Tại sao khi vết thương lành lại ngứa

Da khô

Một trong những lý do khiến da bị ngứa phổ biến nhất là lớp sừng, lớp ngoài cùng của da, bị khô. Nguyên nhân có thể do thiếu hụt ceramide, một phân tử chất béo có chức năng giúp da giữ ẩm, theo Reader’s Digest.

Tại sao khi vết thương lành lại ngứa

tin liên quan

8 triệu chứng 'tố cáo' bạn có thể mắc bệnh tiểu đường, chớ bỏ qua!

Gãi khi bị da khô sẽ mang lại cảm giác dễ chịu ngay lập tức. Tuy nhiên, cách này sẽ làm hỏng bề mặt da.

Quảng cáo

“Da của bạn sẽ xuất hiện các vết nứt và rách nhỏ, do đó có thể dẫn đến nhiễm trùng”, bác sĩ da liễu Sylvia Hsu tại Trường Y khoa Lewis Katz (Mỹ) giải thích.

Ngoài ra, những vết rách trên da khi gãi cũng có thể khiến hóa chất trong các loại dung dịch tẩy rửa, mỹ phẩm thấm vào da và gây dị ứng. Loại dị ứng này có thể trước đây bạn chưa bao giờ bị.

Cách khắc phục là hãy tắm bằng vòi sen nhưng bằng nước mát chứ không phải nước nóng. Nếu cần thiết thì có thể bôi các loại thuốc mỡ hoặc kem dưỡng ẩm.

Mài vết thương đang lành

Vết mài đang lành có thể gây ra cảm giác ngứa và cơn ngứa này không nên gãi. Hành động gãi sẽ lại gây ra những vết trầy xước và tổn thương trên da, thậm chí là tổn thương đến các dây thần kinh đang được cơ thể chữa lành.

Tại sao khi vết thương lành lại ngứa

tin liên quan

Mổ thành công ca u răng hiếm gặp, lấy ra 100 cái răng trong khối u

Nếu những dây thần kinh nhỏ trên da này bị đứt thì lại gây cảm giác ngứa thêm, bác sĩ da liễu Brian Kim tại Trung tâm Y học thuộc Đại học Washington (Mỹ) cho biết.

Quảng cáo

Ngoài ra, gãi nhiều và mạnh có thể lại tiếp tục làm tổn thương lớp da non, gây chảy máu, khiến da lâu lành và gây sẹo. Trong trường hợp xấu, móng tay chứa vi khuẩn sẽ gây nhiễm trùng khi tiếp xúc với vết thương.

Để khắc phục cơn ngứa, hãy thử dùng tinh dầu bạc hà thoa lên vết da non vì cảm giác mát mẻ trên da có thể làm dịu ngứa, các chuyên gia khuyến cáo.

Cháy nắng

Cháy nắng không chỉ khiến da bị bóng rát mà còn kèm theo cả những cơn ngứa. Cũng nhưng mọi tổn thương khác trên da, vết cháy nắng cũng kích thích phản ứng viêm của cơ thể.

Với một vết thương hay trầy xước thì không chỉ da mà các dây thần kinh ở khu vực đó cũng bị phá hỏng. Nhưng với cháy nắng, các dây thần kinh ở vùng da bị cháy nắng vẫn còn đó. Chính điều này sẽ tạo ra những cơn ngứa dữ dội.

Tất nhiên, người bị cháy nắng không nên gãi vào vùng da đang bị ngứa. Gãi có thể làm rách da, khiến da lâu lành và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thay vì gãi, hãy dùng nhựa của lá nha đam thoa lên da hoặc thoa kem cortisone để chống viêm, theo Reader’s Digest.

Quảng cáo

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

Da là lớp bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm lấn của các tác nhân gây hại. Da đóng vai trò giống như một hệ thống an ninh bảo vệ hệ thống an ninh của cơ thể. Khi có tác nhân xâm hại vào, chúng sẽ báo động để cơ thể thực hiện cơ chế chăm sóc và phục hồi da.

Khi cơ thể xuất hiện các vết thương hở, da sẽ được phục hồi theo quy trình 4 giai đoạn sau đây:

- Cầm máu: thời điểm xuất hiện vết thương hở, các mạch máu sẽ tự động co hẹp lại, máu chảy ít hơn. Các tiểu cầu kết dính lại với nhau, tập trung tại vùng vết thương. Sau đó hình thành các cục máu đông (lớn nhỏ tùy theo độ rộng vết thương).

Tại sao khi vết thương lành lại ngứa

Vì sao vết thương lên da non để lành lại rất ngứa? Vết thương hở ngoài da được phục hồi theo từng giai đoạn nhất định

- Giai đoạn viêm: giai đoạn này cơ thể có thể tự làm sạch vết thương do sự can thiệp cảu hệ thống bạch cầu đa nhân trung tính. Khi các dị vật xâm lấn vào khu vực vết thương sẽ bị bạch cầu đẩy ra để tránh nhiễm trùng.

- Giai đoạn tăng sinh: lúc này các mạch máu bắt đầu kết nối với nhau mọc lại và da sẽ được tái tạo thông qua việc tái sản sinh da non.

- Giai đoạn tái tạo: lúc này các tế bào da bị tổn thương được phục hồi.

Lên da non hay ăn da non, mọc da non là thuật ngữ y học để chỉ vùng da bị thương đang trong quá trình tái tạo tổ chức mới, các mút thần kinh cũng bắt đầu được phục hồi. Đồng thời được kích thích bởi một chất có sẵn trong đầu mút thần kinh có liên kết với dưỡng bào trên thụ quan đặc biệt gây ra cảm giác ngứa.

