Phương pháp thuyết phục trong pháp luật

MỤC LỤCA. MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………1B. NỘI DUNG……………………………………………………………………………1I. Khái quát chung về quản lí hành chính nhà nước………………………………..11. Khái niệm……………………………………………………………………………...12. Đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước………………………………………2II. Thuyết phục và cưỡng chế trong quản lí hành chính nhà nước………………..31. Khái niệm thuyết phục và cưỡng chế trong QLHCNN…………………………..31.1. Thuyết phục…………………………………………………………………………31.2. Cưỡng chế…………………………………………………………………………...42. Ảnh hưởng của thuyết phục và cưỡng chế trong QLHCNN…………………….52.1. Đối với phương pháp thuyết phục………………………………………………..52.2. Đối với phương pháp cưỡng chế………………………………………………....7III. Vấn đề kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế trong QLHCNN……………..8C. KẾT LUẬN…………………………………………………………………………..10DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………111|PageA.MỞ ĐẦU.Như chúng ta đã biết, quản lí là sự tác động đến nhận thức và hành vi của con người. Đểtác động tới các quan hệ xã hội, hành vi của các đối tượng bị quản lý, các cơ quan nhà nước,người có thẩm quyền áp dụng nhiều biện pháp, cách thức khác nhau. Một trong những biệnpháp phải nói đến là phương pháp thuyết phục và cưỡng chế trong quản lí hành chính nhànước (QLHCNN). Việc sử dụng các biện pháp mang tính thuyết phục hay cưỡng chế tùythuộc vào bản chất, tính xã hội của nhà nước. Trong các kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến,các nhà nước đó chủ yếu sử dụng các biện pháp cưỡng chế, biện pháp thuyết phục đặtxuống hàng thứ yếu. Ngược lại, trong điều kiện XHCN, nhà nước là của nhân dân, mọi hoạtđộng của bộ máy nhà nước phục vụ cho lợi ích của dân, do đó thuyết phục là biện pháp chủyếu được sử dụng nhằm thực hiện những nhiệm vụ trong hoạt động QLHCNN. Do đó, việckết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế là yêu cầu đòi hỏi khách quan của đời sống xã hội vànhà nước. Tùy thuộc vào môi trường hoàn cảnh chính trị, kinh tế - xã hội cụ thể của đấtnước trong từng giai đoạn, mỗi loại biện pháp có một ý nghĩa, vai trò nhất định. Vì vậy cầnphải kết hợp một cách hài hòa giữa các biện pháp đó là một nghệ thuật quản lý trong bộmáy hành chính nhà nước.B.NỘI DUNG.I. Khái quát chung về quản lí hành chính nhà nước.1. Khái niệm.QLHCNN là một hình thức hoạt động của nhà nước, được thực hiện trước hết và chủyếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là đảm bảo sự chấp hành luật, pháplệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp,thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá – xã hội và hành chính, chính trị. Nóicách khác, QLHCNN là hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước.- Chủ thể của QLHCNN là các cơ quan nhà nước (mà trước hết là các cơ quan QLHCNN),các cán bộ nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyềnQLHC trong một số trường hợp cụ thể. Những chủ thể kể trên khi tham gia vào các quan hệquản lí hành chính có sử dụng quyền lực nhà nước đề chỉ đạo các đối tượng quản lí thuộcquyền nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lí đồng thời đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụcủa các bên tham gia quan hệ QLHCNN.2|Page- Khách thể là trật tự quản lý trong lĩnh vực chấp hành và điều hành. Trật tự quản lí hànhchính do các các quy phạm pháp luật hành chính quy định.QLHCNN nước trước hết và chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống cơ quan hành chínhnhà nước: Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương các cấp, không kể một số tổchức thuộc nhà nước mà không nằm trong cơ cấu quyền lực như các doanh nghiệp.2. Đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước.