1940-41 là sự kết hợp giữa việc xảy ra bạo lực và một giải pháp thương lượng vào phút cuối. Đối với Tsuchihashi, điều này tạo ra một sự bối rối nhỏ trong giới lãnh đạo các đơn vị địa phương của Nhật dẫn đến tấn công quân Pháp trước khi nhận được tín hiệu tấn công. Đối với Decoux, điều đó có nghĩa là thảm họa hoàn toàn, những sợi dây kiểm soát cuối cùng nhanh chóng biến mất khi giao tranh lan rộng.

Ngay sau khi Nhật đảo chính, các sĩ quan tình báo của chính phủ Pháp Tự do ở Calcutta choáng váng khi mất liên lạc hết máy thu phát này đến máy thu phát khác ở Đông Dương. ‘’L’Indochine ne répond plus,” họ phát tín hiệu. Sự im lặng chỉ bị phá vỡ nhờ một trạm ở Lào. Việc kiểm soát các sự kiện đã vuột khỏi tay người Pháp.