Chất làm sinh ra hiện tượng ngứa khi lên da non là histamin. Chất này tạo ra cảm giác ngứa ngáy. Mức độ ngứa tùy thuộc vào việc vết thương lớn hay nhỏ. Cảm giác ngứa này sẽ được hệ thống thần kinh truyền lên não bộ. Não nhận tín hiệu và lập tức ứng phó bằng cách ra lệch cho hai chi trước gãi hoặc cọ sát vào chính nơi đang xảy ra tình trạng ngứa.

Chất histamin được sinh ra trong quá trình loại bỏ vẩy trầy. Ngoài ra, khi da bị tổn thương các mạch máu và các lỗ chân lông cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, vùng da không có dầu sẽ trở nên khô hơn dễ dẫn đến tình trạng ngứa.

Tại sao khi vết thương lành lại ngứa

Gãi ngứa khi lên da non là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể

Lên da non sau khi vết thương lành là quy luật chung cho quá trình tái tạo cơ quan quan bên ngoài của cơ thể. Chính vì điều này mà người ta thường dựa vào tín hiệu ngứa để biết vết thương sắp khỏi.

Tuy nhiên, không phải tất cả các vết thương đều như thế. Da con người có nhiều lớp, ở đát của lớp biểu bì có một tầng tế bào gọi là tầng phát sinh, có sức sống rất mạnh. Khi vết thường trên da không sâu, tầng này sẽ giúp nó nhanh lành. Nếu vết thương không sâu, miệng vết thương nhỏ thì đôi khi không gây cảm giác ngứa ngáy. Với những vết thương càng sâu, miệng càng lớn thì khả năng bị ngứa sau khi lên da non là rất cao.

Theo nghiên cứu, năng lực tái sinh của các tổ chức trong cơ thể không giống nhau. Khả năng tái sinh của tổ chức thần kinh tương đối chậm. Vì vậy, tổ chức thần kinh có thời gian lành chậm hơn tổ chức da.

Làm sao để lên da non hết ngứa và đỏ nhanh chóng?

Gãi ngứa khi da lên da non chỉ là một phản ứng tức thời của mỗi người. Việc gãi ngứa thường xuyên, gãi ngứa quá nhiều có thể khiến cho vùng da đang ăn da non tiếp tục bị trầy xước, thậm chí là nhiễm trùng. Vì vậy, để da nhanh khỏi ngứa, đỏ cần phải có cách chăm sóc vết theo đúng khoa học.

Theo các chuyên gia, muốn giảm ngứa hiệu quả trước tiên bạn không nên suy nghĩ đến nó, không để tâm quá nhiều vào việc vết thương đang bị ngứa ngáy. Nếu vết thương nhỏ lên da non thì có thể quên được sau khoảng 3 – 7 phút ngừng suy nghĩ về nó.

Tuy nhiên, trong trường hợp vết thương lớn lên da non và quá ngứa thì bạn có thể tìm đến các hiệu thuốc mua thuốc kháng histamin để uống. Hoặc cũng có thể mua một số loại thuốc giảm ngứa khác. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên trước khi dùng thuốc bệnh nhân nên tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ hoặc chuyên gia.

Để vùng da lên da non được đẹp, không để lại vết loang lổ các thầy thuốc dân gian khuyên người dân có thể sử dụng nghệ tươi. Nghệ tươi thái đôi, xoa vào vùng da lên da non có khả năng kháng khuẩn, giúp da mềm mại và trở lại trạng thái bình thường mà để lại vết loang xấu.

Tại sao khi vết thương lành lại ngứa

Vì sao vết thương lên da non để lành lại rất ngứa? Khi da lên ăn da non tuyệt đối không được ăn xôi, rau muống để tránh tạo sẹo lồi

Trong giai đoạn da lên da non cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống. Các chuyên gia khuyến nghị người có vết thương ngoài da khi da đang lên da non thì nên tăng cường ăn rau xanh, củ quả để vết thương nhanh lành và không bị sẹo.

Bên cạnh đó, khi vết thương đang ăn da non người bệnh phải kiêng ăn các loại thực phẩm sau: thịt gà, thịt bò, cá món ăn từ gạo nếp, rau muống, đồ hải sản, trứng gà, thịt chó, thịt xông khói, bánh kẹo, đồ cay nóng, trà, cà phê… Những loại thực phẩm, đồ uống trên có thể khiến sẹo lâu lành, hình thành sẹo lồi rất xấu trên bề mặt da.

Để vết thương lên da non nhanh, bạn có thể sử dụng các phương pháp dân gian sau:

- Dùng bột nghệ vàng thoa lên vết thương. Bột nghệ vàng có tác dụng giúp lên da non nhanh và không để lại sẹo

- Mật ong: giúp làm sạch vết thương, tránh nhiễm trùng, giảm sưng, nhanh khỏi và không để lại sẹo.

- Dấm táo có tác dụng chống ngứa, chống kích ứng da, giúp vết thương nhanh lành, giảm cảm giác đau nhức.

- Đường: rắt đường lên vết thương và sau đó làm sạch sau 15 phút giúp vết thương không bị viêm nhiễm và nhanh lên da non.

- Nha đam: có tác dụng làm dịu vết thương da do bỏng, làm mờ sẹo, mờ vết thương nhanh chóng.