- Thứ nhất, QLHCNN là hoạt động mang quyền lực nhà nước.Quyền lực nhà nước trong QLHCNN trước hết thể hiện ở việc các chủ thể có thẩmquyền thể hiện ý chí nhà nước thông qua phương tiện nhất định, trong đó phương tiện cơbản và đặc biệt quan trọng được sử dụng là văn bản QLHCNN. Bằng việc ban hành vănbản, chủ thể QLHCNN thể hiện ý chí của mình dưới dạng các chủ trương, chính sách phápluật nhằm định hướng cho hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật; dưới dạng QPPL nhằmcụ thể hóa các QPPL của cơ quan quyền lực nhà nước và của cấp trên thành những quy địnhchi tiết để có thể triển khai thực hiện trong thực tiễn…Bên cạnh đó, quyền lực nhà nước cònthể hiện trong việc các chủ thể có thẩm quyền tiến hành những hoạt động cần thiết để bảođảm thực hiện ý chí nhà nước, như các biện pháp về tổ chức, kinh tế, tuyên truyền giáo dục,thuyết phục, cưỡng chế…- Thứ hai, QLHCNN là hoạt động được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hànhpháp.Quyền năng hành pháp trước hết và chủ yếu thuộc về các cơ quan hành chính nhà nước.Chủ thể QLHCNN là các chủ thể mang quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hành pháp, baogồm: cơ quan hành chính nhà nước và công chức của những cơ quan này; thủ trưởng củacác cơ quan nhà nước; các công chức nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức xã hội được nhà nướcủy quyền quản lý hành chính đối với một số loại việc nhất định. Và như vậy, QLHCNN cóđối tượng tác động là các quan hệ xã hội phát sinh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.- Thứ ba, QLHCNN là hoạt động có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ.Để bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động hành pháp, bộ máy các cơ quan hành phápđược tổ chức thành một khối thống nhất từ Trung ương tới địa phương, đứng đầu là Chínhphủ, nhờ đó các hoạt động của bộ máy được chỉ đạo, điều hành thống nhất, bảo đảm lợi íchchung của cả nước, phối hợp nhịp nhàng giữa các địa phương tạo ra sức mạnh tổng hợp củacả nước... Tuy nhiên, do mỗi địa phương đều có những nét đặc thù riêng về điều kiện kinh3|Pagetế - xã hội, bộ máy hành chính còn được tổ chức theo hướng phân cấp, trao quyền tự quyết,tạo sự chủ động sáng tạo cho chính quyền địa phương.- Thứ tư, hoạt động QLHCNN có tính chấp hành và điều hành.+ Tính chất chấp hành thể hiện ở mục đích của QLHCNN là đảm bảo thực hiện trên thực tếcác văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước. Mọi hoạt động QLHCNN đềuđược tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật.+ Tính chất điều hành của QLHCNN thể hiện ở chỗ để đảm bảo cho các văn bản của các cơquan quyền lực nhà nước được thực hiện trên thực tế, các chủ thể QLHCNN phải tiến hànhcác hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền. Trongquá trình điều hành, các cơ quan QLHCNN có quyền nhân danh nhà nước ban hành các vănbản pháp luật để đăt ra các quy phạm pháp luật hay các mệnh lệnh cụ thể bắt buộc các đốitượng có liên quan phải thực hiện.Như vậy, trong mỗi hoạt động QLHCNN, tính chấp hành và tính điều hành luôn đan xen,song song tồn tại, tạo nên sự đặc thù của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, nhờ đó cóthể phân biệt với hoạt động lập pháp và tư pháp.