Xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo

Bước 1: Nhận đơn
Tiếp nhận đơn, vào sổ công văn đến (hoặc nhập vào máy tính).

Bước 2: Phân loại và xử lý đơn
+ Đơn kiến nghị, phản ánh:
Đơn kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ lý giải quyết.
Đơn kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định việc chuyển đơn và các tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền để giải quyết.
+ Đơn có nhiều nội dung khác nhau
Đối với đơn có nhiều nội dung khác nhau thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người xử lý đơn hướng dẫn người gửi đơn tách riêng từng nội dung để gửi đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết.
+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án:
Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án thì người xử lý đơn hướng dẫn gửi đơn hoặc chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án.
+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan dân cử:
Người xử lý đơn hướng dẫn gửi đơn hoặc chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo:
Người xử lý đơn trình thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị hướng dẫn người gửi đơn hoặc chuyển đơn đến tổ chức có thẩm quyền để được xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật và Điều lệ, Quy chế của tổ chức đó.
+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước:
Người xử lý đơn trình thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị hướng dẫn người gửi đơn hoặc chuyển đơn đến đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước đó để giải quyết theo quy định của pháp luật.
+ Đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh những vụ việc có tính chất phức tạp
Đơn kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo phức tạp, gay gắt với sự tham gia của nhiều người; những vụ việc có liên quan đến chính sách dân tộc, tôn giáo thì người xử lý đơn phải báo cáo với thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị để áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền kịp thời xử lý hoặc đề nghị với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan áp dụng biện pháp xử lý.

Xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

2. Xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Trình tự thực hiện:

 Bước 1: Tiếp nhận đơn.

Tổ chức, cá nhân nộp đơn, các tài liệu, chứng cứ có liên quan (nếu có)trực tiếp tại Thanh tra huyện, thị xã hoặc gửi đơn qua dịch vụ Bưu chính. Bộ phận tiếp công dân, Văn thư tiếp nhận đơn do cơ quan tổ chức, cá nhân, vào Sổ tiếp nhận đơn thư hoặc công văn đến, trình lãnh đạo xem xét và chỉ đạo tham mưu xử lý.

 * Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ).

+ Sáng: Từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ.

+ Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

Bước 2: Nghiên cứu, phân loại, xử lý đơn thư (Điều 27 Luật Khiếu nại; Điều 20 - Luật Tố cáo).

+ Nếu đơn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND, Chánh Thanh tra huyện, thị xã và có đủ các điều kiện để thụ lý theo quy định thì cán bộ xử lý đơn đề xuất Chánh Thanh tra huyện, thị xã thụ lý giải quyết hoặc báo cáo Chủ tịch UBND huyện, đề xuất hướng để giải quyết. Đối với đơn thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ các điều kiện để thụ lý thì cán bộ xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan trả lời cho công dân biết rõ lý do không được thụ lý;

+ Nếu đơn không thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND, Chánh Thanh tra huyện, thị xã và không đủ điều kiện thụ lý giải quyết theo quy định thì cán bộ xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan chuyển đơn, tài liệu và các chứng cứ kèm theo (nếu có) đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật hoặc có văn bản trả lời lý do không thụ lý và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo biết.

 Bước 3: Thông báo kết quả xử lý cho tổ chức, cá nhân đã gửi đơn thư.

Cách thức thực hiện:

+ Trực tiếp tại trụ sở cơ quan Thanh tra huyện, thị xã.

+ Qua dịch vụ Bưu chính.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.

+ Giấy ủy quyền khiếu nại (nếu có).

+ Các tài liệu, chứng cứ có liên quan (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thanh tra huyện, thị xã.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Thanh tra huyện, thị xã.

- Cơ quan phối hợp: Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Phiếu đề xuất thụ lý đơn; Phiếu trả lời đơn khiếu nại; Phiếu hướng dẫn; Thông báo không thụ lý giải quyết khiếu nại; Phiếu trả đơn khiếu nại và hướng dẫn; Phiếu chuyển đơn tố cáo; Phiếu chuyển đơn phản ánh, kiến nghị.

Lệ phí:

Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đơn Khiếu nại (Mẫu số 32).

+ Giấy ủy quyền khiếu nại

+ Đơn Tố cáo (Mẫu số 46).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

-Luật Khiếu nại năm 2011.

- Luật Tố cáo năm 2011;

- Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại;

- Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tố cáo;

- Thông tư số 04/2010/TT-TTCP ngày 26/8/2010 của Thanh tra Chính phủ quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo;

- Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/06/2008 của Thanh tra Chính phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tải về: Mẫu đơn, tờ khai