- Thứ năm, QLHCNN là hoạt động mang tính liên tục. Khác với hoạt động lập pháp và tưpháp, QLHCNN luôn cần có tính liên tục, kịp thời và linh hoạt để đáp ứng sự vận độngkhông ngừng của đời sống xã hội. Đó chính là một cơ sở quan trọng trong việc xác lập quyđịnh về tổ chức và hoạt động, quy chế công chức, công vụ của bộ máy hành chính nhànước; tạo ra bộ máy hành chính gọn nhẹ, có sự linh hoạt trong tổ chức, có đội ngũ côngchức năng động sáng tạo, quyết đoán và chịu sự ràng buộc trách nhiệm đối với hoạt độngcủa mình.II. Thuyết phục và cưỡng chế trong quản lí hành chính nhà nước.1. Khái niệm thuyết phục và cưỡng chế trong QLHCNN.1.1. Thuyết phục:Thuyết phục là tác động vào nhận thức của đối tượng quản lí để họ nhận ra sự cần thiếtvà tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhấtđịnh.Phương pháp thuyết phục thể hiện trong việc sử dụng những biện pháp khác nhau nhưgiải thích, nhắc nhở, tổ chức, giáo dục, kêu gọi, cung cấp thông tin, tuyên truyền, phát triểncác hình thức tự quản xã hội, tổ chức thi đua, khen thưởng, phổ biến kinh nghiệm tiên4|Pagetiến…để xã hội công dân hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước. Nhữngbiện pháp này được qui định một cách chung nhất trong thẩm quyền của chủ thể QLHCNNmà không giới hạn phạm vi áp dụng.Việc giáo dục người dân hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước cần đượctiến hành thông qua nhiều hình thức khác nhau. Trong những năm gần đây chũng ta đã đưachương trình giáo dục pháp luật vào trong các trường phổ thông là một cách làm cần thiết.Tuy nhiên ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn hạn chế, do đó, bên cạnh việctuyên truyền, giáo dục pháp luật cần kết hợp các biện pháp khác.1.2. Cưỡng chế:Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì mọi qui định pháp luật đều có tính cưỡng chế. Nhưng biệnpháp cưỡng chế hiểu theo nghĩa hẹp, đó là việc ban hành những qui định hoặc việc áp dụngnhững biện pháp tổ chức có tính chất bắt buộc trực tiếp, cũng như việc ban hành nhữngquyết định cưỡng chế và áp dụng những biện pháp nói trên. Ví dụ: việc ban hành BLHS,Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002, Nghị định 87/CP về chống tệ nạn xã hội…làviệc ra một bản án hình sự, xử phạt một vi phạm hành chính, kỷ luật một viên chức…hoặcviệc áp dụng biện pháp cưỡng chế phá dỡ nhà xây dựng trái phép, đưa vào cơ sở giáo dục,chữa bệnh, thu gom vỉa hè…Trong QLHCNN thì, cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quannhà nước có thẩm quyền đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong những trườnghợp pháp luật qui định, về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc cá nhân hay tổ chức đóphải thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhất định hoặc phục tùng những hạnchế nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ chức hoặc tự do thân thể của cá nhân.Trong quản lí nhà nước, có 4 loại cưỡng chế đó là: Cưỡng chế hình sự, cưỡng chế dânsự, cưỡng chế kỉ luật và cưỡng chế hành chính. Trong đó cưỡng chế hành chính là biệnpháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan và người có thẩm quyền quyết định áp dụng đốivới cá nhân hay tổ chức có hành vi VPHC hoặc đối với một số cá nhân, tổ chức nhất địnhvới mục đích ngăn chặn hay phòng ngừa, vì lí do an ninh quốc phòng hoặc vì lợi ích quốcgia. Vậy cưỡng chế hành chính có một số đặc điểm cơ bản:- Cưỡng chế hành chính chủ yếu do các cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền theo quiđịnh của pháp luật áp dụng, tòa án chỉ áp dụng cưỡng chế hành chính trong những trườnghợp ngoại lệ đặc biệt.5|Page- Cưỡng chế hành chinh được áp dụng theo thủ tục hành chính chặt chẽ do các qui phạm thủtục hành chính qui định, tuy nhiên thủ tục này đơn giản hơn so với thủ tục áp dụng cưỡngchế hình sự và dân sự.- Cưỡng chế hành chính không chỉ nhằm đảm bảo thực hiện, bảo vệ các qui phạm vật chấthành chính mà còn bảo đảm thực hiện và bảo vệ các qui phạm vật chất của các ngành luậtkhác như luật tài chính, đất đai.- Giữa cơ quan nhà nước người cơ thẩm quyền áp dụng cưỡng chế và cơ quan, người bị ápdụng cưỡng chế không có quan hệ trực thuộc trên dưới mà chỉ có quan hệ kiểm tra, giámsát.Cưỡng chế hành chính bao gồm: Các hình thức xử phạt VPHC; các biện pháp ngăn chặnVPHC; các biện pháp khắc phục hậu quả của VPHC; các biện pháp cưỡng chế thi hànhquyết định xử phạt VPHC; các biện pháp xử lí hành chính khác; các biện pháp phòng ngừahành chính và các biện pháp được áp dụng trong trường hợp cần thiết vì lý do an ninh quốcphòng và lợi ích quốc gia.2. Ảnh hưởng của thuyết phục và cưỡng chế trong QLHCNN.2.1. Đối với phương pháp thuyết phục.Thuyết phục có vai trò rất quan trọng to lớn để nâng cao hiệu quả QLHCNN, tăng cườngcủng cố pháp chế và kỉ luật trong QLHCNN. Nhà nước vững mạnh chính bởi ý thức giácngộ của quần chúng chứ không chỉ do tăng cường các biện pháp cưỡng chế, bắt buộc.Thuyết phục là hoạt động do các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội tiến hành, thông quatuyên truyền, giáo dục, giải thích hướng dẫn, nêu gương nhằm tạo ra ý thức về lối sốngcộng đồng, ý thức pháp luật của mỗi công dân, tạo ra thói quen sống và làm việc theo Hiếnpháp và pháp luật, thu hút công dân tham gia giải quyết các công việc của nhà nước và xãhội một cách tự giác, phát huy lòng nhiệt tình sang tạo của mỗi công dân, tính tích cực đấutranh chống vi phạm pháp luật và tội phạm… Các tổ chức xã hội là chỗ dựa vững chắc củacác cơ quan hành chính nhà nước trong việc nâng cao ý thức pháp luật của công dân, trongviệc đảm bảo và mở rộng dân chủ.Đối với nhà nước ta, do điều kiện lịch sử để lại và chủ yếu là nước có nền kinh tế chưaphát triển, trong xã hội vẫn chưa hình thành lối sống của một nền công nghiệp hiện đại, cònrơi rớt nhiều tàn dư lạc hậu, ý thức pháp luật chưa cao trong một bộ phận dân cư không nhỏthì việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt. Cùng với việc tuyên6|Pagetruyền pháp luật, đóng vai trò không nhỏ là việc giải thích ý nghĩa, nội dung, hướng dẫnnhân dân thực hiện các văn bản pháp luật ban hành, cũng như các chủ trương mà nhà nướcdự định thực hiện. Trên cơ sở đó xây dựng được niềm tin và ý thức tự giác chấp hành ở mỗicông dân, làm cho họ hiểu rõ nội dung các chính sách và pháp luật.Biện pháp thuyết phục còn bao hàm cả việc nêu những gương điển hình của những taaphthể và cá nhân, những địa phương cụ thể và những kinh nghiệm của họ trong việc thực hiệnpháp luật, trong công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội. Những tấm gương điển hìnhđóng vai trò rất quan trọng để tạo ra một phong trào rộng lớn trên phạm vi cả nước và cóảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý nhà nước.Thuyết phục là phương pháp không gây tổn hại với đối tượng quản lí, với xã hội. Do lợiích của chủ thể quản lý và đối tượng quản lí thường thống nhất với nhau.Nhànướcdùng phương pháp thuyết phục trước hết và chủ yếu trong quá trình QLHCNN, không chỉ ýnghĩa của bản thân biện pháp đó mà do ở nhà nước ta biện pháp thuyết phục có cơ sở xã hộivững chắc, thể hiện ở những điểm sau:- Trong xã hội chủ nghĩa, lợi ích của chủ thể quản lí và đối tượng quản lí về cơ bản là nhấttrí, hoạt động quản lí hành chính nhà nước thể hiện ý chí và phục vụ lợi ích của nhân dânlao động. Xuất phát từ tính chất nội dung của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân lập ravà hoạt động vì lợi ích của nhân dân. Pháp luật, các chủ trương, chính sách là do nhà nướcthông qua các cơ quan đại diện của mình ban hành. Những cơ quan này bao gồm từ nhữngngười do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhândân. Do đó mọi quyết định qui định của pháp luật và chủ trương của nhà nước đều lấy lợiích của nhân dân làm nền tảng, thực hiện và phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân,luôn luôn được sự ủng hộ trong nhân dân, được tuân thủ nghiêm chỉnh và tự giác.- Những nhiệm vụ và mục tiêu của QLHCNN không thể đạt được nếu thiếu sự ủng hộ rộngrãi và tích cực của quần chúng. Hoạt động quản lí chỉ có thể có hiệu quả cao trên cơ sở độngviên và tạo điều kiện cho quần chúng tham gia vào giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trướcbộ máy hành chính nhà nước. Thực tiễn quản lý nhà nước XHCN cũng chỉ ra rằng thu hútđông đảo nhân dân tham gia quản lí các công việc của nhà nước và xã hội phát huy longnhiệt tình, tính sang tạo của quần chúng, giáo dục ý thức tự giác thực hiện các nghĩa vụcông dân của họ là cốt lõi của việc nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước.7|Page- Bộ máy hành chính nhà nước đảm bảo đưa vào cuộc sống những gì phù hợp với nguyệnvọng và đòi hỏi của nhân dân. Sự trùng hợp về mặt nguyên tắc lợi ích của chủ thể quản lí vàlợi ích của đối tượng quản lí tạo cơ sở vững chắc cho ưu thế của phương pháp thuyết phục.Như vậy những phương pháp không sử dụng phương tiện bắt buộc là cơ sở quan trọng củahoạt động QLHCNN.2.2. Đối với phương pháp cưỡng chế.Nếu trong QLHCNN ta chỉ áp dụng biện pháp thuyết phục mà coi nhẹ biện pháp cưỡngchế thì đó sẽ là sai lầm. Bởi lẽ trong xã hội, do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn còn tồn tạinhiều vi phạm pháp luật trong một bộ phận công dân và những nhân viên nhà nước. Hơnnữa cần phải tính đến những hoạt động phá hoại, thù địch của các thế lực phản động cũngtìm mọi cách để phá hoại trật tự quản lí nhà nước, xâm phạm an ninh quốc gia.Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế là cần thiết đối với những người gây ra vi phạm phápluật, gây rối trật tự trị an, có thái độ chống lại chính quyền nhân dân, không chấp hànhđường lối, chủ trương và pháp luật nhà nước. Trong các trường hợp như vậy việc áp dụngcưỡng chế không trái với nguyên tắc nhân đạo và dân chủ của nhà nước ta, trái lại nó thểhiện vì lợi ích chung của cả nhà nước, trong đó bao hàm cả lợi ích cá nhân. Không áp dụngcưỡng chế hay coi nhẹ cưỡng chế có nghĩa là dẫn đến tình trạng vô chính phủ, vô kỉ luậttrong xã hội và trong bộ máy nhà nước. Ngược lại quá nhấn mạnh đến cưỡng chế sẽ dẫn đếnđộc đoán, chuyên quyền. Do đó, để áp dụng biện pháp cưỡng chế trong QLHCNN một cáchhữu hiệu nhất cần phải lưu ý một số điểm sau:- Chỉ sử dụng biện pháp cưỡng chế trong những trường hợp cần thiết, khi phương phápthuyết phục không mang lại hiệu quả hoặc không có khả năng đảm bảo hiệu quả.- Cần lựa chọn biện pháp cưỡng chế có hiệu quả nhất trong những biện pháp được áp dụng.- Không áp dụng biện pháp cưỡng chế trong những trường hợp mục đích đề ra đã đạt đượchoặc cả khi những mục tiêu đề ra là không thể thực hiện được.- Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế cần cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho cánhân, tổ chức cũng như cho xã hội.- Chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế được pháp luật qui định cho từng trường hợp cụthể- Trong khi áp dụng biện pháp cưỡng chế cần chú ý đến những đặc điểm của đối tượng bịcưỡng chế.8|PageTóm lại, cưỡng chế có vai trò đặc biệt quan trọng được thể hiện ở những điểm sau:- Có những trường hợp quyết định đơn phương không được thực hiện một cách tự giác. Dođó để nâng cao tinh thần nhằm buộc các cá nhân hay tổ chức đó phải thực hiện hoặc khôngthực hiện những hành vi nhất định, cá cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng phươngpháp cưỡng chế trong việc áp dụng những quyết định bắt buộc đơn phương đối với đốitượng quản lí không được thực hiện một cách tự giác đó.- Bên cạnh đó, nếu không có cưỡng chế thì kỉ luật nhà nước không được bảo đảm, pháp chếkhông được tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển, cho kẻ thùgiai cấp, kẻ thù dân tộc hoạt động chống phá nhà nước. Do vậy phương pháp cưỡng chế cóvai trò rất quan trọng trong QLHCNN.- Cưỡng chế nhà nước xã hội chủ nghĩa là cưỡng chế của đa số đối với thiểu số và được ápdụng trong giới hạn do pháp luật qui định một cách chặt chẽ. Đó là bạo lực dựa trên cơ sởpháp luật, vừa đảm bảo việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, kỉ luật nhà nước đồng thờivừa đảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan.III. Vấn đề kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế trong QLHCNN.Thuyết phục và cưỡng chế là các phương pháp rất cơ bản trong QLHCNN. Xét về mụcđích thì hoàn toàn giống nhau, đó đều là các cách thức để đạt được mục tiêu của chủ thểquản lý. Nhưng xét về cách thức thực hiện thì khác nhau cơ bản:- Phương pháp cưỡng chế chủ yếu sử dụng mệnh lệnh, sức mạnh quyền lực của chủ thểquản lý để bắt buộc đối tượng bị quản lý phải tuân theo. Có thể sử dụng các hình thức như:xử phạt, cưỡng chế... Phương pháp này có tác dụng nhanh, phản ứng nhanh, thường được ápdụng trong những tình huống mà đối tượng quản lý không chịu tuân thủ những quy địnhhoặc cần có sự đồng thuận nhanh trong xã hội.- Còn phương pháp thuyết phục thì bản chất lại ngược lại với phương pháp cưỡng chế, sửdụng các chính sách, biện pháp để tác động từ từ nhằm chuyển hóa đối tượng. Quan trọngcủa phương pháp này là công tác truyền thông và dân vận phải thực hiện tốt.Tuy 2 phương pháp cơ bản khác nhau về cách thức thực hiện nhưng lại có quan hệ chặtchẽ, bổ trợ cho nhau. Cụ thể:- Các phương pháp quản lí được sử dụng nhằm mục đích cuối cùng là bảo đảm thực hiệnnhững nhiệm vụ quản lí tương ứng. Những nhiệm vụ quản lí được thực hiện bằng cách banhành những quyết định quản lí ở các cấp khác nhau. Điều đó có nghĩa nếu như nhiệm vụ9|Pagequản lí được thực hiện bằng cách ban hành quyết định thì phương pháp quản lí đồng thời trởthành biện pháp, cách thức thi hành những quyết định đó. Những quyết định này được thựchiện hoặc trên cơ sở khuyến khích hoặc trên cơ sở những chỉ thị có tính chất bắt buộc. Dođó, thuyết phục và cưỡng chế không thể hiện một cách độc lập mà bổ sung cho nhau. Việcđưa ra quyết định bắt buộc thường đi liền với công tác giải thích, hướng dẫn, vận động…- Để thi hành quyết định quản lí nào đó có thể sử dụng những phương tiện cưỡng chế tươngứng nhưng trên thực tế không phải lúc nào người ta cũng sử dụng chúng. Việc sử dụngphương tiện cưỡng chế không có ý nghĩa khi có khả năng đảm bảo thực hiện quyết địnhthông qua thuyết phục.- Việc bắt buộc thực hiện quyết định này hay quyết định khác cũng không có ý nghĩa khikhông có đối tượng để cưỡng chế. Đó là khi những đối tượng có liên quan tự giác thực hiệnquyết định đơn phương của chủ thể QLHCNN. Quyết định hành chính và hoạt động của cáccơ quan hành chính nhà nước trong tình huống này không còn cần phải đảm bảo bằngcưỡng chế.- Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế liên quan đến sự cần thiết phải hành động bất chấpnguyện vọng của người thực hiện nên pháp luật cố gắng xác định giới hạn của nó. Không íttrường hợp pháp luật chỉ ra cụ thể biện pháp nào có thể áp dụng trong trường hợp nào, đặcbiệt khi những biện pháp đó dẫn đến hạn chế quyền của các đối tượng trực thuộc hoặc củacá nhân. Các biện pháp thuyết phục được qui định một cách chung nhất trong thẩm quyềncủa cơ quan này hay cơ quan khác mà không giới hạn phạm vi sử dụng. Sở dĩ có thể làmđược như vậy là vì việc sử dụng những biện pháp này không hạn chế quyền của các đốitượng quản lí, mặt khác những biện pháp thuyết phục rất đa dạng, khó có thể qui định mộtcách cụ thể được.Kinh nghiệm quản lí nhà nước nhiều năm qua chỉ rõ những sai lầm duy ý chí trong lĩnhvực quản li kinh tế, tư tưởng nóng vội trong việc xóa bỏ các thành phần kinh tế bằng cácbiện pháp hành chính, cũng như quá chú ý đến phương thức quản lí nền kinh tế bằng mệnhlệnh, không cân nhắc và coi nhẹ biện pháp khuyến khích kinh tế và sử dụng các đòn bẩykinh tế đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, xáo trộn nền kinh tế quốc dân, làm suy yếusức sản xuất, gây ra những tiêu cực trong xã hội.Trong lĩnh vực quản lí nhà nước, việc áp dụng cưỡng chế cũng chưa dựa trên nguyên tắcbình đẳng của công dân trước pháp luật. Việc xử lí trách nhiệm pháp lí một số cán bộ, viên10 | P a g echức nhà nước vi phạm pháp luật chưa nghiêm. Điều đó gây ảnh hưởng xấu đến kỉ cươngxã hội nói chung. Nhưng sự kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế trong QLHCNN theophương châm lấy thuyết phục là chính không loại trừ khả năng tăng mức xử phạt hànhchính, mức hình phạt đối với một số vi phạm pháp luật cụ thể trong một giai đoạn nhấtđịnh. Tùy theo hoàn cảnh kinh tế xã hội mà nhà nước xét thấy cần tăng nặng mức độ cưỡngchế nhằm thiết lập lại kỉ cương chung.Việc kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế phải dựa trên những hoàn cảnh xã hội cụthể. Cùng với việc nâng cao mức sống của nhân dân, nâng cao ý thức pháp luật và văn hóasẽ dấn đến việc thu hẹp môi trường áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Thay thế vào đó lànhững hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phát động những phong trào thi đua, phổ biếnnhững điểm hình tốt trong xã hội cho mọi người tự giác noi theo. Cưỡng chế nhà nước cũngvì vậy được thay thế những biện pháp giáo dục các đoàn thể xã hội. Song cần lưu ý rằngđiều này chỉ được thực hiện trên những điều kiên đã chín muồi.C.KẾT LUẬN.Tóm lại, thuyết phục và cưỡng chế là hai phương pháp có vai trò đặc biệt quan trọngtrong QLHCNN, chúng luôn bổ sung cho nhau và không thể tách rời. Khi có một hành viVPHC ở lĩnh vực nào đó, người có thẩm quyền cần phải tuân theo tư tưởng chỉ đạo trướchết phải thuyết phục và luôn luôn lấy thuyết phục làm chính, còn biện pháp cưỡng chế chỉđược áp dụng khi thuyết phục không có kết quả. Theo Lenin: “Trước hết phải thuyết phụcvà sau đó mới cưỡng bức, dù thế nào đi nữa thì trước hết chúng ta cũng phải thuyết phụcrồi mới cưỡng bức”. Kết hợp thuyết phục và cưỡng chế một cách hợp lí sẽ có tác dụng tolớn đối với việc thực hiện tốt những nhiệm vụ cụ thể trong quản lí nhà nước, đây cũng làyêu cầu đối với khoa học quản lí.11 | P a g eDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb. CAND, HàNội 20082. Khoa luật ĐHQGHN, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb. ĐHQGHN, Hà Nội20053. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 20024. Bộ luật hình sự năm 19995.Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình luật hành chính và tài phán hành chính.Nxb.Giáo dục, HN 20056.Một số trang web:http://www.luatvietnam.com.vnhttp://www.vietlaw.gov.vnhttp://www.caicachhanhchinh.gov.vn12 | P a g e